Thứ hai 23/12/2024 04:42

Cơ cấu kinh tế thành phố Hải Dương chuyển dịch sang ngành công nghiệp, dịch vụ

Cơ cấu kinh tế thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại.

Tăng t trọng lĩnh vực công nghiệp - xây dựng

Chia sẻ với báo chí mới đây, ông Nguyễn Hữu Phúc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hải Dương cho biết, năm 2023, thành phố đã hoàn thành đạt và vượt 10/10 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Ông Nguyễn Hữu Phúc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hải Dương

Trong đó, cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp - xây dựng (55,5%), dịch vụ - thương mại (chiếm 40,3%) và giảm tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp - thủy sản (chiếm 4,2%).

"Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2023 đạt 116.027 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2022 (cao hơn bình quân tỉnh - 8,9%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 36.500 tỷ đồng, tăng 15,8%, giá trị sản xuất đạt 40.600 tỷ đồng tăng 16,0% (cao hơn bình quân của tỉnh: 6,7%)" - ông Nguyễn Hữu Phúc thông tin.

Bên cạnh đó, thành lập mới 650 doanh nghiệp (số vốn 4.300 tỷ đồng), 1.794 hộ số hộ kinh doanh cá thể, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn hiện nay là 7.934 doanh nghiệp.

Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.358 tỷ đồng, tăng 3%. Mặc dù, có thấp hơn bình quân của tỉnh (4%) do diện tích sản xuất nông nghiệp giảm để thực hiện các dự án khu đô thị, nhưng năng suất cao hơn một số đơn vị.

Đơn cử, diện tích đất sản xuất cây hàng năm của thành phố hiện là 3.000ha/4.500 ha đất nông nghiệp (thấp hơn một số huyện lân cận như Chí Linh 6.100 ha, Kim Thành 13.000 ha); nhưng giá trị sản phẩm thu hoạch/1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của thành phố đạt 177 triệu đồng, cao hơn một số huyện lân cận (Chí Linh đạt 145 triệu/ha; Kim Thành đạt 165 triệu/ha).

Cùng với đó, công tác an sinh xã hội luôn được quan tâm đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm còn 0,98% vượt chỉ tiêu đề ra. Với tinh thần “không để ai phải bỏ lại phía sau”, thành phố Hải Dương đã chi trên 50 tỷ đồng cho công tác bảo trợ xã hội; vận động xã hội hóa hàng chục tỷ đồng để xây nhà tình nghĩa, tặng quà, trao học bổng, hỗ trợ các gia đình khó khăn, học sinh nghèo vượt khó, người khuyết tật…

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm cải cách hành chính

Trong năm 2023, thành phố Hải Dương thực hiện hiệu quả ứng dụng “họp không giấy tờ” vào hoạt động của các kỳ họp HĐND thành phố, phiên họp UBND thành phố, chữ ký số và quản lý phần mềm hệ thống văn bản đi - đến.

Một góc thành phố Hải Dương

Giải quyết số lượng lớn thủ tục hành chính, trên 91.000 hồ sơ, trong đó, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên 40.000 hồ sơ, cấp phép xây dựng 1.806 (cấp mới giấy phép xây dựng 1.424 trường hợp); tỷ lệ giải quyết đúng và trước hạn thủ tục hành chính đạt 99,99%; số hóa hồ sơ thủ tục hành chính đạt 98,13%.

Triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, dự án căn cước công dân, định danh điện tử, với số lượng lớn lực lượng từ thành phố đến cơ sở tham gia làm nhiệm vụ, đã thu nhận và kích hoạt tài khoản định danh điện tử đạt gần 93%.

Mặt khác, hoàn thành Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Dương đến năm 2040, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức công khai và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, kêu gọi thu hút đầu tư, hướng tới xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, thông minh, hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I, xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị hiện đại.

Tập trung nguồn lực cho công tác chỉnh trang đô thị, vận động nhân dân và doanh nghiệp chung sức xây dựng, tạo diện mạo mới cho nhiều tuyến đường, phố. Đặc biệt, tổ chức thành công tuyến phố đi bộ - chợ đêm Bạch Đằng, tạo ra một không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách trong, ngoài tỉnh. Qua thống kê, từ khi khai trương đến nay, trung bình mỗi tối thứ 7, chủ nhật thu hút từ 5.000-7.000 người đến tham quan, trải nghiệm; các ngày lễ, tết số lượng người đến tăng gấp đôi từ 10.000-12.000 người.

Ngoài ra, giải phóng mặt bằng khối lượng lớn, đáp ứng tiến độ các dự án phát triển đô thị, giá trị phê duyệt lên đến 510 tỷ đồng, đạt 170% kế hoạch, trong đó tập trung các dự án trọng điểm, công trình lớn, khu đô thị mới. Cũng trong năm 2023, thành phố chi đầu tư xây dựng cơ bản 989,9 tỷ đồng; trong đó ngân sách tỉnh cấp 683,3 tỷ, ngân sách thành phố 306,6 tỷ đồng, tập trung các dự án trọng điểm, trụ sở công an, trường học, chỉnh trang đô thị…

Ông Nguyễn Hữu Phúc cho hay, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của thành phố Hải Dương đó là tăng tốc thực hiện các công trình trọng điểm, các đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2024 đã đề ra. Đẩy nhanh tiến độ lập, điều chỉnh các quy hoạch phân khu các khu vực, quy hoạch chi tiết các khu dân cư, đô thị theo định hướng Quy hoạch chung thành phố đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời, tập trung thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để triển khai nhanh một số dự án, công trình lớn trên địa bàn thành phố; thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, đinh hướng đến năm 2030 theo Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 26/3/2021 của Tỉnh ủy; chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm…

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Hải Dương

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững