CPTPP và những cơ hội cho nông sản Việt Nam

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, đặt ra những cơ hội và thách thức lớn. Lĩnh vực nông sản cũng không đứng ngoài "cuộc chơi". 

Việt Nam là quốc gia đất chật người đông, do đất nước trải dài có nhiều vùng khí hậu khác nhau nên có nhiều sản phẩm nông sản theo các mùa vụ khác nhau. Chúng ta có nông sản vùng nhiệt đới, nông sản vùng cận nhiệt đới và 1 phần của ôn đới ở các độ cao khác nhau so với mặt nước biển. Từ năm 2000 đến nay, nhiều loại nông sản Việt Nam được xếp hạng top 10 trên thế giới. Như gạo đứng thứ 2 thế giới. Nhiều thập kỷ đã coi đồng bằng Nam bộ là bát cơm của châu Á "Rice Bowl of Asia". Hạt tiêu và hạt điều đứng đầu thế giới về sản lượng. Cà phê hơn 10 năm nay luôn giữ vị trí nước sản xuất cà phê vối (robusta) đứng đầu và tổng tất cả các loại cà phê đứng thứ 2 trên thế giới sau Brasil.

cptpp va nhung co hoi cho nong san viet nam
Thanh long - mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu

Còn nhớ, phát biểu trong buổi gặp mặt 10 đại sứ các nước Mỹ La tinh tại quán ăn MeKong bên bờ hồ Lake của Thụy Sĩ để vận động họ ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO, ông Đại sứ - Trưởng đoàn ngoại giao các nước Mỹ La tinh - đã nói: "Chúng tôi biết đến Việt Nam là nước thắng trong cuộc chiến tranh chống xâm lược. Thứ nữa là cà phê Việt Nam tràn ngập thị trường làm chúng tôi khó khăn". Câu chuyện diễn ra từ năm 2004, ngành cà phê tuy gặp rất nhiều thách thức do biến đổi khí hậu, cà phê già phải đầu tư trồng lại, cạnh tranh gay gắt của thị trường quốc tế, song chúng ta vẫn giữ vững vị trí thứ 2 và chiếm lĩnh tới gần 20% thị phần thế giới.

Điểm yếu của ngành nông sản Việt Nam là phần lớn xuất thô. Nguyên nhân có nhiều, song nguyên nhân chính là công nghiệp chế biến của chúng ta chưa phát triển. Sự kết hợp giữa xuất khẩu hàng hóa với các phương tiện vận tải còn kém. Chi phí logistic, đặc biệt đối với vận tải hàng tươi sống, còn quá cao và không đồng bộ. Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu coi sản phẩm nông sản như cà phê, hạt tiêu, hạt điều là nguyên liệu. Họ bảo hộ khâu chế biến, khâu giá trị gia tăng cao và đánh thuế cao cho những nông sản chế biến nhập khẩu vào nước họ. Ví dụ, cà phê rang xay, hòa tan nhập vào các nước nhập khẩu từ 7 - 25%, thậm chí như Đức đánh thuế Excise tax lên đến 2 Euro/ kg cà phê rang. Tham gia Hiệp định CPTPP mới giải mã được câu chuyện bảo hộ công nghiệp chế biến hàng nông sản của các nước và mở cửa thị trường cho hàng nông sản chế biến của chúng ta. Theo Hiệp định này sẽ dỡ bỏ hàng rào thuế quan theo lộ trình đưa mức thuế nhập khẩu hàng nông sản chế biến hầu hết xuống 0 - 5%.

Trong bối cảnh chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa bảo hộ xuất hiện trở lại gây tác động lớn đến thương mại và phát triển kinh tế, việc thực hiện các cam kết mới về mở cửa thị trường nông sản trong CPTPP càng có ý nghĩa quan trọng. 11 nước CPTPP là một thị trường lớn chiếm trên 10% GDP toàn cầu sẽ là thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam.

Để tận dụng cơ hội, đối với những mặt hàng nông sản đã có số lượng lớn như gạo, cà phê, hồ tiêu và hạt điều, cần tập trung vào đầu tư chế biến nâng cao giá trị gia tăng, giảm dần xuất khẩu thô. Theo tính toán của các doanh nghiệp, xuất khẩu cà phê rang xay giá trị gấp đôi so với xuất khẩu cà phê nhân. Xuất khẩu cà phê hòa tan 3 trong 1 giá trị có thể gấp ba lần. Hạt điều chế biến giá trị cũng gấp đôi, giá gạo hấp cũng gấp đôi giá gạo thường…

Mặt hàng rau, hoa quả nhiệt đới và cận nhiệt đới là lợi thế của Việt Nam so với các nước khác nhau trong CPTPP, cần tập trung vùng chuyên trồng các loại cây hoa, quả, rau quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, tuân thủ quy trình sản xuất an toàn từ đồng ruộng đến bàn ăn với sản lượng lớn - mới đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Tổ chức vận tải chuyên dụng giá cạnh tranh. Những mặt hàng đang có lợi thế như thanh long, chanh leo, vải thiều, hoa Đà Lạt cần tăng nhanh sản lượng. Những mặt hàng có lợi thế đất đai, khí hậu, các nước CPTPP có nhu cầu cần nghiên cứu toàn diện tất cả các khâu từ giống, công nghệ, vận tải, bảo quản bao bì đóng gói, giá thành cạnh tranh để có chiến lược phát triển lâu dài.

cptpp va nhung co hoi cho nong san viet nam
Sản phẩm gạo Việt Nam ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng cao

Khâu hỗ trợ của nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp trong xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại cũng cần được chú trọng, bởi hiện nay đầu tư còn khiêm tốn và manh mún nên chưa góp phần đẩy mạnh việc bán hàng cả trong và ngoài nước, chưa có nhiều thương hiệu cho các ngành hàng của Việt Nam.

Việt Nam vừa công bố logo của gạo Việt Nam, đây là kết quả bước đầu, cần quảng bá thường xuyên đi theo chất lượng hàng mới được thế giới công nhận và nâng cao giá trị. Ngành cà phê, hồ tiêu và điều cũng phải sớm xây dựng và công bố thương hiệu quốc gia đi đôi với việc giới thiệu chỉ dẫn địa lý đặc trưng sản phẩm của vùng miền gắn với chất lượng.

Thời cơ đã đến, đòi hỏi các doanh nghiệp phải cố gắng vượt bậc, xây dựng các chiến lược, sách lược đầu tư lâu dài để tận dụng mọi cơ hội…

Lương Văn Tự - Trưởng đoàn đàm phán gia nhập WTO và AEC
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Xảy ra sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ có báo cáo cụ thể về sự cố này.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Báo cáo tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công an khuyến cáo người dân nên tải ứng dụng VNeID để sử dụng.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động