Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch

Để phục hồi sau đại dịch, doanh nghiệp phía Nam cần được hỗ trợ nhiều hơn về nguồn vốn cũng như các chính sách “cơ sở hạ tầng” liên quan.
Đảm bảo vốn vay lãi suất thấp cho doanh nghiệp phục hồi sau dịch Covid-19

Báo Công Thương ghi nhận ý kiến của các chuyên gia kinh tế “hiến kế” để doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch bên lề Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp với chủ đề “Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững”, diễn ra ngày 11/8.

TS Lê Đạt Chí - Phó Trưởng Khoa Tài chính - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: Cần chú trọng giải ngân đầu tư công

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch
TS Lê Đạt Chí

Trước bối cảnh lạm phát có chiều hướng gia tăng, việc đưa ra các chính sách tín dụng càng thận trọng để giảm lạm phát. Vì thế mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước là đảm bảo sự cân bằng giữa tốc độ tăng lãi suất và chính sách tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng Nhà nước thận trọng hơn trong điều hành chính sách tiền tệ, đưa lãi suất VND ở mức hợp lý so với lãi suất USD. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng có thể sẽ thận trọng hơn trong việc nâng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong nửa cuối năm nay.

Vì thế để hỗ trợ doanh nghiệp, duy trì tăng trưởng kinh doanh, kìm đà tăng lạm phát vấn đề còn lại là phải thúc đẩy đầu tư công nhất là của khu vực tư nhân. Hơn nữa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bởi trong những tháng cuối năm 2022, các yếu tố rủi ro đến từ bên ngoài vẫn tiếp tục tác động đến doanh nghiệp và toàn nền kinh tế. Thực tế cho thấy các chính sách thúc đẩy đầu tư công thông qua các gói giải pháp thời gian qua có nhiều song chưa mang lại hiệu quả cao, thiết thực cho các doanh nghiệp.

Việc giải ngân vốn đầu tư công nhất là vốn vay của khu vực tư nhân còn chậm, quyết toán chậm, lãi cao đi kèm với đó là vật tư cả leo thang làm kéo theo dự toán các chi phí tăng càng làm cho việc giải ngân, quyết toán đầu tư công chồng thêm khó khăn. Chính phủ, các Bộ ngành giải quyết những nút thắt liên quan đến hoạt động đầu tư công nhất là của khu vực tư nhân (vì khu vực này dùng vốn vay ngân hàng) sẽ là đòn bẩy kích thích tăng trưởng cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu: Cần triển khai nhanh hơn hiệu quả hơn các gói tài chính hỗ trợ doanh nghiệp

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch
TS Nguyễn Trí Hiếu

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Thời gian qua Ccộng đồng doanh nghiệp đặt kỳ vọng chương trình phục hồi gần 350 nghìn tỷ đồng, thực hiện trong năm 2022 - 2023 đi vào cuộc sống một cách nhanh nhất và có hiệu quả song thực chất việc triển khai cần phải tăng tốc hơn nữa nhất là trong bối cảnh nước rút hiện nay.

Phải nhìn nhận thực tế rằng việc triển khai các gói hỗ trợ tài chính này còn nhiều rào cản cả từ phía ngân hàng và doanh nghiệp. Ngân hàng chưa hẳn đã mặn mà thúc đẩy nhanh khi mặt bằng lãi suất cho vay thấp và lãi huy động có xu hướng ngày càng tăng cao, phải đảm bảo các yếu tố phòng tránh rủi ro cho nên các quy định cũng không dễ dàng cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.

Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội gần 350 nghìn tỷ đồng triển khai, trong đó tiếp tục hỗ trợ lãi suất và giảm thuế VAT 2% sẽ thực sự là liều thuốc hữu ích để các doanh nghiệp cơ cấu lại nợ và khôi phục sản xuất, kinh doanh. Thời điểm này, hiệu quả của chương trình phục hồi kinh tế phụ thuộc vào quy mô gói hỗ trợ và tốc độ triển khai. Doanh nghiệp mong muốn chính sách hỗ trợ cũng phải nhanh và hiệu quả, đúng đối tượng, công khai, minh bạch...

Hiện nay các ngân hàng vẫn đang đẩy mạnh tín dụng và đẩy một lượng tiền lớn vào lưu thông. Nhiều ngân hàng đã dùng hết room tín dụng và hiện đang xin Ngân hàng Nhà nước cấp thêm room tín dụng. Tất cả những điều này là hiển nhiên trong bối cảnh nền kinh tế cần được tiếp sức để tiếp tục quá trình phục hồi. Tuy nhiên, những điều này đang đi ngược lại chủ trương chống lạm phát khi với một dòng vốn tín dụng tiếp tục đổ vào nền kinh tế trong khi rủi ro lạm phát ngày càng cao. Vì thế chính sách tài khóa hiện nay hãy để mặt bằng lãi suất cho vay tăng khoảng 1%- 1,5% từ nay đến cuối năm để kiểm soát lạm phát, đồng thời khẩn trương giúp Chính phủ thực hiện các gói hỗ trợ kinh tế, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, từ phía Chính phủ cũng đã và cần thúc đẩy nhanh các chương trình cải cách thủ tục hành chính, các chương trình tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, xóa bỏ các thủ tục đầu tư rườm rà, thuế, hải quan phải thật sự minh bạch, tránh tham ô nhũng nhiễu doanh nghiệp.

Ông Phạm Thái Bình - Chuyên gia ngành bán lẻ tiêu dùng: Cần chính sách nhất quán, đồng bộ

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch
Ông Phạm Thái Bình

Sau hai năm “gồng mình” chống dịch, hầu hết các doanh nghiệp đều đang đuối sức, rất cần các chính sách hỗ trợ. Cụ thể trong lĩnh vực hàng tiêu dùng - hiện nay thị trường nội địa được nhận định là nơi “trú ẩn” an toàn của các doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay sức mua ở nội địa đang chịu ảnh hưởng bởi thu nhập của người dân sụt giảm (do việc làm của họ không ổn định, lương giảm). Bên cạnh đó, thị trường nội địa cũng đang chịu tác động của việc giá cả leo thang, dẫn tới người dân giảm chi tiêu.

Để thúc đẩy tiêu dùng nội địa, các Bộ, ban ngành phải cùng ngồi lại bàn bạc với nhau, đưa ra chính sách chung, nhất quán, chứ một mình Bộ Công Thương không thể gỡ hết các vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến tài chính, thuế, hạ tầng… Câu chuyện giảm giá xăng dầu đã cho thấy phải có sự chung tay. Hiện giá xăng dầu đã giảm và các vấn đề khác cũng vậy.

Theo đó, thứ nhất phải xem lại chính sách cơ sở hạ tầng như chi phí đường bộ, chi phí cảng biển, chi phí vận tải… bởi đây là những yếu tố để thúc đẩy kích hoạt tiêu dùng. Thứ hai là phải rốt ráo quản lý thị trường chặt chẽ hơn thông qua Luật một cách triệt để hơn, không để tình trạng mỗi nơi mỗi giá, mỗi địa phương mỗi kiểu. Thứ ba phải có giám sát chặt hơn về giá cả chất lượng sản phẩm.

TS Trần Hữu Hiệp - Chuyên gia nghiên cứu độc lập về phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Thúc đẩy kết nối- giao thương cung cầu cho doanh nghiệp

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch
TS Trần Hữu Hiệp

Có thấy từ đầu năm 2022 đến nay doanh nghiệp phục hồi khá tốt, tinh thần tái sản xuất kinh doanh lên cao. Song hiện có các rào cản cần lưu ý, nếu không độ trễ của nó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Cụ thể lạm phát ở các nước quá cao, có doanh nghiệp không dám nhận đơn hàng vì nguyên vật liệu tăng cao, việc giải ngân vốn vay vẫn khó, lạm phát khiến dân giảm chi tiêu.

Đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp trong gói 350.000 tỉ đồng cần đẩy nhanh, khi mà trong bối cảnh phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, doanh nghiệp rất khát vốn. Do đó, cần đáp ứng vốn cho doanh nghiệp thời điểm này để không bỏ lỡ cơ hội phục hồi của doanh nghiệp và cả nền kinh tế càng về các quý cuối năm càng lớn. Đặc biệt trong bối cảnh giá nguyên vật liệu gia tăng từng ngày, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp lại càng "nóng" hơn bao giờ hết. Về chính sách kích cầu hỗ trợ phục hồi kinh tế, cần sáng tạo các giải pháp riêng, phù hợp với tình hình. Trong đó, tập trung vào các giải pháp thúc đẩy đầu tư công để tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo động lực cho các doanh nghiệp ngành sắt thép, xây dựng... phát triển và lan tỏa tới các khu vực khác.

Về các vấn đề tăng lưu thông hàng hóa tiêu dùng cần tiếp tục đẩy mạnh liên liên kết vùng để tiêu thụ hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố nhất là tại Đồng bằng sông Cửu Long; kết nối giao thương doanh nghiệp sản xuất-cung ứng, xuất khẩu, tham gia cung ứng nông sản, thực phẩm và xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa...

