Thứ năm 26/12/2024 18:52

Chờ đợi màn trình diễn ‘đỉnh cao’ của Su-30MK2 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, số lượng máy bay chiến đấu Su-30MK2 và trực thăng biểu diễn sẽ được nâng lên 10 chiếc mỗi loại.

Sáng 27/11 vừa qua, tại buổi tổng duyệt chương trình lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã chỉ đạo tăng cường quy mô và chất lượng các màn trình diễn bay. Theo chỉ đạo, số lượng máy bay chiến đấu Su-30MK2 và trực thăng biểu diễn sẽ được nâng lên 10 chiếc mỗi loại, cùng sự bổ sung đội hình flycam biểu diễn, vừa ghi hình vừa tạo điểm nhấn đặc biệt cho sự kiện.

Đội hình bay sẽ theo cấu trúc 3-4-3, với các phi đội được chuẩn bị kỹ lưỡng. Đặc biệt, flycam thuộc Tổng cục 2, loại có kích thước lớn và khả năng treo cờ, sẽ đảm nhiệm vai trò vừa bay trình diễn vừa quay lại toàn bộ không khí lễ khai mạc, hứa hẹn mang đến hình ảnh ấn tượng cho khách tham dự.

Su-30MK2: "Chiến thần bầu trời" của Không quân Việt Nam

Máy bay Su-30MK2V, phiên bản cải tiến của dòng tiêm kích Su-30, là loại máy bay tiêm kích được xem là lực lượng không quân nòng cốt tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ngăn ngừa xung đột và thúc đẩy hợp tác ngoại giao quân sự của nhiều quốc gia và giữa nhóm quốc gia trong khu vực. Loại máy bay này được phát triển dựa trên thiết kế Su-27 huyền thoại, với khả năng thực hiện đa dạng nhiệm vụ, từ tấn công các mục tiêu trên không, mặt đất, đến biển khơi.

Máy bay Su-30MK2V, phiên bản cải tiến của dòng tiêm kích Su-30, là loại máy bay tiêm kích được xem là lực lượng không quân nòng cốt tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Ảnh: A.R

Điểm đặc biệt của Su-30MK2 nằm ở hệ thống radar tiên tiến. Trong đó, radar N011M BARS có khả năng phát hiện 15 mục tiêu cùng lúc, tấn công đồng thời 4 mục tiêu và phát hiện các vật thể lớn trên biển trong phạm vi 400 km. So với radar APG-63V(1) của F-15C/D Eagle (Mỹ), khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu của N011M BARS vượt trội hơn, đặc biệt trong điều kiện chiến đấu phức tạp.

Hệ thống điện tử của Su-30MK2 cũng gây ấn tượng với nhiều công nghệ hiện đại như màn hình hiển thị đa chức năng, hệ thống dẫn đường con quay laser và khả năng tích hợp GPS tương thích GLONASS. Đặc biệt, hệ thống tìm kiếm hồng ngoại và laser giúp máy bay dễ dàng đối phó với các mục tiêu khó phát hiện như máy bay tàng hình.

Về hiệu suất, Su-30MK2 sở hữu hai động cơ Saturn AL-31FP, đạt vận tốc tối đa Mach 2 và tốc độ leo cao ấn tượng 230 m/s. Với khả năng mang nhiên liệu lên đến 5.270 kg (chưa tính thùng chứa phụ), máy bay có thể thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi 3.000 km và kéo dài lên đến 10 giờ bay nếu được tiếp nhiên liệu trên không.

Biên đội máy bay chiến đấu Su-30MK2 bay biểu diễn ở độ cao thấp. Ảnh: QĐND

Điểm nhấn khác biệt của Su-30MK2V so với các biến thể Su-30 ở Nam Á như Su-30 MKI (Ấn Độ) hay Su-30 MKM (Malaysia) là thiết kế không có cánh canard, tối ưu hóa cho nhiệm vụ tầm xa và các chiến dịch trên biển. Các cải tiến đặc biệt giúp Su-30MK2 phù hợp với môi trường tác chiến nhiệt đới của Việt Nam, đồng thời tích hợp hệ thống điện tử nội địa từ Nga, tăng cường hiệu quả tác chiến và bảo mật thông tin.

Ngoài ra, Su-30MK2 có thể mang theo hàng loạt vũ khí tối tân như tên lửa chống radar Kh-31P, tên lửa dẫn đường Kh-39, Kh-29 T/L, bom có điều khiển KAB-500KR và KAB-1500KR. Tổng tải trọng vũ khí có thể đạt 8 tấn, thậm chí lên đến 12 tấn nếu một số bộ phận của máy bay sử dụng vật liệu composite.

Mở cửa cho nhân dân từ chiều ngày 21/12

Triển lãm dự kiến diễn ra từ ngày 19 - 22/12/2024 tại sân bay Gia Lâm (quận Long Biên, Hà Nội), được tổ chức đồng thời với các hoạt động, sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Theo Ban tổ chức, triển lãm năm nay có quy mô gấp đôi so với Triển lãm Quốc phòng quốc tế năm 2022.

Trong vòng 4 ngày diễn ra triển lãm, ngoài các hoạt động chung của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn khách quốc tế, Ban tổ chức dành một khoảng thời gian rất dài cho nhân dân tham quan. Thời gian mở cửa cho nhân dân từ 13 giờ 30 ngày 21/12 cho đến hết ngày 22/12.

Tính đến nay đã có 53 đoàn đăng ký tham gia, đến từ 36 quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký tham gia. Ngoài Việt Nam, Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Serbia, Czech, Thụy Điển, Phần Lan, Belarus, Bulgaria, Ý, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Israel, Malaysia, Indonesia, Singapore, Campuchia, UAE, Mỹ... đã đăng ký có gian hàng trưng bày tại triển lãm.

Khu trưng bày có tổng diện tích hơn 100.000m2, với diện tích trưng bày trong nhà 15.000m2 và ngoài trời hơn 20.000m2. Việt Nam sẽ quảng bá, giới thiệu tiềm lực công nghệ, vũ khí, trang bị quốc phòng do Việt Nam sản xuất.

Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ có màn trình diễn bay chào mừng của Không quân Việt Nam; khoảng 2.200 cán bộ, chiến sĩ đặc công trình diễn võ thuật, kỹ thuật; Bộ đội Biên phòng sử dụng 80 quân khuyển cùng 80 huấn luyện viên trình diễn.

Thế Duy
Bài viết cùng chủ đề: máy bay

Tin cùng chuyên mục

Thượng tướng Phạm Hoài Nam: Công nghiệp quốc phòng phải làm chủ được công nghệ tiên tiến

Chuyên gia quốc tế nói gì về các loại pháo phòng không và xe tăng T-90SK?

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Chuyên gia quốc tế nói gì về xe chiến đấu bộ binh XCB-01 của Việt Nam?

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Vinachem

Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024