Thứ ba 13/05/2025 00:57

Chuyên gia y tế chung tay đẩy lùi gánh nặng bệnh viêm não do não mô cầu tại Việt Nam

Các chuyên gia y tế chia sẻ giải pháp đẩy lùi bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu tại Việt Nam - căn bệnh có 1,2 triệu ca mắc mỗi năm trên thế giới.

Bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao

Bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Bệnh xuất hiện với triệu chứng: Sốt cao đột ngột, đau đầu, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết. Tại Việt Nam, viêm màng não do não mô cầu là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất.

Viêm màng não do não mô cầu đã gây ra hàng loạt đợt dịch lớn trên toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, ước tính mỗi năm thế giới ghi nhận khoảng 1,2 triệu ca mắc với khoảng 135.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, viêm màng não do não mô cầu là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất.

Viêm màng não do não mô cầu là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt với trẻ nhỏ (Ảnh minh hoạ)

Các chuyên gia cảnh báo bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc não mô cầu, phổ biến nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên. ThS. BS. Nguyễn Trọng Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm Lâm sàng, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc bệnh do não mô cầu cao nhất và nguy cơ mắc bệnh cao nhất vào khoảng 5 tháng tuổi. Tại Việt Nam, khoảng 90% số ca mắc là nhiễm huyết thanh nhóm B. Bệnh não mô cầu xâm lấn rất nguy hiểm, có thể gây tử vong chỉ trong vòng 24 giờ. Tỉ lệ tử vong cũng lên đến 50% nếu không được điều trị kịp thời, 20% số ca sống sót phải chịu di chứng như cắt cụt chi, suy giảm trí tuệ, mất thính lực”.

Giải pháp nào đề phòng viêm màng não do não mô cầu?

Trước tính chất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao và di chứng nặng nề của bệnh do não mô cầu, việc giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm bệnh và hạn chế số ổ dịch trong cộng đồng là vô cùng cấp thiết. Các chuyên gia y tế của Hội Y học Dự Phòng Việt Nam cho biết tiêm chủng là cách tốt nhất để dự phòng bệnh do não mô cầu.

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng là giải pháp quan trọng nhằm đẩy lùi gánh nặng do não mô cầu. Mới đây, hội thảo giới thiệu cuốn sách “Dự phòng bệnh do não mô cầu ở Việt Nam” đã được Hội Y học Dự phòng Việt Nam tổ chức, với sự đồng hành của GSK Việt Nam và các đối tác, đã thu hút 100 đại biểu là các chuyên gia y tế trên toàn quốc. Cuốn sách cung cấp thông tin khoa học về dự phòng bệnh não mô cầu, hỗ trợ cán bộ y tế trong quá trình chẩn đoán, điều trị và triển khai công tác chủng ngừa hiệu quả.

Chia sẻ về lý do phát triển cuốn sách, GS.TS. Phan Trọng Lân - Chủ tịch Hội Y học Dự Phòng Việt Nam, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: “Tại Việt Nam, bệnh não mô cầu xâm lấn vẫn còn là một gánh nặng của cộng đồng. Vì thế, các chuyên gia y tế đầu ngành đã cùng phát triển tài liệu Dự phòng bệnh do não mô cầu nhằm hệ thống hoá dữ liệu, kiến thức về bệnh, cũng như cung cấp khuyến cáo thực hành về chủng ngừa, cập nhật các phương án dự phòng và giải đáp các vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng. Từ đó triển khai chiến lược phòng ngừa chủ động, giúp ngăn ngừa, kiểm soát các đợt dịch bùng phát”.

BS. Phạm Thị Mỹ Liên – Chủ tịch Công ty TNHH GSK Việt Nam chia sẻ, GSK Việt Nam vinh dự đồng hành cùng Hội Y học Dự phòng ra mắt cuốn sách Dự phòng bệnh do não mô cầu ở Việt Nam – tài liệu khoa học hữu ích hỗ trợ công tác phòng ngừa dành cho nhân viên y tế. Sự phát triển của khoa học và công nghệ cùng các giải pháp tiên tiến giúp phòng ngừa bệnh tật bằng vắc xin đang đem lại những tác động tích cực lên sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam. Với sự đồng lòng và hiệp lực, GSK sẽ góp phần cùng Hội YHDP thực hiện lộ trình “Đánh bại viêm màng não” đến năm 2030 của Tổ chức Y tế Thế giới WHO để đạt được mục tiêu giảm 50% số ca mắc viêm màng não mà có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng”.

Lan Phương
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh truyền nhiễm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa