Thứ ba 31/12/2024 05:15

Chính phủ thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp

Sáng 15/9/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị chuyên đề về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành.
Hội nghị hôm nay nhằm đánh giá một cách tổng thể, khách quan, toàn diện, sâu sắc các nhiệm vụ được triển khai về thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp thời gian qua của Chính phủ và chính quyền các cấp; kết quả đạt được, những việc chưa làm được; chỉ rõ nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân chủ quan và bài học kinh nghiệm; đề ra định hướng, giải pháp và nhiệm vụ cụ thể từ nay đến cuối năm và những năm tiếp theo, bảo đảm thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế nhằm triển khai có hiệu quả, thực chất công tác này.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chínhnêu rõ, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định cải cách hành chính là một trong những thành tố cấu thành quan trọng của đột phá thể chế phát triển (một trong ba đột phá chiến lược), trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh; chú trọng tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số. Quan điểm là lấy người dân, doanh nghiệp vừa là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực của cải cách hành chính.

Cải cách hành chính luôn được Đảng, Nhà nước xác định là khâu quan trọng nhằm xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ, vì sự phát triển của đất nước.

Hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành là công cụ quan trọng trong đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại; trụ cột quan trọng trong xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số. Để thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này rất cần có đổi mới về nhận thức, tư duy lẫn hành động của người dân, doanh nghiệp, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân, chúng ta có những bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; khơi dậy và huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp.

"Cải cách hành chính là một nguồn lực, động lực phát triển", Thủ tướng phát biểu.

Hội nghị chuyên đề về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp được tổ chức tiếp theo các hội nghị vừa qua về phát triển thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường lao động các dự án hạ tầng giao thông chiến lược... và các hội nghị lớn về các lĩnh vực khác sẽ tiếp tục được tổ chức để tạo thuận lợi cho ngươi dân và doanh nghiệp.

Sản phẩm sau Hội nghị là một Nghị quyết về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp”- Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Báo cáo tại hội nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, từ năm 2021 đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hóa 1.758 quy định kinh doanh tại 143 văn bản quy phạm pháp luật (gồm: 12 Luật, 47 Nghị định, 10 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 72 Thông tư và 3 văn bản khác).

Văn phòng Chính phủ đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phân cấp thẩm quyền giải quyết 699/5.187 thủ tục hành chính hơn 100 lĩnh vực (chiếm 13.47%), theo đó sẽ sửa đổi, bổ sung 232 văn bản để thực thi phương án (gồm: 32 luật, 87 Nghị định, 8 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 5 Thông tư liên tịch, 97 Thông tư, 3 Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ). Quyết định được ban hành làm cơ sở để tổ chức thực thi trong giai đoạn 2022-2025, giúp giảm tầng nấc, khâu trung gian, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan hành chính, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức; đồng thời, giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Công tác lập pháp là điểm nhấn quan trọng trong năm 2024

Tổng Bí thư trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Ủy ban Dân tộc sau sắp xếp phải sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức cùng đất nước tiến bước

Thành phố Huế chính thức trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư dâng hương tại Di tích Ngã ba Đồng Lộc

Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương

Phó Thủ tướng: Bộ mới sẽ có sứ mệnh lớn hơn

Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà người có công tại Thừa Thiên Huế

Thủ tướng: Đảm bảo quyền lợi người lao động khi tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về hợp nhất 2 Bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn và Khu di tích quốc gia Kim Liên

Ngành Thông tin và Truyền thông: Doanh thu hơn 4,2 triệu tỷ đồng năm 2024

Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

'Chốt' mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 1/1/2025

Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới