Thứ tư 27/11/2024 08:57

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Quân đội Nga rút khỏi Kherson?

Ngày 9/11, Bộ Quốc phòng Nga đã phải đưa ra lựa chọn khó khăn là triệt thoái hoàn toàn lực lượng quân sự sang phía tả ngạn sông Dniper để lập tuyến phòng thủ.

Cùng với Quân đội Nga, hơn 115.000 người dân vùng Kherson thuộc các khu vực do Nga kiểm soát cũng được di tản khỏi phía hữu ngạn.

Quân đội Nga có lý do để thực hiện chiến lược triển thoái trên khi chiến trường Donbass, đặc biệt tại tỉnh Donetsk đang nóng bỏng. Đây cũng là nơi Quân đội Nga, đồng minh đang chiếm ưu thế và có thể đập tan tuyến phòng thủ Ukraine đã dày công xây dựng từ năm 2014 tới này với các cứ điểm chiến lược như Bakhmut (tên Nga là Artemovsk), Slavyansk và Kramatosk. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, toàn bộ tỉnh Donetsk có thể thuộc về phía Nga trước mùa đông khắc nghiệp sắp tới.

Lùi một bước…

Quyết định triệt thoái lực lượng khỏi hữu ngạn sông Dniper được Tư lệnh Bộ chỉ huy liên quân Nga tại Ukraine, Thượng tướng Sergey Surovikin đệ trình lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergey Shoigu trong ngày 9/11. Vấn đề nghiêm trọng nhất đối với lực lượng Nga phòng thủ tại hữu ngạn sống Dniper chính là tiếp vận. Các cây cầu và tuyến đường đều nằm trong tầm đạn pháo của phía Ukraine khiến công tác hậu cần không thể đảm bảo nếu xảy ra trận chiến quy mô lớn.

Với ưu thế về hỏa lực, từ tả ngạn sông Dniper, toàn bộ TP Kherson và nhiều khu vực khác đều nằm trong tầm bắn

“Chúng tôi đã đẩy lùi nhiều đợt tấn công của phía Ukraine. Khoảng 80-90% rocket và tên lửa tấn công đã bị hệ thống phòng không đánh chặn. Tuy nhiên, với số còn lại tới mục tiêu, lực lượng công binh vẫn phải căng mình đảm bảo cho tuyến tiếp vận thông suốt”, Thượng tướng Sergey Surovikin thông tin.

Các đợt tấn công của phía Ukraine không chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự, mà còn cơ sở hạ tầng của TP Kherson. Các đợt tấn công đã phá hủy hệ thống điện, cung cấp nước và đường ống cung cấp gas cho thành phố. Chính vì thế, người dân đã được ưu tiên di tản trước để tiếp nhận cứu trợ và điều kiện sinh hoạt tốt nhất khi mùa đông tới.

Lực lượng quân sự Nga hỗ trợ người dân có nguyện vọng di tản sang tả ngạn sông Dniper. Ảnh: TASS

Theo lời tướng Sergey Surovikin, một điểm quan trọng nhất là hữu ngạn sông Dniper có thể bị nhấn chìm, gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản nếu đập thủy điện Kharkovka bị đánh sập. Ngoài ra, nếu kịch bản trên xảy ra, hàng vạn dân và cụm lực lượng quân sự Nga tại Kherson sẽ bị cô lập. Thực tế là trong nhiều ngày qua, phía Ukraine đã pháo kích vào địa điểm này, cũng như khu dân cư Novya Kharkovka gần đó. Đây là một trong những lý do, Nga từ hơn 1 tháng qua đã từng bước di tản lực lượng dân sự và quân sự khỏi TP Kherson sang hữu ngạn.

“Đối với chúng tôi, tính mạng và sức khỏe của quân nhân Nga luôn được ưu tiên hàng đầu. Chúng tôi cũng phải tính tới các mối nguy cơ đối với thường dân trong khu vực và đảm bảo cho tất cả cư dân muốn rời đi được di tản. Quá trình di tản được tiến hành có trật tự để đảm bảo an toàn cả về người và trang bị khi vượt sông Dniper”, tướng Sergey Surovikin nói.

