Thứ sáu 22/11/2024 17:03

"Chở" nước biển về Hà Nội nuôi cua biển lột

Khởi nghiệp trong nông nghiệp đã khó, nhưng với mô hình nuôi cua biển lột tại Hà Nội lại càng khó. Tuy nhiên, trong khó khăn thì cơ hội đem lại cũng sẽ rất lớn.

Xây 'bể bơi bốn mùa' để nuôi cua biển lột

Nuôi cua biển trong hộp nhựa – mô hình không mới, tuy nhiên, việc nuôi cua biển lột tại Hà Nội lại là mô hình khởi nghiệp khá mới mẻ với nhiều người.

Anh Nguyễn Quang Thuấn đi soi cua biển lột

Sinh ra và lớn lên tại Hưng Yên, anh Nguyễn Quang Thuấn (sinh năm 1984) theo học Đại học Thủy lợi. Ra trường cũng trải nghiệm qua nhiều vị trí làm việc, từ làm nhân viên chi cục quản lý đê điều phòng chống lụt bão, nhân viên công ty thiết kế công trình và làm cả tiếp viên hàng không, tuy nhiên, những hoài bão và ước mơ của người con sinh ra từ mảnh đất “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, anh Nguyễn Quang Thuấn chọn cho mình ngã rẽ khác đó là khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Không chọn gà Đông Tảo hay nhãn lồng – những sản vật gắn liền với địa phương Hưng Yên, loại nông sản mà ảnh Nguyễn Quang Thuấn lựa chọn khởi nghiệp đó là cua biển lột – một sản phẩm ngách mà theo như anh chia sẻ nó là sự gắn kết của những gì anh đã được học đại học và quê hương của anh đó là nông nghiệp.

Anh Nguyễn Quang Thuấn chia sẻ, sau khi tìm hiểu mô hình trên mạng internet, tìm kiếm và học hỏi của những người đi trước, anh đi tìm thuê địa điểm và bắt tay vào làm. Điểm dừng chân của anh là thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Tại đây cũng đã có người làm nhưng họ không làm nữa và cho thuê nhà xưởng.

Từ một tiếp viên hàng không, hàng ngày được bay trên bầu trời, anh về làm “bó gối” với 4 bức tường của nhà xưởng, làm bạn với cua, với những nghiên cứu, thí nghiệm về nước. Theo anh Nguyễn Quang Thuấn, khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp vô cùng vất vả, gian truân và nhiều cái không ngờ tới.

Sau khi thuê được nhà xưởng, máy móc họ đã dỡ đi hết, chỉ còn 4 bể chứa nước, tuy nhiên, các bể này được xây chưa đúng kỹ thuật, do đó, anh và đồng nghiệp lại bắt tay vào cải tạo lại bể.

Bước tiếp theo đó là đầu tư máy móc, thiết bị, nhà giàn nuôi cua. Mua nước biển về để đổ vào các bể. Chi phí đầu tư khá đắt, riêng giàn nuôi cua đầu tư vào khoảng 300 triệu đồng, nước biển khoảng 500 – 600 nghìn đồng/m3.

Lọ mọ xong khâu nhà xưởng, máy móc thiết bị, khâu tiếp theo đó là tìm mua con giống. “Cua giống được chúng tôi mua ở Cà Mau. Mới đầu, do chưa quen, thiệt hại ở khâu này là khá lớn. Chúng tôi chuyển tiền nhưng phía cung cấp không chuyển hàng, hoặc có chuyển thì là những con giống chất lượng kém, vận chuyển ra đến nơi thì chết phân nửa”, anh Nguyễn Quang Thuấn cho biết.

Hệ thống thiết bị nhà xưởng nuôi cua biển lột của anh Nguyễn Quang Thuấn

Xử lý xong khâu con giống thì quay trở lại đó chính là khâu nuôi. Thời gian đầu, cua nuôi bị chết đến 60% do chưa biết cách cho khoáng chất, xử lý nước hay vấn đề oxy, chỉ những con cực khỏe mới sống.

Nếu trong tục ngữ của cha ông ta đã tổng kết kinh nghiệm “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” thì với nuôi cua biển lột này cũng tương tự về sự vất vả như nuôi tằm.

Anh Nguyễn Quang Thuấn cho hay, nuôi cua lột khó khăn nhất là vấn đề con giống và xử lý nước. Nếu một vài chỉ số nước không đạt chuẩn thì con cua sẽ bị chết, không lột hoặc lâu lột.

Thí nghiệm để kiểm tra chất lượng nguồn nước là một trong những công việc hàng ngày

Mỗi ngày, anh phải xét nghiệm chỉ số nước PH, canxi ít nhất 1 lần, nếu độ PH giảm thì phải xem ngay để điều chỉnh cho phù hợp. Hay canxi tụt thì phải bổ sung ngay thêm khoáng.

Bên cạnh việc “canh” về môi trường nước, anh còn phải canh đúng thời điểm cua lột để “thu hoạch”. Bởi nếu không để ý, cua lột xong vẫn ở trong môi trường nước biển khoảng 4 tiếng thì mai cua sẽ cứng lại. Khi đó, anh lại phải tiếp tục nuôi đợi đến chu kỳ lột tiếp theo.