Tăng cường các chương trình khuyến mãi, các chương trình xúc tiến thương mại gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam sẽ góp phần kết nối hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ, kết nối giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng để hình thành các chuỗi cung ứng hàng Việt... nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tăng trưởng về doanh thu cho doanh nghiệp, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

TS Huỳnh Thanh Điền - Giảng viên Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh: Chậm triển khai gói tài chính 40 ngàn tỷ là chậm đưa doanh nghiệp trở lại đường đua

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch
TS Huỳnh Thanh Điền

Mặc dù doanh nghiệp nào cũng cần được hỗ trợ nguồn vốn để vượt qua khó khăn sau đại dịch và phục hồi sản xuất nhưng điều mà doanh nghiệp cần hơn cả đó là một hệ thống cơ chế, chính sách thật sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chỉ có thể tiếp cận vốn khi thủ tục, điều kiện tiếp cận vốn đơn giản, không còn bất hợp lý, tiếp cận được vốn hơn nữa thì họ mới có thể thu mua nguyên liệu, tự tin lên kế hoạch sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết công ăn việc làm, mở rộng đơn hàng xuất khẩu nhất là trong những tháng cuối năm này.

TS Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Bộ phận đầu tư Savills Việt Nam: Tháo 3 nút thắt để thị trường bất động sản phát triển

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch
TS Sử Ngọc Khương

Có 3 yếu tố then chốt cần tháo gỡ để giúp cho thị trường bất động sản phát triển một cách lành mạnh, bền vững và minh bạch.

Thứ nhất là là hành lang pháp lý, pháp luật trong việc cấp phép, phê duyệt các dự án từ 1/2.000, 1/500 đến giấy phép xây dựng rồi xác định tiền sử dụng đất. Pháp lý khó làm cho nguồn cung trên thị trường kém dẫn đến thị trường không thực sự là minh bạch.

Thứ hai là liên quan đến dòng tiền, có nghĩa là nguồn tín dụng, ở đây cần có sự cân nhắc đối với dự án hoặc người mua, chứng minh sự phát triển của dự án tốt… cần sự hỗ trợ của các ngân hàng, các định chế tài chính.

Thứ ba là về quy hoạch cần phải rõ ràng cho các nhà đầu tư hoặc các nhà phát triển dự án nhìn thấy những quy hoạch rõ ràng của mình.

Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang: Cân đối lại cung - cầu trên thị trường

Từ khi sau dịch đến nay bất động sản đang phát triển một cách không trật tự, không có chuyên nghiệp tức nghĩa là phát triển không có bền vững, có nhiều lý do gây hậu quả đến ngày hôm nay.

Đối với thị trường bất động sản muốn phát triển ổn định sau dịch, đang gặp một số khó khăn nhất định gồm: Thứ nhất là mất cân đối cung - cầu, nguồn cung trên thị trường phân khúc trung cao cấp -hạng sang, còn cầu trên thị trường nhu cầu thực không có, dẫn tới lệch pha giữa cung - cầu và cần giải pháp điều chỉnh để đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế.

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch
Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang

Thứ hai là về tín dụng, trước đây phát triển ồ ạt của việc cho vay bất động sản nhất là phát hành trái phiếu bất động sản không đúng mục đích tạo ra thị trường hút vốn về dự án mang tính đầu tư. Như vậy vô tình làm cho thị trường ảnh hưởng vạ lây, rom tín dụng đã hết, nhất là tín dụng về bất động sản. Điều đó với những bất động sản đầu cơ, đầu tư thì nên dùng biện pháp hạn chế. Còn đối với những sản phẩm bất động sản có nhu cầu thực thì chính sách tín dụng nên mở lại.

Thứ ba cần chính sách minh bạch và rõ ràng vì hiện nay chúng ta đang thiếu cái này. Chính sách không minh bạch, rõ ràng gây khó khăn cho doanh nghiệp, thành ra nguồn cung trên thị trường không thể kiểm soát được. Ngay thị trường lớn như TP. Hồ Chí Minh không có dự án bất động sản được cấp giấy phép trong 2 năm gần đây, thành ra tạo sự khan hiếm không đáng có. Cũng như chính sách về tách thửa đất tạo kẻ hở cho việc phân lô, bán nền tràn lan không đúng quy chuẩn. Do đó về chính sách pháp lý chúng ta nên đi theo một cái quy trình chuẩn, nhất là việc về định giá đất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm được giá thành của sản phẩm bao nhiêu để tung ra thị trường.