Với công tác chuẩn bị kỹ lưỡng được thực hiện từ trước đó, các lực lượng quân sự ngay sau khi qua sông đã được tổ chức tới các địa điểm phòng thủ với khả năng sẵn sàng chiến đấu cao.

Đánh giá về cuộc triệt thoái này, chuyên gia quân sự Nga Vladislav Shurygin chia sẻ quan điểm với tờ Izvestia: “Ở phía tả ngạn sông Dniper, lực lượng quân sự Nga chịu nhiều rủi do lớn. Quân đội Ukraine với việc tập trung quân số áp đảo và trang bị quân sự hạng nặng có thể sớm tổ chức cuộc phản công quy mô lớn để cô lập toàn bộ lực lượng phòng thủ. Tọa độ các giao lộ, cây cầu vượt qua sông Dniper nằm trong tầm hỏa lực của Ukraine. Nếu giao tranh xảy ra, tuyến hậu cần qua sông có thể bị chặn đứng hoặc diễn ra trong cơn mưa hỏa lực với những thiệt hại đáng kể. Việc cố gắng giữ lại vị trí ở bên hữu ngạn chỉ mang lại thương vong vô ích và không đáng có”.

Nhận định về cuộc phản công Ukraine đang chuẩn bị thực hiện, chuyên gia quân sự Nga Dmitry Boltenkov đánh giá, Kiev có thể tổ chức 3 mũi tấn công thọc sâu để vu hồi và chia cắt lực lượng phòng thủ. Sau khi hợp vây, các đơn vị phòng thủ của Nga cơ bản không còn đường để thoái lui qua sông.

“Lực lượng phòng thủ của Nga tại Kherson đều là các đơn vị tinh nhuệ của Đổ bộ đường không và Hải quân đánh bộ. Họ đã bẻ gãy nhiều đợt tấn công và gây thiệt hại đáng kể cho các mũi tấn công Ukraine. Tuy nhiên, trong một cuộc chiến trường kỳ, khi nguồn hậu cần bị hạn chế và tăng viện khó khăn với tuyến phòng thủ dài tới 150km với địa hình chủ yếu là bình nguyên bằng phẳng ở bên hữu ngạn. Chỉ với vài đợt tấn công xung kích, lực lượng Ukraine có thể bất chấp thiệt hại để tạo các mũi tấn công thọc sâu để hợp vây. Đó thực sự là kịch bản nguy hiểm”, chuyên gia Dmitry Boltenkov dự báo.

Theo lời chuyên gia Dmitry Boltenkov, nếu lực lượng Nga cố gắng phòng thủ ở vùng hữu ngạn, lực lượng dự bị chính là các đơn vị đang tác chiến tại vòng cung Nikolaev-Kryvyi Rog. Họ sẽ phải mất vài tuần để cứu viện cho bờ Đông sông Dniper và thương vong của lực lượng phòng thủ sẽ không nhỏ. Để tránh điều đó xảy ra, việc triệt thoái sang tả ngạn với tuyến phòng thủ tự nhiên là sông Dniper và giữ đập thủy điện Kharkovka sẽ hợp lý và hiệu quả hơn.

… tiến để giải phóng Donetsk?

Với việc triển thoái về tả ngạn sông Dniper với hệ thống phòng thủ kiên cố, Nga hoàn toàn có giải phóng một lượng đáng kể cho các hướng tác chiến khác.

Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia quân sự Alexei Leonkov nhận định: “Tôi có thể chắc chắn, việc xây dựng hệ thống phòng thủ ở tả ngạn sông Dniper không phải mới được thực hiện, mà là đã triển khai từ trước đó. Những đơn vị tác chiến trong suốt thời gian qua tại Kherson sẽ được nghỉ ngơi và tái bổ sung lực lượng”.

Chuyên gia Alexei Leonkov đánh giá cao năng lực chiến đấu của lực lượng phòng thủ Kherson thời gian qua. Theo những con số được Thượng tướng Sergey Surovikin công bố, chỉ tính riêng trong tháng 10/2022, đã có 12.000 binh sĩ Ukraine thiệt mạng, 18 máy bay quân sự, 12 trực thăng, 200 xe tăng, hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép, 12 bệ phóng tên lửa và khoảng 250 lính đánh thuê nước ngoài được xác nhận thiệt mạng.

“Vấn đề nằm ở chỗ, lực lượng phòng thủ có thể giữ trận địa được bao lâu, nếu không được bổ sung, nhất là với thủy điện Kharkovka có thể bị phá bất kỳ lúc nào. Những người lính đó có thể rút lui, nghi ngơi và chuẩn bị cho nhiệm vụ khác hiệu quả cao hơn”, Alexei Leonkov nói.

Trong thời gian qua, Quân đội Nga và đồng minh đang hoạt động tích cực và rất hiệu quả ở tỉnh Donetsk và giáp ranh tỉnh Lugansk. Các mũi tấn công của Ukraine từ hướng Kupyansk, Krasny Liman và Nam Donetsk đều bị bẻ gãy. Cùng với phòng thủ, Nga cũng tổ chức đợt tấn công. Tuyến phòng thủ của Ukraine xây dựng kiên cố từ năm 2014 tại Bakhmut, Artemovsk hay Ugledar… đang bị xuyên phá dữ dội.

Lực lượng quân sự Nga rút khỏi Kherson có thể được sử dụng để tăng cường cho mặt trận khác cần thiết hơn.

Cùng với lực lượng dự bị động viên tăng cường từ Nga và các đơn vị triệt thoái ở Kherson, Quân đội Nga có đủ năng lực để mở rộng chiến quả đạt được, thậm chí là giải phóng hoàn toàn tỉnh Donetsk trước mùa đông.

Còn đối với Kherson, nó thực tế đã là thành phố chết với không cư dân, không điện, không nước và gas sưởi ấm. Trong khi đó, thủy điện Kharkovka vẫn thuộc về phía Nga, Ukraine liệu dám chiếm thành phố để rơi vào tình cảnh giống như lực lượng phòng thủ Nga đã vấp phải.

Những nhận định của chuyên gia Nga đã giúp làm sáng tỏ những nguyên nhân Moscow quyết định triệt thoái khỏi hữu ngạn sông Dniper. Tuy nhiên, việc Nga có thực sự bỏ rơi TP Kherson hay đây chỉ là cái bẫy lớn để nhử lực lượng Ukraine sa lầy trong mùa đông lạnh giá sắp tới thì chỉ có tình hình thực địa mới có thể lý giải!

Kim Ngân (theo Izvestia)
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 27/11: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine ở Kursk; UAV Ukraine tấn công kho dầu Nga ở Kaluga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 26/11: Nga tấn công thần tốc vào Kurakhove; Ukraine bất ngờ thất thủ ở Oskol

Nga tấn công Ukraine bằng UAV với quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11: UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa; ‘kịch chiến’ tại Pokrovsk và Kurakhove

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

Chiến sự Nga-Ukraine 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS tự vệ

Tỷ giá USD tăng mạnh, thị trường chứng khoán 'chao đảo' sau dự kiến điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Toàn cảnh thế giới 25/11: Tên lửa Nga làm Ukraine lo 'sốt vó'?; Hezbollah dội pháo liên tiếp vào Israel

Châu Âu quay lại ý tưởng đưa quân tới Ukraine; Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/11: Lính Ukraine bị Nga bao vây tứ phía; 'chảo lửa' Velika Novoselka sục sôi

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11: Moscow giành lại 40% lãnh thổ Kursk; Kiev ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Nga

Cựu Tổng thống Ukraine hé lộ giải pháp kết thúc chiến sự 'trong vòng 24 giờ'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Năng lượng hạt nhân: Xu thế của tương lai?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn