Chủ nhật 04/05/2025 14:56

Chính sách ưu đãi thuế TNDN: Còn nhiều hạn chế

Bên cạnh việc khuyến khích đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp SX –KD…, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục nhằm hài hòa giữa việc đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước với khuyến khích thúc đẩy sự phát triển của DN.

Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp chưa thuận lợi.

 - Nhiều hình thức ưu đãi thuế TNDN

Theo Hội Tư vấn thuế Việt Nam, các biện pháp ưu đãi thuế TNDN thường được áp dụng hiện nay gồm: Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp có thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN. Miễn thuế đối với một số khoản thu nhập; miễn, giảm thuế có thời hạn (tax holidays) cho một khoản thu nhập hoặc cho toàn bộ thu nhập của người nộp thuế. Ưu đãi, thu hút đầu tư bằng thuế suất theo hướng một số đối tượng hoặc khoản thu nhập được áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức thuế thông thường. Riêng đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm, mức thuế suất thuế TNDN cao hơn mức thuế thông thường là do tính đặc thù kinh tế và phù hợp với thông lệ quốc tế, các ưu đãi cho lĩnh vực này thường không phụ thuộc vào ưu đãi thuế.

Ưu đãi về thuế suất có thể được áp dụng cho toàn bộ cuộc đời của dự án, hoặc ưu đãi có thời hạn. Việc áp dụng hình thức ưu đãi nào tùy theo từng quốc gia và từng thời kỳ.

Ngoài ra, ưu đãi giảm trừ nghĩa vụ thuế có hai hình thức giảm trừ: Giảm trừ theo tỉ lệ và giảm trừ tuyệt đối. Biện pháp ưu đãi này thường được gắn với các khoản chi phí cụ thể của DN như: Chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí đầu tư áp dụng công nghệ mới, đầu tư mở rộng, đầu tư xử lý chất thải ...

Chính sách ưu đãi thuế TNDN ngày càng thông thoáng hơn. Theo ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ quản lý thuế DN lớn (Tổng cục Thuế), nếu như từ năm 2013 trở về trước, muốn được nhận ưu đãi thuế thì phải sinh ra bộ máy mới, nhưng đợt cải cách chính sách thuế lần này, DN chỉ cần có dự án đầu tư thỏa mãn tiêu chí về ngành nghề, lợi nhuận và hoạt động trong  khu công nghiệp. Các dự án đầu tư tại khu vực Hà Nội, do có điều kiện thuận lợi hơn các địa phương khác nên các dự án đầu tư vào đây sẽ không được ưu đãi. Mức ưu đãi cao nhất cho các DN là 10% và kéo dài trong 15 năm.

Doanh nghiệp kêu khó...

Tuy nhiên, “mặt trái” của chính sách ưu đãi thuế TNDN cũng xuất hiện kể từ khi chính sách này được thực thi. Thực tế, trong nhiều trường hợp các DN, mà đặc biệt là các tập đoàn, công ty đa quốc gia lớn thường yêu cầu Chính phủ dành cho những ưu đãi thuế như là một điều kiện tiên quyết để họ quyết định đầu tư vào Việt Nam, quyết định đầu tư vào các địa bàn, lĩnh vực ngành nghề ... mà Nhà nước đang khuyến khích, thu hút đầu tư. Nhưng trong mức độ nào đó họ đã dựa vào các yếu tố ưu đãi, về biện pháp quản lý thuế chưa hiệu quả để tăng chi phí, giảm lợi nhuận, trốn tránh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam. Đơn cử như mới đây, sau khi thanh tra quãng thời gian 2006, 2007 và 2008 đối với Pepsico, Cục Thuế Tp. Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định truy thu thuế giá trị gia tăng là 21,293 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp đối nhà thầu nước ngoài là 44,408 triệu đồng; giảm lỗ là 136,458 tỷ đồng. Tổng số tiền phạt (phạt kê khai sai và phạt chậm nộp) là 19,739 tỷ đồng. Hay nghi án Coca Cola trốn thuế thu nhập đã được đề cập nhiều: Sau hàng chục năm đầu tư vào Việt Nam, Coca Cola Việt Nam chỉ nộp thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài, còn thuế TNDN chưa nộp một đồng nào do liên tục báo lỗ?

Ở khía cạnh đối lập, qua khảo sát của Hội Tư vấn thuế Việt Nam đối với 69 DN trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bắc Ninh (nhiều DN có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng/năm) mới đây cho thấy, chỉ có 9 DN cho rằng thủ tục thực hiện ưu đãi thuế TNDN thuận lợi, còn phần lớn DN kêu gặp khó khăn trong thực hiện. Đơn cử như việc phần mềm hỗ trợ kê khai thay đổi liên tục chưa đáp ứng được thực tế. Đối với DN làm Đại lý thuế đã kê khai sau đó nâng cấp các chỉ tiêu thay đổi và phải kê khai lại từ đầu vào thời điểm lập báo cáo tài chính rất bất cập. Chính sách về thuế, trong đó có cơ chế ưu đãi thuế TNDN chưa ổn định, thay đổi liên tục trong thời gian ngắn, quá nhiều văn bản; thông tin đa chiều; thông tư, văn bản chưa hướng dẫn chi tiết, chưa rõ ràng, đôi lúc còn chồng chéo chưa nhất quán.

