Chủ nhật 17/11/2024 08:15

Công trình Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam bao giờ hoàn thành?

Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến ngày 28/8 sẽ hoàn thành các công việc xây dựng cơ bản dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam.

Công trình có ý nghĩa lịch sử to lớn

Dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam được khởi công xây dựng tháng 8/2022 tại phường Quảng Tiến, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Dự án có ý nghĩa lịch sử to lớn nhằm hướng tới Kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (1954-2024).

Theo đó, Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam được xây dựng trên quy mô hơn 40.000m2, do UBND TP. Sầm Sơn làm chủ đầu tư với tổng vốn gần 255 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ 76 tỷ đồng, vốn ngân sách TP. Sầm Sơn và các nguồn huy động xã hội hóa khác gần 180 tỷ đồng.

Tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến ngày 28/8 sẽ hoàn thành các công việc xây dựng cơ bản ngoài hiện trường dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam. (Ảnh Minh Hiếu).

Dự án được thiết kế với điểm nhấn nằm tại phân khu A với diện tích 1,3ha. Phân khu này gồm, tượng đài “con tàu tập kết”, nhà trưng bày, hiện vật và phù điêu hình cánh cung. Trong đó, nhà trưng bày hiện vật được thiết kế bên trong lòng con tàu. Con tàu được làm bằng chất liệu bê tông cốt thép phối hợp với đá khối granite. Phù điêu hình cánh cung khoảng 50m2, chất liệu đồng đúc kết hợp đá khối granite.

Ngoài ra, Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam còn có kè chắn bảo vệ tượng đài và các hạng mục phụ trợ. Công trình có ý nghĩa to lớn về giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ, là địa chỉ đỏ đối với cả nước nói chung, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam và nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

Công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Văn Tú, Chủ tịch UBND TP. Sầm Sơn cho biết: Đến nay, các hạng mục công trình Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tại Thanh Hóa đang được triển khai theo đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ đề ra, phấn đấu đến ngày 28/8 sẽ hoàn thành các công việc xây dựng cơ bản ngoài hiện trường, tạo không gian để phục vụ tổ chức cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ và chuyến tàu tập kết, sẽ diễn ra vào 1/9 sắp tới.

Sau sự kiện này, TP. Sầm Sơn sẽ tiến hành tinh chỉnh các tượng điêu khắc, dọn dẹp vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, tạo cảnh quan, phấn đấu đến ngày 20/9 sẽ hoàn thành toàn bộ công việc, trước thời điểm tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên kiểm tra các hạng mục công trình dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. (Ảnh Minh Hiếu).

Để chuẩn bị cho sự kiện Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký hiệp định Giơ-ne-vơ và chuyến tàu tập kết, sẽ diễn ra vào 1/9 sắp tới, mới đây Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng đã đích thân kiểm tra thực tế tiến độ, chất lượng của công trình có ý nghĩa lịch sử to lớn này.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Đây là công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Thanh Hóa nói riêng, cả nước nói chung để tri ân công lao to lớn của các thế hệ đi trước, là biểu tượng cho tình nghĩa keo sơn của đồng bào 3 miền Bắc - Trung - Nam của Tổ quốc Việt Nam, là nơi để giáo dục truyền thống cách mạng và yêu nước cho các thế hệ mai sau. Đây còn là công trình kiến trúc tiêu biểu, một thiết chế văn hóa quan trọng của TP. Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa đề nghị TP. Sầm Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục nỗ lực cố gắng, tập trung triển khai các công việc còn lại, đảm bảo yêu cầu về tiến độ và chất của từng hạng mục công trình. Các đơn vị thi công cần tiếp thu nghiêm túc các ý kiến góp ý, tinh chỉnh các hạng mục, nhất là các tượng điêu khắc phải đảm bảo tính thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật, thể hiện được sắc thái văn hóa đặc trưng của Thanh Hóa cũng như của các vùng miền, có khả năng tái hiện sinh động và chân thực nhất bối cảnh lịch sử của sự kiện diễn ra cách đây 70 năm.

Ngày 25/9/1954, các chuyến tàu chở cán bộ, đồng bào và các cháu học sinh miền Nam đầu tiên cập cảng Lạch Hới, thị xã Sầm Sơn (nay là TP Sầm Sơn, Thanh Hóa). Trong 7 đợt (từ ngày 15/10/1954 đến 1/5/1955) đã có 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình tập kết tại tỉnh Thanh Hóa.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Bộ Chính trị chuẩn y ông Nguyễn Đức Trung giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Hội thảo '200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau - Tầm nhìn chiến lược và giá trị lịch sử'

Sóc Trăng khai thác tối đa tiềm năng của Hội chợ OCOP tại Lễ hội Oóc om bóc

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Đại học Đà Nẵng: Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thành lập Nghiệp đoàn Hướng dẫn viên du lịch TP. Đà Nẵng

Quảng Nam: Khu điều trị kỹ thuật cao “đứng bánh” vì thiếu trang thiết bị y tế

Thừa Thiên Huế: Hội nghị triển khai phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

10 tháng năm 2024, tỉnh Thái Bình giải ngân vốn đầu tư công gần 5.000 tỷ đồng

Cần Thơ lên kế hoạch tổ chức triển lãm thành tựu 50 năm đổi mới và phát triển

Khai mạc Lễ hội Kanagawa Festival 2024 tại Đà Nẵng

Hoà Bình: Cấm lưu thông tại một số tuyến đường trong Tuần Văn hóa - Du lịch 2024

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển logistics, thu hút đầu tư vào hạ tầng

Thanh Hóa: 400 cán bộ, chiến sĩ bảo đảm an ninh Lễ Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc