Thứ hai 23/12/2024 06:48

Công nghiệp chế tạo là động lực cho tăng trưởng năm 2017

Tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa  tổ chức công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý IV và cả năm 2016. Kể từ năm 2016, VEPR đã bắt đầu công bố rộng rãi, định kỳ Báo cáo kinh tế vĩ mô hàng quý nhằm cập nhật và thảo luận kịp thời những vấn đề đang đặt ra cho kinh tế Việt Nam.

Báo cáo cho biết, kinh tế thế giới quý IV và cả năm 2016 đã chứng kiến những biến động lớn, ẩn chưa nhiều yếu tố bất định. Trong đó đáng chú ý nhất là những sự kiện: chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ; giá năng nượng và lương thực thế giới phục hồi ổn định; Mỹ nâng lãi suất khi đã thấy đủ tự tin thoát khỏi suy thoái kinh tế... Trước đó, một sự kiện đáng kể trong năm là Brexit, gây ra nhiều phán đoán và nhiều thông điệp khác nhau về tương lai.

Trong khi đó, kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi nhờ ngành công nghiệp chế biến chế tạo, cùng với sự ổn định của ngành nông nghiệp trong quý IV; kinh tế tăng trưởng 6,68% trong quý IV và 6,21% trong cả năm 2016; chỉ số hoạt động kinh tế (VEPI) có mức tăng trưởng ấn tượng trong quý... càng khẳng định khuynh hướng hồi phục và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân cao kỷ lục 15,8 tỷ USD do hiệu ứng kỳ vọng TPP. Tuy nhiên, vốn đăng ký đã bắt đầu giảm trong quý IV, có thể do tuyên bố từ bỏ TPP của Donald Trump. Dự kiến trong năm 2017, FDI sẽ giảm.

Thị trường bất động sản dần ấm lên so với nửa đầu năm, chỉ số giá bất động sản tăng nhẹ, nguồn cung và số lượng giao dịch đều tăng so với các quý trước. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường còn mong manh do sự bất định về lãi suất trong tương lai.

Mặc dù viễn cảnh có nhiều thách thức cho nền kinh tế và công tác điều hành, song phân tích của VEPR cũng chỉ ra điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2017 được kỳ vọng là hoạt động của khu vực doanh nghiệp, đặc biệt khối doanh nghiệp chế biến chế tạo.

Báo cáo của VEPR vẫn giữ một quan điểm thận trọng về các diễn tiến tăng trưởng trong năm 2017. Theo VEPR, ổn định kinh tế vĩ mô đã và vẫn cần được coi là tiêu chí quan trọng của điều hành. Báo cáo của VEPR đánh giá mục tiêu tăng trưởng 6,7% cho năm 2017 mà Chính phủ đang đặt ra là một ngưỡng cao.

Quan điểm của VEPR, dự báo tăng trưởng cả năm 2017 đạt khoảng 6,4% trong khi lạm phát cuối năm có thể đạt mức 5,9%. Do đó, cần tránh tâm lý nôn nóng đạt mục tiêu tăng trưởng cao dẫn tới buông lỏng ổn định vĩ mô. VEPR nhìn nhận, nhiều dấu hiệu cho thấy lạm phát đang quay trở lại, và mục tiêu 4% cho năm 2017 là không dễ dàng. Khi lạm phát vượt 5%, lãi suất danh nghĩa sẽ phải điều chỉnh tăng, có thể gây ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh và thị trường tài chính, tác động bất lợi đến tăng trưởng kinh tế nói chung.

Kiểm soát chi ngân sách vẫn là một thách thức dường như rất khó vượt qua, đặc biệt đối với các khoản mục chi thường xuyên. Điều này dẫn tới tình trạng thu ngân sách chỉ đủ cho các khoản chi này, do đó Chính phủ buộc phải vay vốn để bù đắp thâm hụt và tiếp tục đầu tư phát triển, và cuối cùng là mức nợ công ngày càng tăng cao. Do vậy, Chính phủ cần phải thực hiện nghiêm túc chính sách tinh giản biên chế, cắt giảm chi thường xuyên, đồng thời nên cắt bỏ những khoản hỗ trợ dành cho hoạt động nhờ vào ngân sách như khu vực hội, đoàn thể...

Theo VEPR, doanh nghiệp đang có điều kiện phát triển thuận lợi khi Chính phủ mới bộc lộ rõ mối quan tâm trong cải cách thủ tục hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh. Nghị quyết 19 và 35 của Chính phủ trong năm 2016 được kỳ vọng là sẽ giúp giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết cũng như hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cần có thời gian để đạt được sự phối hợp và nhất trí giữa các cơ quan thực thi hai nghị quyết này. Qua đây, cũng cho thấy thị trường và các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ quyết tâm cũng như khả năng của Chính phủ mới trong việc thực thi những chính sách mới một cách khả thi và hiệu quả.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài