Thứ năm 21/11/2024 23:14

Công nghệ xác thực khuôn mặt - 'Tấm khiên' chống giả mạo danh tính

Giải pháp Vizone Access tích hợp công nghệ xác minh thực thể sống (VinBigdata phát triển) khách hàng sẽ được bảo vệ tối đa trước những phương thức giả mạo

Kết hợp phương pháp xác thực dữ liệu sinh trắc khuôn mặt với giải pháp Vizone Access tích hợp công nghệ xác minh thực thể sống (do Công ty VinBigdata phát triển) khi giao dịch trực tuyến, khách hàng sẽ được bảo vệ tối đa trước những phương thức giả mạo danh tính tinh vi và tiết kiệm thời gian thực hiện thao tác.

Bảo vệ người dùng tối đa bằng công nghệ có sai số 0%

Sau gần một tháng triển khai, xác thực dữ liệu sinh trắc khuôn mặt cho các giao dịch chuyển khoản trên ngân hàng trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử từ 10 triệu đồng trở lên được nhiều người dùng bày tỏ sự ủng hộ bởi tính bảo mật cao.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp phản ánh việc thực hiện xác thực khuôn mặt trên một số ứng dụng ngân hàng hiện vẫn dễ dàng bị “qua mặt” bởi thủ đoạn xác thực bằng ảnh chụp có sẵn trên điện thoại, máy tính bảng...

“Tôi thử chuyển tiền ở hai ứng dụng ngân hàng, đến bước xác thực, tôi không quét mặt mà dùng ảnh selfie có sẵn trên điện thoại. Sau đó chỉ có một ngân hàng báo lỗi, ngân hàng còn lại vẫn cho phép chuyển tiền bình thường. Nhiều người quen của tôi cũng gặp phải tình trạng tương tự”, anh H.T.Kiên - kỹ sư xây dựng ở Hà Nội chia sẻ.

Lý giải về vấn đề này, TS. Nguyễn Quý Hà - Giám đốc Khối Công nghệ Phân tích hình ảnh VinBigdata (thuộc Tập đoàn Vingroup) cho biết: “Một số giải pháp xác thực khuôn mặt có thể bị qua mặt bởi hình ảnh, video, mặt nạ hay deepfake nếu không tích hợp công nghệ xác minh thực thể sống (Liveness Detection). Công nghệ này giúp xác định đâu là người dùng thật, đồng thời phát hiện các trường hợp giả mạo, gửi cảnh báo về hệ thống và vô hiệu hóa các giao dịch đáng ngờ”.

Là một trong những đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và phát triển các sản phẩm AI ứng dụng thị giác máy tính tại Việt Nam, VinBigdata đã hoàn thiện giải pháp Vizone Access tích hợp công nghệ xác minh thực thể sống, tập trung vào lĩnh vực nhận diện và chống giả mạo khuôn mặt.

Giải pháp Vizone Access được iBeta chứng nhận về khả năng nhận diện người thật, phát hiện giả mạo danh tính

Nhờ tích hợp công nghệ eKYC (Electronic Know Your Customer – công nghệ định danh khách hàng điện tử) thế hệ mới, giải pháp này dễ dàng phát hiện được các trường hợp gian lận bằng ảnh chân dung in trên giấy hoặc kỹ thuật số, các video có mặt người đã được cắt ghép, dựng sẵn...

Với khả năng bảo vệ người dùng tối đa, giải pháp này cũng vừa nhận được chứng chỉ toàn cầu về khả năng nhận diện người thật, phát hiện giả mạo danh tính vào quý 2/2024.

Cụ thể, Vizone Access đã vượt qua bài kiểm định Presentation Attack Detection (PAD) Level 1 của iBeta theo tiêu chuẩn ISO/IEC 30107-3, với quy trình vô cùng khắt khe, đòi hỏi chất lượng dữ liệu và yêu cầu kỹ thuật cao.

“VinBigdata đã dành nhiều nguồn lực để đào tạo và kiểm thử khả năng nhận diện trên hàng chục nghìn mẫu khuôn mặtNhờ đó, tỷ lệ sai số khi nhận diện người thật và phát hiện giả mạo của Vizone Access được iBeta đánh giá ở mức 0%, có nghĩa là chúng tôi không để lọt bất cứ trường hợp giả mạo nào và ngược lại, cũng không nhận diện nhầm bất kì trường hợp người dùng thật nào thành mặt giả”, TS. Nguyễn Quý Hà nhấn mạnh.

Ngoài chứng chỉ của iBeta, Vizone Access cũng đáp ứng được các tiêu chí đánh giá của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST), trở thành một trong số ít giải pháp nhận diện khuôn mặt “make in Việt Nam” lọt vào bảng xếp hạng của đơn vị này.

Giảm tới 80% thời gian xác thực danh tính

Không chỉ đảm bảo an toàn bảo mật tối đa cho khách hàng, công nghệ eKYC thế hệ mới cũng giúp việc xác thực thông tin trở nên đơn giản và thuận tiện cho người dùng.