Cuối cùng là minh bạch thị trường, tức là những giao dịch trên thị trường bất động sản cần minh bạch, có như vậy thị trường mới minh bạch, để người mua lựa chọ về giá sản phẩm.

Ông Võ Hồng Thắng - Phó Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển (R&D) DKRA Vietnam: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói 350 ngàn tỷ

Chuyên gia “hiến kế” để doanh nghiệp phía Nam phục hồi sau đại dịch

Tôi cho rằng cần tăng cường đẩy nhanh tiến độ giải ngân gói 350 ngàn tỷ đồng hỗ trợ kích thích kinh tế sau dịch (tính đến tháng 7/2022, mới giải ngân được 48 ngàn tỷ đồng). Đặc biệt, gói đầu tư vào hạ tầng giao thông sẽ giúp thị trường bất động sản hồi phục và tạo đòn bẫy để thị trường phát triển trong những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh, tháo gỡ vướng mắc pháp lý dự án để tăng nguồn cung ra thị trường giải quyết bài toán khan hiếm nguồn cung mới như hiện nay, nhất là phân khúc căn hộ tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Ngoài ra, cần công bố rộng rãi, minh bạch hóa thông tin quy hoạch, đồng thời tăng cường giám sát thị trường để giảm thiểu trình trạng sốt ảo, thổi giá.

Cuối cùng là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất ngân hàng.

Thảo - Dương - Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhóm cổ phiếu chứng khoán, hàng không dẫn dắt, VN-Index tăng hơn 20 điểm

Nhóm cổ phiếu chứng khoán, hàng không dẫn dắt, VN-Index tăng hơn 20 điểm

Thị trường chứng khoán có phiên giao dịch bùng nổ với đà tăng mạnh đến từ nhóm cổ phiếu chứng khoán, hàng không, kéo VN-Index bật tăng hơn 20 điểm.
Nhìn lại thập kỷ gian nan của Vibex dưới thời

Nhìn lại thập kỷ gian nan của Vibex dưới thời ''nữ tướng'' Lê Thanh Hương

Tháng 11 tới, Vibex tròn một thập kỷ dưới sự điều hành của Chủ tịch Hội đồng quản trị Lê Thanh Hương. Trong hành trình giai nan đó là những điểm xuyến gì?
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 6/5/2024: Cuộc đua tăng lãi suất bắt đầu "nóng"

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 6/5/2024: Cuộc đua tăng lãi suất bắt đầu "nóng"

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 6/5/2024, lãi suất tiết kiệm 6/5, giảm lãi suất huy động, tăng lãi suất, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 6/5: VPB, ANV và DCM

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 6/5: VPB, ANV và DCM

VPBank (VPB) là một trong những ngân hàng có lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Ngân hàng được thành lập vào ngày 12/8/1993 dưới sự cấp phép của Ngân hàng Nhà nước.
Chứng khoán tuần từ ngày 6-10/5: Không loại trừ khả năng thị trường có đợt điều chỉnh

Chứng khoán tuần từ ngày 6-10/5: Không loại trừ khả năng thị trường có đợt điều chỉnh

Hai phiên giao dịch sau kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán đã phục hồi tích cực sau đợt giảm hơn 100 điểm, các nhà đầu tư kỳ vọng rủi ro ngắn hạn đã qua.

Tin cùng chuyên mục

Thanh tra các doanh nghiệp xăng dầu chưa kết nối hóa đơn điện tử với cơ quan thuế

Thanh tra các doanh nghiệp xăng dầu chưa kết nối hóa đơn điện tử với cơ quan thuế

Tổng cục Thuế yêu cầu thanh, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chưa kết nối hóa đơn điện tử với cơ quan thuế ngay từ quý II/2024.
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 3 yếu tố then chốt "hút" nhà đầu tư ngoại

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 3 yếu tố then chốt "hút" nhà đầu tư ngoại

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 3 yếu tố then chốt hút nhà đầu tư ngoại, cần tập trung vào yếu tố liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam.
Đảm bảo tăng trưởng kinh tế năm 2024: Cần động lực chính sách và giải pháp căn cơ

Đảm bảo tăng trưởng kinh tế năm 2024: Cần động lực chính sách và giải pháp căn cơ

Đến hết tháng 4, dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vẫn còn không ít thách thức để thực hiện mục tiêu tăng trưởng.
Loạt doanh nghiệp bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt

Loạt doanh nghiệp bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt

Ngày 4/5, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin, cơ quan này vừa xử phạt các doanh nghiệp: BV Land, Gas Đô thị, Xây dựng Hàn Quốc và Việt Nam.
Cục thuế TP. Hà Nội nói gì về lùm xùm tiếp thị liên kết của Shopee?

