Chứng khoán “nhà nghèo” và quyền lực của lãi suất

Sau niềm hân hoan năm 2017 và hưng phấn thêm ba tháng đầu năm 2018 để đạt đỉnh 1.204 điểm vào đầu tháng 4/2018, chứng khoán Việt Nam lại rơi vào tình trạng “biếng ăn”, giá rớt dài. Năm 2018, thị trường chứng khoán khép lại với kết quả kém vui.

Không chỉ kém vui, đối với nhiều người đó còn là kết quả bất ngờ. Vì trong một cuộc họp chuyên ngành tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) hồi đầu năm 2018 có mặt nhiều chuyên gia, hầu hết họ đều cho rằng thị trường 2017 đã bật sáng thì 2018 kỳ vọng sẽ sáng tốt. Vâng, vào thời điểm giao dịch đang “cháy hết mình” (90 ngày tăng hơn 22%) thì lạc quan là điều dễ hiểu.

chung khoan nha ngheo va quyen luc cua lai suat

Thế nhưng, cái bẫy giá (bull trap) lần nữa đã đánh lừa nhiều người. Xin chúc mừng những ai đã kịp dừng lại và chia sẻ với người không may.

Là định chế có đặc điểm không hoàn thiện, thị trường chứng khoán xuất hiện đủ các mặt rất đời, nhưng đó lại chính là chất men tạo độ say cho thị trường. Nếu các biến động “vô lý”, ở đó nay may mắn mai lại rủi ro, làm cho người này vui, kẻ kia buồn, thì đó không là bản chất, không đại diện cho toàn cảnh kinh tế chứng khoán. Đó chỉ như mảng đời thường được bê lên bảng điện.

Có điều, các biểu hiện hỷ, nộ, ái, ố ở đó là thứ dễ bị phê bình, bị nhìn nhận thiên lệch, lại rất dễ lây lan, không có lợi cho việc phát triển thị trường. Điều này có thể làm lu mờ công lớn của thị trường chứng khoán, vốn là hạ tầng mặc định liên hệ đến nhiều ngóc ngách kinh tế. Thử đứng ở góc độ lãi suất để quan sát xem có phải vậy?

Quyền lực của lãi suất

Bất kể là cao hay thấp, lên hay xuống, lãi suất đeo bám tất cả chúng ta và nhiều khi đó còn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Lãi suất vậy chẳng có gì mới lạ. Nhưng điều có lẽ ít người nghĩ tới, là nếu không có thị trường chứng khoán thì sẽ không có lãi suất thị trường. Lúc đó khái niệm “tiền” sẽ hạn hẹp...

Là mạch đập của nền kinh tế, lãi suất thị trường ẩn sinh trong thị trường tiền tệ. Thị trường tiền tệ là một phân khúc của thị trường chứng khoán, giao dịch các chứng khoán ngắn hạn, loại như tiền. Bối cảnh lưu hành loại tiền này đan xen giữa ngân hàng, chính phủ, doanh nghiệp và đại chúng. Cung cầu thay đổi liên tục làm cho giá của chúng thay đổi.

Và cái gọi là lãi suất thị trường là tập hợp các giá đó. Như vậy, lãi suất thị trường không là một lãi suất duy nhất mà (cần hiểu) đó là một tập hợp lãi suất (interest rates). Tập hợp giá các sản phẩm tiền tệ đó ảnh hưởng đến động thái “tiêu tiền” của tất cả và các quyết định vĩ mô liên quan đến lãi suất. Dễ thấy nhất là việc điều tiết lãi suất chủ chốt của ngân hàng trung ương.

Một thay đổi lãi suất dù rất nhỏ của ngân hàng trung ương có thể làm đảo lộn nhiều toan tính trên thị trường tài chính. Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất lần thứ tư lên 25 điểm cơ bản vào trưa ngày 20/12/2018 khiến thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới chao đảo là ví dụ. Và, do tính liên thông, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 cũng không tránh khỏi sự “tàn phá” đó, mặc dù kinh tế quốc nội tốt và GDP tăng đến 7,08%.