Hiện tại, quá trình xác thực danh tính, nhất là bước quét mặt và đọc thẻ căn cước công dân gắn chip để đối chiếu thông tin chưa thật sự dễ dàng với nhiều người. Điều này ảnh hưởng nhiều tới việc vận hành và xây dựng trải nghiệm khách hàng tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ về ngân hàng, tài chính.

Giải pháp eKYC của VinBigdata có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm tới 80% thời gian định danh khách hàng so với các phương thức truyền thống, đồng thời ngăn chặn 99% các trường hợp giả mạo danh tính phổ biến, gia tăng trải nghiệm khách hàng.

Cụ thể, theo TS. Nguyễn Quý Hà, với công nghệ Passive Liveness Detection (xác thực thụ động), người dùng chỉ mất 1 giây chụp ảnh selfie để xác thực khuôn mặt, không cần phải thực hiện nhiều thao tác phức tạp.

Tiếp đó, giải pháp sẽ thực hiện định danh người dùng thông qua năm loại giấy tờ cá nhân phổ thông, bao gồm: chứng minh nhân dân, căn cước công dân (gắn chip và không gắn chip), hộ chiếu (gắn chip và không gắn chip). Trong đó, các loại giấy tờ gắn chip có thể được xác thực bằng hai cách, đó là công nghệ nhận dạng ký tự quang học (OCR) truyền thống và công nghệ NFC với tốc độ xử lý chưa tới 3 giây.

Người dùng chỉ mất 1 giây để xác thực khuôn mặt với công nghệ eKYC thế hệ mới do VinBigdata phát triển

Không chỉ dừng lại ở định danh khách hàng, công nghệ nhận diện khuôn mặt của VinBigdata còn được ứng dụng tại nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhằm kiểm soát ra vào tại các khu vực chuyên biệt, chấm công nhân viên, nhận diện khách VIP hay phát hiện người khả nghi tại các tòa nhà và khu đô thị...

Nhằm nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm hơn nữa, VinBigdata hiện đang tiếp tục tối ưu thuật toán để sớm đạt được chứng chỉ chống giả mạo Level 2, với khả năng phát hiện video deepfake, mặt nạ silicon… qua đó ngăn chặn triệt để các hành vi giả mạo danh tính tinh vi, bảo vệ người dùng khỏi tội phạm công nghệ cao.

iBeta là thành viên hiệp hội FIDO (Fast Identity Online Alliance - Liên minh Xác thực trực tuyến thế giới). Đây cũng là đơn vị duy nhất được Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Mỹ (NIST) công nhận tiêu chí đánh giá. Ngoài bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 30107-3, iBeta còn kết hợp nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt khác để kiểm định các giải pháp sinh trắc học khuôn mặt, mang đến kết quả khách quan và chính xác. nhất.
PV
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Vingroup

Tin cùng chuyên mục

Công nghệ in 3D Stratays hướng tới phát triển xanh, bền vững

AI tạo sinh 'thuần Việt' và cơ hội vàng để nền kinh tế bứt tốc

Công nghệ in 3D hiện đại, gia tăng năng lực sản xuất với các doanh nghiệp Việt

Phó Tổng biên tập Vietnamplus 'bày" cách để trí tuệ nhân tạo thành trợ thủ của nhà báo Việt

Nền tảng quản lý bán hàng hợp kênh Sapo OmniAI: Thiết lập tiêu chuẩn mới của bán lẻ đa kênh

Viettel khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam

Hậu Giang: Thưởng 20 triệu đồng và tặng bằng khen cho đơn vị đoạt giải Nhất chuyển đổi số

Sản phẩm SM AirSeT của Schneider Electric nhận giải tại Better Choice Awards 2024

Vinh danh 45 đơn vị, sản phẩm và giải pháp chuyển đổi số xuất sắc

GenAI mang lại lợi ích tích cực cho doanh nghiệp

Vì sao iPhone 16 đắt hơn dù chưa 'cập bến' Việt Nam?

Futuretech Việt Nam 2024: Hướng tới kiến tạo một thế giới thông minh và bền vững

Cổ phiếu Apple chao đảo vì iPhone 16… ế khách

Meey Chat 2.0, bùng nổ giao tiếp, chốt deal dễ dàng

ABB trình làng giải pháp Quản lý lưới phân phối thông minh

ABB ra mắt REX615 nâng tầm tiêu chuẩn về bảo vệ và điều khiển hệ thống điện

Nắm bắt xu hướng công nghệ mới để phát triển bền vững

Ra mắt tủ chăm sóc quần áo thông minh LG Styler thế hệ mới

Camera nhiệt AI - giải pháp mới trong phòng cháy chữa cháy

MasterPacT MTZ Active: Tận dụng số hóa giảm mức tiêu thụ năng lượng và khí thải các-bon