Những vấn đề mà DN bức xúc cũng được thể hiện trong kết luận của Thanh tra Chính phủ về việc thu ngân sách tại khu chế xuất và DN chế xuất trên địa bàn Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai mới đây. Theo kết luận này, việc hướng dẫn chính sách thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế còn nhiều bất cập. Điển hình là việc ban hành Công văn 207/2011 hướng dẫn xác định doanh thu, thu nhập chịu thuế, phương pháp chuyển lỗ và thời gian ưu đãi thuế TNDN đối với Công ty Loteco (Đồng Nai) là không đúng quy định; việc ban hành Công văn 2025/TCT-CS, Công văn 4578/TCT-CS, Công văn 2106/TCT-CS thiếu thống nhất và tạo sự bất bình đẳng giữa các DN khi áp dụng ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN.

Ngoài ra, chưa có nhiều văn bản hướng dẫn kỹ về thủ tục kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp, các biểu mẫu cho tờ khai thường cập nhật chậm hơn so với phương pháp khấu trừ nên khi có thay đổi DN vẫn phải đến chi cục thuế để nộp chứ không kê khai được qua mạng.

Đối với cơ quan quản lý thuế, DN cho rằng, cơ quan thuế cập nhật chính sách thuế mới cho DN còn chậm; người kê khai thuế chưa được trang bị kiến thức đầy đủ và kịp thời. Việc áp dụng chính sách thuế của cán bộ thuế ở các chi cục không nhất quán với quy định hoặc cán bộ giải thích không rõ ràng làm DN lúng túng khi thực hiện. Do hoạt động tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế còn hạn chế nên DN gặp nhiều khó khăn trong thực thi; giữa DN và cán bộ thuế còn chưa sâu sát ; hiểu biết của cán bộ thuế ở cấp cơ sở còn hạn chế ; tưởng của đa số cán bộ thuế chưa thực sự đổi mới trong quá trình quan hệ với người nộp thuế . Thực trạng có số ít cán bộ thuế còn gây khó khăn cho DN.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách

Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho rằng, một số mặt hạn chế trong thực thi thuế TNDN đã được khắc phục cũng như sửa đổi tích cực đã được thực hiện tại Luật sửa đổi bổ sung số 32/2013/QH13, Quốc hội thông qua ngày 19/6/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung Luật Thuế TNDN để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của chính sách thuế và các cơ chế ưu đãi thuế TNDN theo hướng: Ưu đãi cho DN nhỏ và vừa; nghiên cứu để cùng với Luật đầu tư, luật thuế TNDN chỉ ra cụ thể các danh mục thuộc công nghiệp hỗ trợ cần khuyến khích và thu hút, các cơ chế ưu đãi cụ thể về thuế suất, miễn giảm thuế có thời hạn, kể cả các khoản giảm trừ nghĩa vụ thuế (tax credits); Giảm dần các ưu đãi miễn giảm có thời hạn, thu hẹp dần các khoản chi phí không được trừ (từ thiện, chi cho người lao động, chi phí quảng cáo ...

Về phía các DN, họ cho rằng, chính sách thuế cần có tính lâu dài, hạn chế thay đổi, có tính thống nhất giữa các chính sách và thời gian áp dụng để người nộp thuế dễ áp dụng, văn bản hướng dẫn phải cụ thể, đầy đủ. Chính sách quản lý thuế và quản lý nhà nước phải đồng nhất; giảm thiểu chi phí cho công tác thuế tại DN. Hiện nay, một số chi phí thực tế phát sinh nhưng bị cơ quan thuế loại trừ làm lợi nhuận kế toán và tính thuế TNDN còn chênh lệch nhiều; cập nhật thông tin chính sách đến từng DN, tăng cường quan hệ giữa DN và cơ quan thuế…

Khi được yêu cầu chỉ ra các văn bản pháp luật thuế cụ thể gây khó khăn trong việc thực hiện, cán bộ thuế và DN đều nêu ví dụ về thuế TNCN, thuế đối với nhà thầu nước ngoài, quy định về đối tương không chịu thuế của Luật Thuế GTGT và các quy định về ưu đãi thuế TNDN.

Nhật Quang

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng và Phát triển đô thị Tây Ninh

Công ty Đức Khải bị cưỡng chế vì nợ thuế hơn 560 tỷ đồng

Vụ sữa giả 500 tỷ: Nhóm sản xuất bị lừa 150.000 USD

Điện Biên: Bắt nữ giáo viên khi đang vận chuyển ma túy

Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần công trình giao thông tỉnh Điện Biên

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại Long An nợ thuế số tiền lớn

Cưỡng chế thuế Công ty xây dựng Quyết Thắng tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An

Triệt phá đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Phú Thọ: Khám xét Công ty Famimoto thu giữ hàng chục tấn mì chính giả

Công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty Thuần Gia tại Vĩnh Long

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng