Thứ ba 24/12/2024 02:25

Chủ tịch Quốc hội chủ trì cuộc làm việc về dự án Luật Hợp tác xã

Sáng 17/2, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá tuy tỷ trọng đóng góp cho GDP của hợp tác xã không quá lớn, nhưng đây là thành phần kinh tế quan trọng, gắn liền với sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.

Tham dự cuộc làm việc có Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Đức Hải, Thượng tướng Trần Quang Phương; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội...

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cuộc làm việc được tổ chức để cho ý kiến sơ bộ chuẩn bị tiếp cho quy trình tiếp theo. Đây là cách làm sớm, từ xa, chủ động, không chờ đến ngày trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chính thức.

Theo quy trình, thời gian tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chính thức lần cuối. Sau đó, dự án sẽ được trình xin ý kiến đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ năm sắp tới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá dự án luật đã được chuẩn bị khá công phu; nhận được sự quan tâm của rất nhiều đại biểu Quốc hội; không chỉ tác động đến các hợp tác xã, mà còn tác động sâu, rộng đến nhiều thành phần kinh tế, các loại hình hoạt động và các lĩnh vực hoạt động khác.

Tuy tỷ trọng đóng góp cho GDP của hợp tác xã không quá lớn, nhưng đây là thành phần kinh tế rất quan trọng, gắn liền với sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung, nhất là phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới cũng như củng cố thành phần kinh tế hợp tác của đất nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh báo cáo một số vấn đề lớn của dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Báo cáo một số vấn đề lớn của dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết một số vấn đề đã được các bên rà soát và thống nhất. Đó là các nội dung liên quan tới hoạt động tín dụng nội bộ, kiểm toán hợp tác xã.

Bên cạnh đó còn một số vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị các đại biểu cho ý kiến thêm.

Cụ thể là về tên gọi của dự án luật (hiện nay có các ý kiến đề nghị tên gọi dự án là Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác, Luật Hợp tác xã (sửa đổi); về Liên đoàn Hợp tác xã; về tổ chức đại diện, Liên minh Hợp tác xã...

Phát biểu ý kiến tại cuộc làm việc, các đại biểu thống nhất cao giữ nguyên tên gọi là dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi); nhất trí quy định về tín dụng nội bộ không vì mục tiêu lợi nhuận và để bảo toàn vốn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu.

Các đại biểu cũng nhất trí cao với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Vấn đề quan trọng nhất là các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã phải khả thi, dễ tiếp cận, dễ đi vào cuộc sống, nhất là các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, về thuế, bảo hiểm xã hội...

Quy định về tỷ lệ cung ứng dịch vụ cần theo nguyên tắc trước hết phải bảo đảm cung ứng cho thành viên hợp tác xã.

Chính sách để hợp tác xã thành lập doanh nghiệp trên nguyên tắc không doanh nghiệp hóa hợp tác xã, không chuyển hợp tác xã thành doanh nghiệp là đúng nhưng hiện nay rất khó thực hiện.

Về kiểm toán thì cân nhắc quy định thành lập kiểm toán nội bộ hay theo kinh nghiệm thế giới là mô hình kiểm toán độc lập thuộc Liên minh Hợp tác xã.

Việc thành lập kiểm toán nội bộ sẽ tạo thêm khó khăn, gánh nặng cho các hợp tác xã, vì riêng thành lập Ban Kiểm soát của Hợp tác xã đã rất khó khăn khi triển khai thực hiện trong thực tế.

Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Thường trực Ủy ban Kinh tế cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan, tổ chức hữu quan cố gắng thống nhất một phương án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội; đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tổ chức xin ý kiến lại Chính phủ để sớm thống nhất các vấn đề lớn được nêu ra tại cuộc làm việc./.

Theo TTXVN
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Chống lãng phí, tiết kiệm góp phần tăng sức mạnh quốc gia

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”