Cục thuế TP. Hà Nội nói gì về lùm xùm tiếp thị liên kết của Shopee?

Lùm xùm chính sách tiếp thị liên kết của Shopee khiến các đối tác có nguy cơ bị truy thu thuế lũy tiến tới 35%, đại diện Cục thuế TP. Hà Nội nói gì?
Cùng VPBank ươm mầm thịnh vượng cho cộng đồng

Cùng VPBank ươm mầm thịnh vượng cho cộng đồng

VPBank sẽ trích ra số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng từ các sổ tiết kiệm mở mới hoặc giao dịch trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện) để đóng góp vào Quỹ Tấm lòng Việt,
Hàn Quốc vững vị thế đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Hàn Quốc vững vị thế đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Hàn Quốc đang là đối tác đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, đặc biệt, đang xuất hiện một làn sóng đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam.
Tăng gần bằng dự báo cả năm, tỷ giá sẽ hạ nhiệt trong quý 4/2024?

Tăng gần bằng dự báo cả năm, tỷ giá sẽ hạ nhiệt trong quý 4/2024?

Đồng USD sẽ tiếp tục mạnh trong quý 2/2024 trên toàn cầu. Với thị trường Việt Nam dự báo tỷ giá USD/VND có thể vẫn duy trì ở mức cao.
Nỗ lực "bơm" vốn vào nền kinh tế, cân đối hạ lãi suất cho vay

Nỗ lực "bơm" vốn vào nền kinh tế, cân đối hạ lãi suất cho vay

Để thúc đẩy tín dụng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế, ngành Ngân hàng đang tiếp tục giảm lãi suất, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh
Thị trường tiếp nối đà phục hồi, chỉ số VN-Index tăng thêm 4,67 điểm

Thị trường tiếp nối đà phục hồi, chỉ số VN-Index tăng thêm 4,67 điểm

Thị trường đang trong nhịp phục hồi khá mạnh khi dòng tiền vào nhóm ngân hàng, hàng không có xu hướng cải thiện, tâm lý thị trường cũng dần ổn định.
Ngân hàng hết cửa “đi đêm” lãi suất huy động?

Ngân hàng hết cửa “đi đêm” lãi suất huy động?

Ngân hàng Nhà nước nghiêm cấm tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi bằng VND hoặc USD thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức không đúng quy định.
Chỉ có 1 doanh nghiệp tham gia, phiên đấu thầu vàng tiếp tục bị hủy

Chỉ có 1 doanh nghiệp tham gia, phiên đấu thầu vàng tiếp tục bị hủy

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC hôm nay (3/5) lại bị hủy do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu. Đây là lần thứ ba nhà điều hành hủy đấu thầu vàng.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 3/5/2024: Lãi suất tăng trở lại, mức cao nhất 9,5%

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 3/5/2024: Lãi suất tăng trở lại, mức cao nhất 9,5%

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 3/5/2024, lãi suất tiết kiệm 3/5, giảm lãi suất huy động, tăng lãi suất, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 3/5: HDG, DGC và POW

Khuyến nghị cổ phiếu hôm nay 3/5: HDG, DGC và POW

HDG là chủ đầu tư của nhiều chung cư, khu đô thị như Hado Charm Villas quy mô 30ha tại huyện Hoài Đức (Hà Nội), Centrosa Garden quy mô gần 7ha ở quận 10...
Đất Xanh Miền Nam bị xử phạt vì không công bố thông tin trái phiếu

Đất Xanh Miền Nam bị xử phạt vì không công bố thông tin trái phiếu

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam bị xử phạt vì không công bố thông tin liên quan về hoạt động phát hành trái phiếu.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024, theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng 13%.
Thị trường hồi phục phiên giao dịch đầu tháng 5, VN-Index tăng 6,84 điểm

Thị trường hồi phục phiên giao dịch đầu tháng 5, VN-Index tăng 6,84 điểm

Sau kỳ nghỉ lễ, tâm lý thị trường tỏ ra khá thận trọng khiến dòng tiền chảy vào các ngành yếu. Đóng cửa, VN-Index tăng 6,84 điểm (+0,57%) lên 1.1216,36 điểm.
Ngày mai 3/5, tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày mai 3/5, tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC vào 9h sáng ngày mai 3/5, với giá tham chiếu là 82,9 triệu đồng mỗi lượng.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 36 dự án mới

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 36 dự án mới

4 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 36 dự án đầu tư mới và 3 lượt điều chỉnh vốn đầu tư.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động