Thứ ba 19/11/2024 16:37

Công ty CP Dược Lâm Đồng – Ladophar: Địa chỉ tin cậy cung cấp sản phẩm từ dược liệu

Tiền thân là Xưởng dược Nam Trung bộ, thành lập trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ tại căn cứ kháng chiến khu 6 (địa bàn tỉnh Bình Thuận ngày nay), sau nhiều năm xây dựng phát triển, Công ty Cổ phần dược Lâm Đồng (Ladophar) đã trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp các sản phẩm từ dược liệu…

Thay cho điều kiện sản xuất đơn sơ, lạc hậu năm nào, đến với Ladophar hôm nay, cảm nhận đầu tiên đó là cơ sở vật chất của công ty đã quy mô, khang trang và hiện đại hơn rất nhiều.

Chia sẻ về những đổi thay này, bà Phạm Thị Xuân Hương - Tổng giám đốc Ladophar cho biết, với mục tiêu sản xuất, phân phối sản phẩm chất lượng, an toàn, trong mọi quy trình sản xuất, Ladophar đều chú trọng tới vấn đề tiêu chuẩn hóa.

Theo đó, nhà máy sản xuất dược phẩm, phòng kiểm nghiệm, hệ thống kho bảo quản và hệ thống phân phối của công ty sau quá trình xem xét, thẩm định đều đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chẩn thực hành tốt: WHO-GMP/GLP/GSP/GDP. Cùng với đó là hệ thống bán lẻ thực hành tốt, bảo quan tốt, phân phối tốt, đạt tiêu chuẩn “Chuỗi nhà thuốc GPP”.

Đặc biệt, với định hướng xây dựng Ladophar trở thành công ty hàng đầu trong việc sản xuất các sản phẩm từ Actiso, Ladophar đã đầu tư triển khai vườn dược liệu Actiso theo tiêu chuẩn VietGAP. Từ năm 2012, Ladophar đã có 1-2 ha Actiso đạt chuẩn Global GAP làm mẫu. Hiện Ladophar đang có rất nhiều các sản phẩm từ cây dược liệu Actiso của Lâm Đồng được khách hàng tin dùng như: Trà Lado Actiso, trà tươi Actiso, cao lá tươi, cao đặc, cao khô, thuốc uống Actiso….

Cũng theo bà Hương, nếu như việc chủ động xây dựng vùng nguyên liệu an toàn, và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2008 được Ladophar xem là yếu tố không thể thiếu; thì việc đầu tư nguồn lực, thiết bị, tri thức cho việc nghiên cứu các sản phẩm mới phục vụ chiến lược phát triển dài hạn lại được công ty coi là nhiệm vụ trọng yếu, hàng đầu. Bởi lẽ, sản phẩm của công ty là sản phẩm chăm sóc sức khỏe, chính vì vậy, chất lượng phải đặt lên trên hết.

Theo đó, thời gian qua, Ladophar đã nghiên cứu phát triển một số sản phẩm mang tính đột phá, thông qua hình thức nhượng quyền, mua bằng sáng chế, chuyển giao công nghệ triển khai sản xuất.

“Khi chất lượng đã được khẳng định thì việc tiếp thị, quảng cáo để thu hút khách hàng, mở rộng thị trường, củng cố mạng lưới phân phối sẽ thuận lợi hơn rất nhiều” – bà Hương tin tưởng.

Theo kế hoạch, đến năm 2020, dự án xây dựng Nhà máy dược phẩm Ladophar Việt Nam sẽ hoàn thành. Dự án bao gồm: Xưởng trà thảo dược, nhà máy sản xuất đông dược, nhà máy chiết xuất dược liệu, xưởng sản xuất thuốc nước đông dược…Với dự án này, quy mô, công suất, chất lượng sản phẩm của Ladophar sẽ có những đột phá lớn.

Để phục vụ cho dự án này, bà Hương kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng nên có quy hoạch đất cho doanh nghiệp để trồng Actiso - một loại dược liệu quý, đồng thời cũng là loại cây đặc sản của thành phố Đà Lạt.

Về phía Công ty Ladophar, bà Hương cho biết, thị trường chiến lược của Ladophar trong 5 năm tới vẫn là thị trường nội tỉnh. Chính vì vậy, công ty đang nỗ lực nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng, đào tạo nhân lực quản lý, điều hành, bán hàng…đáp ứng yêu cầu của công ty trước mắt và lâu dài.

Với những cố gắng không ngừng, từ năm 2005 đến nay, Ladophar đã vịnh dự dược trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước cùng nhiều danh hiệu, giải thưởng của Bộ Khoa học Công nghệ, Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế - quốc tế, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên Môi trường, UBND tỉnh Lâm Đồng… Đặc biệt, với nhiều năm duy trì được danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn, Ladophar đang chứng minh hướng đi đúng và hiệu quả của công ty tại thị trường nội địa. Đây cũng có thể xem là nền móng để Ladophar tiếp tục thành công với những kế hoạch mà công ty đang triển khai.

Giai đoạn 2016 -2020, Ladophar đặt mục tiêu: Giá trị tổng sản lượng tăng bình quân 10%/năm. Doanh thu năm 2015 là 470 tỉ đồng, năm 2016 là 500 tỉ đồng, năm 2017 là 530 tỉ đồng, năm 2018 là 550 tỉ đồng, năm 2019 là 570 tỉ đồng, năm 2020 là 600 tỉ đồng; với mức lợi nhuận lần lượt là 20, 23, 25, 27, 30, 35 tỉ đồng/năm.

Kim Chi

Tin cùng chuyên mục

VinBigdata vào top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt

Hội nghị Tập huấn Môi trường 2024: EVNGENCO2 khẳng định quyết tâm bảo vệ môi trường

Phân bón Cà Mau - “Doanh nghiệp vì cộng đồng” với hành trình bền bỉ hướng đến mục tiêu trung hòa carbon

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

Founder Nguyễn Gia Vinh dẫn dắt XNE Logistics chinh phục Đông Nam Á

Saigon Co.op khai trương đại siêu thị Co.opXtra Tạ Quang Bửu

PV GAS CNG lần thứ 2 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Thách thức và cơ hội của BSR với "chính sách, thị trường và xu thế mới trong kinh doanh xăng dầu"

Triển khai quản trị rủi ro tại PV Power: Hiệu quả - bền vững

PVOIL hướng đến ứng dụng AI trong nghiên cứu khoa học và công việc

TTC Hospitality lần thứ 2 được vinh danh Doanh nghiệp vì cộng đồng

Phân bón Cà Mau: Xe máy, nhẫn vàng sẵn sàng chờ nông dân trúng giải

PV GAS tiếp tục tỏa sáng tại giải Marathon Cà Mau 2024 – Cúp Petrovietnam

Công ty Coca-Cola Việt Nam: Đào tạo kinh doanh thương mại điện tử từ sản phẩm sơn mài truyền thống

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận (BPG) tiên phong kiến tạo nguồn nguyên liệu bền vững

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia và EVNGENCO2

EVNHANOI khuyến cáo các hộ kinh doanh không tận dụng tủ điện để dán quảng cáo, rao vặt

Công đoàn Cơ quan Tập đoàn tham quan mô hình thực hiện tốt VHDN và 5S tại PV GAS CA MAU

Tân Hiệp Phát 13 năm nỗ lực tiếp lửa sáng tạo để các tài năng trẻ khoa học phụng sự xã hội

PV GAS hỗ trợ xây dựng Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 2 Cảm Nhân, tỉnh Yên Bái