Quyền lực lãi suất cũng thể hiện ở chủ trương hạ nhiệt hay tiếp lửa để duy trì và khuyến khích nhịp độ kinh tế lành mạnh: Khá phức tạp và không kém thách thức là bài toán điều hành lạm phát mục tiêu. Linh hoạt nhưng cân não với biện pháp nới lỏng hay siết chặt tiền tệ, là cách bơm hút tiền thông qua công cụ trái phiếu chính phủ.

Các động tác vĩ mô này vừa có hiệu lực uốn nắn việc “tiêu tiền” nói chung, vừa là chỉ báo chiều hướng thay đổi lãi suất. Lãi suất thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến các thị trường tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Trong thực hành, không có lãi suất thị trường sẽ không có thị trường trái phiếu. Điều này làm cho nguồn tài chính lớn số một trong nền kinh tế (cả chính phủ và doanh nghiệp) bị khiếm dụng. Tại các thị trường phát triển, giao dịch trái phiếu rất lớn, thu hút rộng rãi người đầu tư. Không có lãi suất thị trường thì hoạt động vay mượn và quan hệ công nợ (kể cả qua ngân hàng) sẽ bị méo mó. Kinh nghiệm phân phối trái phiếu chính phủ, tín dụng và tiết kiệm theo chỉ tiêu thời bao cấp tại Việt Nam là minh họa.

Chứng khoán “nhà nghèo”

Được khơi dậy mạnh mẽ thông qua thị trường chứng khoán, nguồn lực đại chúng đã chứng tỏ hiệu quả đóng góp tích cực vào nền kinh tế. Sự nở rộ các công ty ngàn tỷ nhiều năm qua với con số hơn hai triệu nhà đầu tư cá nhân trong nước (tính đến cuối năm 2018) đã thể hiện rõ dấu ấn đại chúng. Tuy con số nhà đầu tư lớn dần lên mỗi năm, sân chơi đại chúng lại được xem là chưa mở rộng, cả về phương diện chủng loại và phẩm cấp sản phẩm, lẫn việc thu hút đa dạng nguồn lực trong dân, số đông người có yêu cầu đầu tư khác nhau.

Năm 1998, trong một dịp gặp gỡ với anh Lê Văn Châu, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tại Sài Gòn, anh có nói một ý làm tôi nhớ mãi: “Dân xứ mình còn nghèo nên việc xây dựng thị trường thế nào thì cũng không thể quên điều này”…

Thú thật, ngay lúc đó tôi không hiểu hết ý anh, nhưng về sau khi càng nhiều cổ phiếu tốt trên thị trường chứng khoán cho kết quả đầu tư giá trị vượt trội so với gửi tiết kiệm, tôi thấy câu nói gói ghém tâm tư của anh Châu rất chí lý. Các chứng khoán thuộc mảng giá trị này rất phù hợp với “nhà nghèo”, nhưng không riêng cho nhà nghèo…

Cái nghèo nói ở đây không là nghèo cơm gạo mà có thể khái quát là không giàu hay ít tiền. Vậy cửa nào để người ít tiền đầu tư vào chứng khoán? Có nhiều, nhưng còn ẩn khuất, do cửa chưa mở rộng, chưa quan tâm sâu hay bị cản ngại bởi bức tường tâm lý. Người có vài trăm triệu hoặc vài chục triệu đồng thì nhiều, gấp nhiều lần số đang đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhưng họ chỉ gửi tiết kiệm. Tiết kiệm tại Việt Nam lại chỉ là “chốt sổ” định kỳ.

Trong khi đó, nhiều cổ phiếu có lợi suất hơn hẳn gửi tiết kiệm, ít rủi ro, thanh khoản tốt lại đang bị ế. Sự khiếm dụng các cơ hội như vậy phải chăng do lỗi của đại chúng? Không! Lỗi từ khâu kiến tạo thị trường, lỗi của giới quản lý và phục vụ, do thiếu chủ động và chưa có cách cạnh tranh thu hút.

Thật ra, khi một thị trường có nền tảng phát triển tốt theo chiều sâu, bản thân nó sẽ cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau cho các giới và các gu đầu tư khác nhau. Trong đó có mảng cho “nhà nghèo”, cho ông nghỉ hưu, bà nội trợ, cho sinh viên, người làm công ít tiền và những ai không thích rủi ro. Sản phẩm cho mảng nhà nghèo sẽ gồm các loại chứng khoán cho thu nhập cố định, cổ phiếu ưu đãi, loại tiện ích, phòng thủ…

Các nhà nghèo có chí lớn (think big) cũng có thể săn tìm các chứng khoán “lọ lem”, các mã bị hắt hủi vô lý. Loại này thị trường nào cũng có, và Warren Buffett giàu là nhờ có cách chọn ở lâu với “lọ lem”, chứ không ong bướm “hàng hiệu”.

Tiếc là việc khai khẩn ít được chú trọng, thị trường do đó có thể vừa thừa (bị ế) vừa thiếu (các hàng hóa đa dạng). Ngay như cổ phiếu ưu đãi dù đã được chế định tại Luật Công ty từ năm 1990 nay hầu như vẫn còn trong bóng tối.

Người Việt được tiếng chắt chiu, ai dành dụm được ít tiền cũng muốn tìm cửa sinh lợi. Cửa sinh lợi của một quốc gia tùy thuộc cơ hội mở ra từ hiệu lực điều hành, các chính sách kiến hiệu… Kinh tế phát triển, mức sống tốt lên, lớp trung lưu đúng nghĩa tăng lên.

Theo thông lệ, nguồn tư bản và tinh lực tích lũy từ đó sẽ giúp kinh tế nước nhà có điều kiện cất cánh. Nhưng dù sao đó vẫn chỉ là lý thuyết. Nếu không được chào đón bởi các kênh đầu tư tích cực, thiếu niềm tin, nguồn nội lực này có thể sẽ tìm nơi trú ẩn, tìm chỗ hưởng nhàn, tiêu pha đẳng cấp, chảy vào bia rượu. Sự hưng vượng quốc gia do vậy sẽ khó xảy ra.

Theo Tin nhanh Chứng khoán
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đất Xanh Miền Nam bị xử phạt vì không công bố thông tin trái phiếu

Đất Xanh Miền Nam bị xử phạt vì không công bố thông tin trái phiếu

Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam bị xử phạt vì không công bố thông tin liên quan về hoạt động phát hành trái phiếu.
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024, theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng 13%.
Thị trường hồi phục phiên giao dịch đầu tháng 5, VN-Index tăng 6,84 điểm

Thị trường hồi phục phiên giao dịch đầu tháng 5, VN-Index tăng 6,84 điểm

Sau kỳ nghỉ lễ, tâm lý thị trường tỏ ra khá thận trọng khiến dòng tiền chảy vào các ngành yếu. Đóng cửa, VN-Index tăng 6,84 điểm (+0,57%) lên 1.1216,36 điểm.
Ngày mai 3/5, tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngày mai 3/5, tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC vào 9h sáng ngày mai 3/5, với giá tham chiếu là 82,9 triệu đồng mỗi lượng.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 36 dự án mới

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 36 dự án mới

4 tháng đầu năm, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 36 dự án đầu tư mới và 3 lượt điều chỉnh vốn đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Khởi động chu kỳ phát triển dự án mới, cổ phiếu AGG

Khởi động chu kỳ phát triển dự án mới, cổ phiếu AGG ''phi nước đại''

Quý I, An Gia (AGG) ghi nhận doanh thu tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái; thậm chí, lợi nhuận ròng cao hơn 18 lần lên 214 tỷ cao nhất trong 9 quý gần đây.
Nam Long Group: Áp lực khoản nợ hơn 1.280 tỷ đồng đến hạn phải trả

Nam Long Group: Áp lực khoản nợ hơn 1.280 tỷ đồng đến hạn phải trả

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, Công ty CP Đầu tư Nam Long (Nam Long Group, mã CK: NLG) có khoản nợ đến hạn phải trả hơn 1.280 tỷ đồng.
Vốn điều lệ ngân hàng thay đổi ra sao sau mùa đại hội cổ đông?

