Thứ hai 25/11/2024 21:40

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Nga không dùng không quân chiến lược giải quyết chiến trường Ukraine?

Chiến sự Nga-Ukraine: Tại sao Nga không dùng không quân chiến lược giải quyết chiến trường Ukraine?

Nếu như đối với cường quốc trong chiến tranh, thế mạnh không quân sẽ được sử dụng tối đa để mềm chiến trường, thậm chí là hủy diệt đối thủ để mở đường cho lục quân tiến vào làm chủ mặt trận, thì tại Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga không lựa chọn phương thức như vậy.

Moscow có lý do để không làm theo chiến thuật tác chiến thông dụng vốn được áp dụng rộng rãi trong các cuộc chiến diễn ra trong thế kỷ 20 và những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.

Ukraine không phải là quốc gia có tiềm lực quân sự yếu

Đối với bất kỳ cuộc chiến nào, trước khi tính tới việc sử dụng lực lượng không quân áp đảo đối phương thì ưu tiên đầu tiên chính là áp chế và tìm diệt hệ thống phòng không của đối thủ. Phương thức này được áp dụng rộng rãi trong suốt chiều dài lịch sử kể từ khi máy bay được sử dụng với mục đích quân sự. Vấn đề này càng trở nên quan trọng khi tên lửa phòng không xuất hiện tạo ra mối đe dọa rất lớn đối với máy bay quân sự trên tác chiến.

Khác với chiến lược chiến tranh của phương Tây sử dụng ưu thế không quân và vũ khí đè bẹp ý chí phản kháng của đối phương, Quân đội Nga vẫn chưa bung hết sức tại Ukraine. Ảnh: Getty.

Không khó có thể lấy ví dụ từ các cuộc xung đột trong vài thập kỷ qua từ Chiến tranh Vùng Vịnh, cuộc không kích Liên bang Nam Tư, cuộc chiến Afghanistan hay Iraq năm 2003. Mỹ và đồng minh NATO trước khi tổ chức tập kích đường không quy mô lớn đối thủ đều mất nhiều năm khiến đối thủ kiệt quệ về nguồn lực và có sự chênh lệch rõ ràng về năng lực phòng không, không quân trước liên quân hùng mạnh cả số lượng và công nghệ không quân vượt trội.

Vậy trong cuộc xung đột với Nga, Ukraine có phải là quốc gia có tiềm lực nhỏ yếu. Từng là một nước có nền khoa học, công nghệ, trong đó có quốc phòng rất phát triển dưới thời Liên bang Xô Viết. Khi Liên Xô tan vỡ năm 1991, Ukraine có thể coi là một cường quốc quân sự tầm cỡ thế giới khi được phân bổ những loại khí tài quân sự hiện đại và mạnh mẽ, trong đó có hệ thống phòng không có thể được xếp hàng đầu thế giới. Quân đội Ukraine ngay từ khi tái lập đã sở hữu hệ thống vũ khí phòng không hiện đại như S-300, S-200, Buk, Osa…cũng như các hệ thống radar cảnh giới tinh vi kể cả tới thời điểm hiện tại.

Hơn thế nữa, Ukraine còn sở hữu công nghệ lõi và nền tảng khoa học công nghệ có thể chế tạo và tùy biến vũ khí để đối phó với từng đối thủ. Sau nhiều thập kỷ suy yếu, đến thời điểm hiện tại, tiềm lực quân sự của Ukraine vẫn rất đáng gờm.

Điều này giúp giải thích tại sao trong giai đoạn đầu tiên của xung đột, Không quân Nga dù được đánh giá cao hơn, cũng tích cực thực hiện chiến thuật tìm diệt hệ thống phòng không Ukraine, nhưng vẫn bị giáng những đòn đau khi các loại máy bay chiến đấu hiện đại như Su-35, Su-30SM, Su-34 đều đã bị hạ trên chiến trường.

Ngoài ra, trong cuộc xung đột với Nga, Ukraine còn được nhận viện trợ quân sự và hỗ trợ thông tin từ NATO. Không ai có thể nói các hệ thống phòng không IRIS-T, SAMP-T, Nasam hay Patriot là những vũ khí phòng không thiếu hiệu quả. Đây là lý do tại sao Nga trong thời gian qua gần như không huy động không quân tấn công sâu trong lãnh thổ Ukraine, mà chủ yếu sử dụng tên lửa hành trình, vũ khí bội siêu thanh, UAV tự sát để tấn công.

Có thể nói, Ukraine hiện tại không có khả năng bảo vệ toàn bộ đất nước bằng ô phòng không mạnh mẽ và hiện đại, nhưng họ có đủ khả năng đánh trả bất kỳ đòn tấn công đường không nào và có thể khiến Không quân Nga trả giá nếu chủ quan, khinh địch.

Giết gà không cần dùng dao mổ trâu

Còn về phía Nga, Moscow sở hữu những không đoàn không quân ném bom chiến thuật và chiến lược mạnh mẽ như Su-34, Tu-22M3, Tu-95MS hay Tu-160 có đủ khả năng dìm các trận địa Ukraine trong biển lửa bom đạn, nhưng cái giá phải trả là không nhỏ khi đối mặt với nguy cơ từ hệ thống phòng không Ukraine được sự hỗ trợ từ NATO.

Mặt khác, đặc điểm tác chiến trên chiến trường Ukraine chính là tác chiến cơ động và phân tán lực lượng nên việc sử dụng các đơn vị máy bay ném bom rải thảm không đạt hiệu quả cao, trong khi đó lại tiêu tốn nhiều nguồn lực. Nga không có tiềm lực lớn như Mỹ và NATO, khi cuộc chiến còn tiếp tục leo thang và chưa ngã ngũ, Moscow sẽ điều tiết nguồn lực một cách hiệu quả.

Vậy câu hỏi đặt ra là Nga liệu có mạo hiểm các máy bay ném bom cấp chiến thuật-chiến lược của mình để quyết tâm giành chiến thắng ở chiến trường Ukraine. Trong khi đó, những đối thủ quan trọng đang “ngư ông đắc lợi” muốn nhìn nước Nga suy yếu và thậm chí là tan vỡ. Đó là điều Moscow không hề mong muốn!

Nga luôn ưu tiên sử dụng vũ khí chính xác cao tấn công các mục tiêu tại chiến trường Ukraine để hạn chế thương vong thấp nhất cho thường dân. Ảnh: Reuters.

Một yếu tố khác là mục đích của Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã được công khai rõ ràng phi quân sự hóa, phi phát xít hóa. Trong thực tế chiến trường, Nga sử dụng rất nhiều vũ khí chính xác tại Ukraine để hạn chế thấp nhất tổn thất dân sự trong giao tranh. Quân đội Nga có trong tay nhiều loại vũ khí có sức công phá khủng khiếp như Bom cha, bom đạn chùm…, nhưng chúng cơ bản chưa được sử dụng. Một yếu tố khác cũng có thể là thước đo để so sánh là con số thiệt hại về dân thường ở xung đột Ukraine trong gần 2 năm chỉ tương đương con số thương vong trong vòng hơn 1 tháng tại cuộc xung đột giữa Israel và Hamas.

Điều này không chỉ vì ý thức về chủng tộc khi Nga và Ukraine có sự gần gũi về lịch sử, tôn giáo và dân tộc, mà nước Nga và Tổng thống Vladimir Putin không muốn cuộc xung đột với những thiệt hại đáng kể về sinh mạng do bom đạn có thể tạo ra hận thù dân tộc giữa 2 quốc gia. Đối với nước Nga, tạo ra “lò lửa” Ukraine tồn tại ở sát biên giới là điều nên tránh.

Kim Ngân
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/11: Lính Ukraine bị Nga bao vây tứ phía; 'chảo lửa' Velika Novoselka sục sôi

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11: Moscow giành lại 40% lãnh thổ Kursk; Kiev ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Năng lượng hạt nhân: Xu thế của tương lai?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/11: Ukraine 'thua đậm' tại Kursk, Nga chịu thương vong lớn

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine 24/11/2024: Xung đột ở Ukraine không còn mang tính khu vực; thông tin mới nhất về tình hình Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/11: Nga sắp bao vây vùng chiến sự; Ukraine khẩn trương đối phó với vũ khí mới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/11/2024: Xung đột ở Ukraine đang bước vào giai đoạn quyết định; NATO-Ukraine tổ chức họp khẩn

EU và Trung Quốc tiến gần đến thỏa thuận xóa bỏ thuế quan đối với ô tô điện

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Toàn cảnh thế giới 22/11: Nga hé lộ bí mật tên lửa siêu thanh; Israel nã pháo vào Beirut