Thông thường, mỗi con cua sẽ có chu kỳ lột khoảng 5 – 6 lần. Trước khi cua lột sẽ có giai đoạn đó là cua cốm. Ngày nào anh cũng phải đi soi các hộp nuôi để canh. Việc này cũng phải có phương pháp và phải dự đoán được thời điểm cua sắp lột.

Chia sẻ thêm về kỹ thuật nuôi, anh Nguyễn Quang Thuấn cho biết, hệ thống nuôi gồm 2 phần chính là hệ thống hộp nuôi cua được xếp chồng lên nhau; hệ thống tuần hoàn xử lý nước thải và tái sử dụng nước.

Hệ thống hộp nuôi cua được đặt trên một giá đỡ bằng khung thép (kích thước 0,8x1,2m) để tạo cao trình cho hộp nuôi. Hệ thống xử lý nước thải được bố trí trong các bể chứa và được kết nối tuần hoàn với nhau.

Hệ thống bể được xây thành 4 ô riêng biệt. Nước biển được mua về và đổ vào bể ngầm và được diệt khuẩn để phòng lây lan dịch bệnh, sau đó được bơm vào các hộp nuôi. Sau đó, một phần nước sẽ được lưu trữ trong hộp nuôi, một phần sẽ chảy qua lỗ xả tràn và quay về hệ thống lọc. Hệ thống lọc này sẽ giữ lại các hạt to, chất thải và thức ăn còn thừa. Còn lại phần nước trong sẽ được chảy vào các bể chứa, tại đây, nước được lọc lại một lần nữa qua hệ thống lọc nano.

Qua giai đoạn này, nước lại được chảy sang bể có nuôi vi sinh và xử lý hết các phần thức ăn cũng như chất thải của con cua còn sót lại. Sau đó, nước sẽ chảy ngược lại bể bơm ban đầu.

Ngoài ra, hệ thống còn được gắn thêm đèn UV để diệt khuẩn trong quá trình nuôi,thiết bị khử khí CO2 trong nước, thiết bị bổ sung và kiểm soát oxy. Và hệ thống giám sát chung cho cả quy trình nuôi.

Một vấn đề nữa đó là thời tiết, mùa hè nóng nhưng chỉ nóng ở không khí, nhưng môi trường nước rất thích hợp với con cua. Việc nuôi lo ngại chính là mùa đông Hà Nội. Do đó, sắp tới chúng tôi sẽ lắp máy gia nhiệt, đảm bảo nhiệt độ đủ ấm cho cua phát triển.

Tự tin cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu

Nuôi cua ít khi bị dịch bệnh, nếu có dịch bệnh thì cũng ít khi bị lây sang nhau vì mỗi con một ô, tuy nhiên, người nuôi sẽ gặp tình trạng cua bị sốc môi trường hay nhưng con cua giống nhập về đây yếu quá sẽ bị chết. Lăn lộn với cua, sống ngủ cùng cua, vật vã để điều chỉnh kỹ thuật nuôi, đến nay, tỷ lệ cua chết chỉ còn khoảng 10% và đã có sản phẩm bán ra thị trường.

Xác cua biển sau khi lột

Do sản lượng ít, trên thị trường cũng rất hiếm, không có hàng bán buôn, mà chỉ có hàng đặt nên hiện giá lẻ cua biển lột trên thị trường khoảng 850 – 900 nghìn đồng/kg. Giá bán sỉ khoảng 630 - 650 nghìn đồng/kg. “Như chúng tôi nếu nuôi 1.000 hộp, con giống tốt thì trung bình mỗi ngày chỉ thu được khoảng 10kg cua lột. Nhưng cua sẽ không lột cùng một thời điểm, sáng được 2 - 3kg, chiều đc 2 - 3kg, tối được vài kg", anh Nguyễn Quang Thuấn cho biết.

Công việc bán hàng mới đang ở giai đoạn bắt đầu, công tác xúc tiến quảng bá chưa được nhiều. Anh Nguyễn Quang Thuấn cho biết, còn nhiều việc cần phải giải quyết, như rút ngắn thời gian nuôi để làm sao cua bị lột nhanh hơn. Bên cạnh đó, anh đang hướng tới nuôi cua lột size to khoảng 4 lạng đến gần 5 lạng.

Hay về con giống, trước đây, anh Thuấn tìm mua nguồn từ Cà Mau và sắp tới, anh muốn nhập con giống ở các vùng nuôi gần đây như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định,…

Cùng với cua biển lột cấp đông hiện, anh Thuấn đang nghĩ cách để có thể bán cua lột sống. Đây là sản phẩm độc đáo, hiếm và chưa có ở Hà Nội.

“Sau khi cua lột sẽ vớt ra khỏi nước biển, nếu để trong môi trường nước biển thì chỉ sau 4 tiếng là cua sẽ cứng vỏ dần. Tuy nhiên, khi vớt ra khỏi môi trường nước biển thì cua lột chỉ có thể duy trì sự sống được mấy tiếng, sau đó sẽ bị chết. Do đó, những người nuôi thường đưa cua lột vào xử lý đông lạnh. Tuy nhiên, cua đông lạnh giá bán sẽ không cao, hiện chúng tôi đang hướng tới bán cua lột sống cho khách hàng. Với phương pháp “ngủ đông” chúng tôi có thể kéo dài thời gian sống của cua tới 1,5 ngày”, anh Nguyễn Quang Thuấn cho hay.

Mỗi con cua biển có chu kỳ lột xác từ 5 - 6 lần

Cũng theo anh Nguyễn Quang Thuấn, khi bắt tay khởi nghiệp, lúc đầu anh nghĩ sản phẩm này rất hiếm và rất chất lượng thì đầu ra sẽ rất tốt. Tuy nhiên, thực tế lại khác hẳn. Có thể nguyên nhân là do anh chưa làm cho khách hàng hiểu được giá trị của con cua lột này.

"Cua lột rất giàu canxi và nhiều khoáng chất khác. Con cua lột vô cùng bổ dưỡng, nhất là với phụ nữ mang bầu hoặc sau sinh là những người rất cần canxi, người già, trẻ em, người mới ốm dậy. Cua lột có những chất gây ức chế tế bào ung thư", anh Thuấn chia sẻ.

Bên cạnh đó, việc chế biến cua lột biển nhiều người cũng chưa biết. Họ mua cua lột về và hấp dẫn đến bị chảy nước. Cách chế biến cua biển lột ngon nhất đó là rã đông ở nhiệt độ phòng, chảy phần nước biển ra, sau đó tẩm 1 lớp bột mỏng và chiên ngập dầu.

Với loại cua lột đặc biệt này, khách hàng hoàn toàn có thể ăn nguyên con mà không cần phải tách vỏ như những loại hải sản có vỏ cứng khác. Do đó, sắp tới anh Thuấn dự định sẽ làm các video hướng dẫn đến các khách hàng.

Giá trị dinh dưỡng của cua biển lột là rất lớn, vì giàu dinh dưỡng, chứa nhiều canxi

Anh Nguyễn Quang Thuấn cho biết, hiện nay tại Hà Nội có khoảng 4 - 5 cơ sở nuôi cua biển lột, số lượng cua biển lột cấp đông nếu cung cấp cho cả thị trường Hà Nội nếu so với các thực phẩm khác thì quá nhỏ bé. Như cơ sở của anh, nếu nuôi tốt và hết công suất thì cũng chỉ thu về sản lượng khoảng 3 - 3,5 tạ/tháng, cộng thêm một trại nữa mà anh Thuấn đang liên kết khoảng 6 - 7 tạ/tháng thì tổng lượng cung cấp ra thị trường chỉ khoảng 10 tạ/tháng.

Ngoài cua lột biển được cung cấp từ các cơ sở nuôi tại Hà Nội thì hiện trên thị trường có cua lột biển của Myanmar, giá bán chỉ 380 – 400 nghìn đồng/kg. Nếu cua lột của Việt Nam chất lượng ngon hơn, trọng lượng khoảng 3 – 4 lạng/con, thì cua biển của Myanmar trọng lượng chỉ hơn 1 lạng/con, chất lượng và chất dinh dưỡng không bằng với của lột của Việt Nam.

Tự tin có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu, anh Nguyễn Quang Thuấn cho biết, hiện nay cơ sở mới nuôi 1/3 công suất, sắp tới, khi điều chỉnh được kỹ thuật nuôi, cùng với việc tìm được nguồn giống tốt, chúng tôi sẽ nuôi hết công suất bởi trong chính khó khăn thì cơ hội đem lại cũng sẽ lớn hơn gấp nhiều lần.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: nhập khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra quán quân Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp năm 2024

Breezing.in ghi điểm với giải pháp check-in tự động tại Automation World Vietnam 2024

Ra mắt báo cáo khởi nghiệp GenAI ASEAN đầu tiên tại Hà Nội

Phát động cuộc thi "Innogreenlife 2024 - Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh"

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – SURF 2024

Khát khao đưa sản phẩm ớt rừng mang thương hiệu ''quê'' tới cộng đồng

Chi 35.000 USD tiền thưởng cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo về hiệu quả năng lượng

Giai đoạn 2024-2027, tiếp tục hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội thu được lợi ích lớn nhờ chuyển đổi số

Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp 2024: Nhiều ý tưởng được đầu tư thiên thần

Khởi nghiệp với sản phẩm chả ống tre độc đáo, chàng trai thu về tiền tỷ mỗi năm

MEGA US EXPO 2024 - kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc

Bình Phước: Khởi nghiệp với cốm gạo, cô gái 9x đoạt nhiều giải thưởng quốc tế

Kawai Startup Fair 2024: Ấn tượng với các màn gọi vốn

Startup Việt - Breezing.in tạo dấu ấn tại SaiGon Summit 2024

Điểm danh 3 Startup Việt Nam toả sáng tại sân chơi công nghệ InnovFest

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh phát triển bền vững lần thứ 10