Vốn điều lệ ngân hàng thay đổi ra sao sau mùa đại hội cổ đông?

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, nhiều ngân hàng đã thông qua kế hoạch tăng vốn “khủng”, hứa hẹn bức tranh quy mô mới của ngành ngân hàng.
Lãi suất chạm đáy, người dân rút tiền khỏi ngân hàng

Lãi suất chạm đáy, người dân rút tiền khỏi ngân hàng

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, sau 25 tháng tăng trưởng liên tiếp, tháng 1/2024, khi lãi suất chạm đáy người dân rút 34.643 tỷ đồng khỏi ngân hàng.
Chuyên gia WB: “Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài”

Chuyên gia WB: “Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài”

Bà Dorsati Madani – Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới nhận định, “Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài”.
Ngân hàng dựng “hàng rào” bảo mật, bảo vệ tài khoản khách hàng

Ngân hàng dựng “hàng rào” bảo mật, bảo vệ tài khoản khách hàng

Khi các thủ đoạn lừa đảo trên mạng ngày càng tinh vi, ngành ngân hàng phải chuyển sang các phương pháp xác thực tiến bộ hơn để bảo vệ tài khoản của người dùng.
Tính thuế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo công lập như thế nào?

Tính thuế trong lĩnh vực giáo dục đào tạo công lập như thế nào?

Tổng cục Thuế hướng dẫn các đơn vị hoạt động giáo dục đào tạo công lập chính sách về thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và việc sử dụng hóa đơn điện tử.
VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt 10%

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt 10%

Đại hội đồng cổ đông VPBank vừa thông qua kế hoạch kinh doanh 2024, chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% và bầu bổ sung 2 thành viên Hội đồng quản trị.
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng tăng 10,1%

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng tăng 10,1%

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4,4%.
4 tháng, Việt Nam thu hút thêm gần 9,27 tỷ USD vốn ngoại

4 tháng, Việt Nam thu hút thêm gần 9,27 tỷ USD vốn ngoại

4 tháng đầu năm 2024, vốn FDI đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD.
Lộ diện bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2024, Top 10 có sự thay đổi đáng kể

Lộ diện bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2024, Top 10 có sự thay đổi đáng kể

28 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, hầu hết ngân hàng đều có tăng trưởng lợi nhuận khả quan, chỉ có 8 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm.
Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Kích cầu tín dụng, các ngân hàng tiếp tục “bung” các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi cùng chính sách hấp dẫn hướng tới khách hàng cá nhân,doanh nghiệp.
Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 và nhiệm kỳ 2024 – 2029 của VietinBank, diễn ra ngày 27/4, đã thông qua các chỉ tiêu và định hướng kinh doanh quan trọng.
Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

"Một dấu chấm, dấu phẩy tôi cũng không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan hay Vạn Thịnh Phát. Nếu có tôi đã chẳng còn ngồi đây", Chủ tịch Sacombank nói với cổ đông.
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm đã chỉ ra những tồn tại và kiến nghị xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân sách.
Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Lãi suất bình quân tiền gửi giảm, lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng cao cùng với việc tiết giảm chi phí là những yếu tố giúp lãi suất cho vay giảm.
Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Không chỉ là thực hiện chủ trương của ngành mà bản thân các ngân hàng cho biết, sẽ có biện pháp quyết liệt hơn trong tái cấu, xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng.
Nhiều giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Nhiều giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới.
Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Danh sách Top 30 thương hiệu ngân hàng (ngoài quốc doanh) được yêu thích nhất Việt Nam năm 2023 tiếp tục xuất hiện những gương mặt quen thuộc.
Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động