Thứ sáu 27/12/2024 08:46

Cục Công Thương địa phương: Đa dạng hóa hoạt động khuyến công

Để phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT), Cục Công Thương địa phương (CTĐP) đã đưa ra những định hướng mới trong triển khai các đề án khuyến công quốc gia (KCQG) giai đoạn tới.

Theo Cục CTĐP, việc đăng ký, triển khai các đề án KCQG đã cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Đặc biệt, một số đề án KCQG điểm được thí điểm thành công, là điểm nhấn về sự mạnh dạn và linh hoạt trong thực hiện Chương trình KCQG. Cụ thể, từ năm 2018-2020, cùng với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Cục CTĐP) có 4 địa phương, gồm: Thanh Hóa, Bình Phước, Bến Tre, Lâm Đồng triển khai đề án KCQG điểm. Kinh phí phân bổ cho các đề án điểm giai đoạn này là 46,33 tỷ đồng, chiếm 11,3% tổng kinh phí được giao.

Các đề án KCQG sẽ được thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng

Dù nguồn lực của Chương trình KCQG đã được quan tâm bố trí nhưng theo Cục CTĐP vẫn chưa đủ hấp dẫn đối với các doanh nghiệp và cơ sở CNNT trong đầu tư, phát triển sản xuất. Cùng đó, công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách khuyến công còn chưa đa dạng, nhiều đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến công chưa tiếp cận được đầy đủ thông tin và chính sách nhà nước về khuyến khích phát triển CNNT. Những điều này đã ảnh hưởng tới hiệu quả triển khai Chương trình KCQG.

Trước thực trạng trên, Cục CTĐP đã định hướng xây dựng và triển khai các đề án KCQG cho phù hợp. Theo đó, trong giai đoạn từ năm 2021 - 2025, các địa phương nghiên cứu, đa dạng hóa hoạt động khuyến công, tuy nhiên cần tập trung vào các nội dung theo thứ tự ưu tiên. Trong đó, ưu tiên thực hiện đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn, xây dựng mô hình xử lý ô nhiễm môi trường cho cơ sở CNNT; hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT; tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và hợp tác đầu tư phát triển các cụm công nghiệp; phát triển nguồn nhân lực…

Công tác khảo sát xây dựng các đề án KCQG sẽ được thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng, huy động mạnh mẽ các nguồn lực để hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm; hỗ trợ các sản phẩm, ngành nghề thế mạnh của địa phương; ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, xuất khẩu lớn; ứng dụng thành tựu Cách mạng công nghiệp 4.0 hoặc tạo nhiều việc làm cho người lao động; ưu tiên đối tượng thụ hưởng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã.

Bên cạnh đó, giảm mạnh việc khảo sát, xây dựng các đề án nhỏ lẻ, dàn trải; hạn chế nội dung mà các chương trình khác đang triển khai hoặc có thể phối hợp lồng ghép để tăng tính hiệu quả, như: Đào tạo nghề, xúc tiến thương mại thông qua hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước…

Để đảm bảo đề án KCQG được phê duyệt, đại diện Cục CTĐP cũng lưu ý, với dạng đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào sản xuất lập thành nhóm các đối tượng thụ hưởng, tập trung theo từng ngành nghề, lĩnh vực. Đề án phải có thuyết minh sơ đồ công nghệ, quy trình hoạt động của máy móc; nêu rõ đặc điểm vượt trội của thiết bị.

Cùng đó, dự toán kinh phí của đề án phải được lập chi tiết số lượng, đơn giá, thành tiền, trong đó chia ra kinh phí KCQG đề nghị hỗ trợ, kinh phí đóng góp của đơn vị thụ hưởng và nguồn khác; có nội dung thuyết minh đi kèm… Riêng đối với dự toán của đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật cần nêu rõ hạng mục và năm đầu tư khi tính vào tổng vốn đầu tư.

Đối với đề án KCQG điểm, sau khi được Bộ Công Thương phê duyệt kế hoạch trong năm 2021 sẽ được ưu tiên bố trí kinh phí cho các năm tiếp theo để thực hiện.
Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Cục Công Thương địa phương

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh