Thứ hai 12/05/2025 04:34

Vì sao thanh thiếu niên cần chủng ngừa não mô cầu và bạch hầu?

Thanh thiếu niên và người lớn nếu nhiễm não mô cầu, bạch hầu - ho gà, không được phát hiện hoặc điều trị sẽ trở thành “nguồn lây” bệnh trong cộng đồng.

Tại tọa đàm báo chí “Tầm quan trọng của chủng ngừa não mô cầu và bạch hầu - uốn ván - ho gà trên thanh thiếu niên” tổ chức ngày 5/5, các bác sĩ cho biết, việc từng bước hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 đã cho thấy vai trò thiết yếu của vắc xin trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, đồng thời hạn chế gánh nặng bệnh tật mà các bệnh truyền nhiễm mang lại.

Tọa đàm báo chí “Tầm quan trọng của chủng ngừa não mô cầu và bạch hầu - uốn ván - ho gà trên thanh thiếu niên” do Hội Y học Dự phòng Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam.

Trên thực tế, tiêm vắc xin không chỉ quan trọng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mà còn là giải pháp bảo vệ sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Bởi lẽ tiêm phòng đúng lịch, đầy đủ các mũi tiêm được khuyến cáo giúp thiết lập hàng rào kháng thể, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh.

Tuy vậy, PGS.TS.BS Cao Hữu Nghĩa - Giảng viên Vi sinh & An toàn tiêm chủng, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Nhiều phụ huynh chưa có nhận thức đầy đủ về việc tiêm chủng cho thanh thiếu niên, mà thường chỉ tập trung vào đối tượng trẻ nhỏ nên tỷ lệ thanh thiếu niên chưa được tiêm phòng bệnh do nhiễm não mô cầu vẫn còn khá cao.

Trong khi đó, theo TS.BS Nguyễn An Nghĩa - Giảng viên Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Phó khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh do nhiễm não mô cầu, bạch hầu, uốn ván, ho gà có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Đối với bệnh do nhiễm não mô cầu, bạch hầu, ho gà, thanh thiếu niên là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao khi tham gia nhiều hoạt động giao tiếp xã hội. Đồng thời, nhóm tuổi này còn có thể mang nguồn bệnh lây nhiễm cho trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi ở nhà. Do vậy việc chủng ngừa cho thanh thiếu niên không chỉ giúp bảo vệ bản thân trẻ, mà còn góp phần bảo vệ mọi người xung quanh.

Ngoài bệnh do nhiễm não mô cầu, việc tiêm vắc-xin ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà cho thanh thiếu niên cũng rất quan trọng. Dù đã được chủng ngừa đầy đủ trong 2 năm đầu đời, khi trẻ bước vào độ tuổi này, kháng thể ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà đã giảm đáng kể.

Hiện nay, bệnh do nhiễm não mô cầu đã có vắc xin phòng bệnh. Tại Việt Nam, vắc xin não mô cầu có 2 loại. Loại thứ nhất là vắc xin não mô cầu BC gồm 2 nhóm huyết thanh B và C, phác đồ tiêm 2 liều, khoảng cách tối thiểu giữa 2 liều từ 6-8 tuần. Loại thứ hai là vắc xin não mô cầu tứ giá cộng hợp 4 nhóm huyết thanh A, C, Y và W-135, tiêm 1 liều cho thanh thiếu niên và có thể tiêm một liều nhắc lại cho người từ 15 đến 55 tuổi, nếu liều vắc xin trước được tiêm trước đó ít nhất 4 năm.

Trong khi đó, việc tiêm vắc xin ngừa bạch hầu - uốn ván - ho gà cần được thực hiện suốt đời, tiêm nhắc 10 năm 1 lần để duy trì kháng thể phòng bệnh. CDC Hoa Kỳ và Hội Y học Dự phòng Việt Nam đã khuyến cáo tiêm mũi nhắc này cho trẻ từ 4 tuổi trở lên. Mũi tiêm nhắc bạch hầu - uốn ván - ho gà đã được triển khai tại nhiều quốc gia trên thế giới, tạo miễn dịch cộng đồng, giúp ngăn chặn sự xuất hiện và lây lan dịch bệnh.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả