Thứ tư 20/11/2024 00:30

CƠ CHẾ EPR: Mở rộng hợp tác đa bên

Để thảo luận và thực thi các quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã phối hợp với Liên minh châu Âu và Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp (Expertise France) tổ chức Hội thảo tham vấn “Trách nhiệm EPR đối với chất thải bao bì”.
Chương trình thu gom tái chế vỏ hộp giấy do Công ty MM Mega Market Việt Nam và Tetrapak thực hiện

Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra nguyên tắc cơ bản của cơ chế EPR với việc yêu cầu các nhà sản xuất phải có trách nhiệm tái chế bao bì đã qua sử dụng với tỷ lệ bắt buộc, dựa vào khối lượng hoặc đơn vị bao bì đóng gói sản phẩm mà nhà sản xuất đưa ra thị trường và phải tuân thủ quy cách tái chế bắt buộc. Nhà sản xuất có thể tự mình tổ chức thực hiện tái chế hoặc đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế chất thải. Dự kiến, 6 nhóm ngành hàng: Pin và ắc quy; điện và điện tử; săm lốp; dầu nhờn; ôtô và xe máy; bao bì là đối tượng của cơ chế EPR theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Ông Rui Ludovino - Tham tán thứ nhất, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam - chia sẻ: Huy động doanh nghiệp tham gia vào kinh tế tuần hoàn, mô hình kinh tế sử dụng và quản lý tài nguyên hiệu quả và bền vững hơn thông qua nguyên tắc “Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế” là nền tảng trong chính sách của Liên minh châu Âu, theo tinh thần Sáng kiến Thỏa thuận xanh châu Âu (European Green Deal). Điều này cũng nhằm mục tiêu giảm rác thải nhựa trên biển.

Trong khi đó, ông Phan Tuấn Hùng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT) - khẳng định, cơ chế EPR giúp tăng cường dòng tài chính và hợp tác đa bên vốn là yếu tố quan trọng thúc đẩy việc tăng tỷ lệ tái chế chất thải, bao gồm tái chế chất thải nhựa. Cơ chế EPR là nền tảng quan trọng cho nền kinh tế tuần hoàn mà chúng ta đang hướng đến. “Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan, đặc biệt là nhà sản xuất và nhà tái chế, để xây dựng các quy định EPR thực tế, hiệu quả và khả thi trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường nhằm quản lý hiệu quả chất thải rắn, đặc biệt là chất thải nhựa ở Việt Nam” - ông Phan Tuấn Hùng nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các chuyên gia tư vấn lần đầu tiên chia sẻ nghiên cứu về hệ thống thu gom vật liệu tái chế của khu vực phi chính thức tại Việt Nam và khả năng lồng ghép hệ thống này vào cơ chế EPR. Tiến sĩ Fanny Quertamp - quản lý Dự án “Suy nghĩ lại về nhựa” tại Việt Nam - cho rằng: Khu vực phi chính thức và bán chính thức là xương sống của chuỗi giá trị thu gom, phân loại và tái chế tại Việt Nam hiện nay. Tạo điều kiện trao đổi và tăng cường hiểu biết giữa các công ty sản xuất hàng tiêu dùng, nhà tái chế và người lao động trong khu vực phi chính thức là yếu tố rất quan trọng nhằm cải thiện vấn đề quản lý chất thải bao bì.

Thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ tiếp tục tham vấn các bên liên quan về cơ chế EPR cùng với quá trình xây dựng, tham vấn Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường với mong muốn xây dựng được cơ chế EPR hiệu quả, khả thi. Dự kiến, Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường sẽ được Bộ TN&MT trình Chính phủ xem xét, ban hành vào tháng 10/2021 để đồng thời có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022, cùng với hiệu lực thi hành của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

EPR là một cách tiếp cận chính sách môi trường, trong đó, trách nhiệm của nhà sản xuất đối với một sản phẩm được mở rộng đến giai đoạn trở thành rác thải. EPR yêu cầu các nhà sản xuất chịu trách nhiệm quản lý các sản phẩm sau khi chúng trở thành rác thải, góp phần giảm chi phí quản lý các sản phẩm tới cuối vòng đời bằng cách giảm việc thải bỏ và tăng tái chế. EPR được kỳ vọng mang lại các cơ hội kinh tế và cơ hội để chia sẻ gánh nặng tài chính trong công tác quản lý rác thải rắn tại Việt Nam, bao gồm chất thải bao bì nhựa không được thu gom, tái chế đang rò rỉ thành rác thải biển.

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay 19/11/2024: Trung Bộ mưa to cục bộ

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Tin bão số 9 - siêu bão Man-yi trên Biển Đông

Dự báo thời tiết hôm nay 18/11/2024: Miền Bắc đêm và sáng sớm trời rét

Bão Manyi sắp vào Biển Đông, Bộ NN&PTNT chỉ đạo ứng phó

Thời tiết biển hôm nay 17/11/2024: Có gió mạnh sóng lớn và mưa dông

Thời tiết hôm nay 17/11/2024: Chiều tối và đêm nay các tỉnh Miền Bắc trời trở rét

Cập nhật thông tin về siêu bão Man-yi: Dự báo trở thành cơn bão số 9

Dự báo thời tiết hôm nay 17/11/2024: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù

Không khí lạnh sắp tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nơi dưới 15 độ C

Nước ta có thể chuẩn bị đón siêu bão

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 16/11/2024: Nam Bộ ngày nắng, đêm có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/11/2024: Bắc Biển Đông có mưa bão

Nối dài hành trình ‘Một tỷ cây xanh - Vì Việt Nam xanh’

Bàn giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp mỏ và năng lượng

Tin cuối cùng về bão số 8

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 15/11/2024: Thời tiết đẹp cho cả 3 miền

Dự báo thời tiết biển hôm nay 15/11/2024: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết: Tin bão gần biển Đông - Bão USAGI

Dự báo thời tiết hôm nay ngày 14/11/2024: Ngày nắng ở cả 3 miền, Nam Bộ chiều tối mưa vài nơi