Thứ ba 24/12/2024 02:20

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/9/2023: Nga phá hủy trung tâm liên lạc của lữ đoàn cơ giới Ukraine

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/9/2023: Nga phá hủy trung tâm liên lạc của lữ đoàn cơ giới Ukraine ở DPR.

Thông tin chiến sự

- Ukraine tiếp tục chiến dịch phản công ở phía nam Bakhmut. Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết, lực lượng nước này tiếp tục chiến dịch phản công ở phía nam Bakhmut.

Phía Ukraine đã tiến lên về phía tây bắc khu vực Klishchiivka cách Bakhmut khoảng 7km. Song song đó, quân đội Ukraine cho biết họ đã thành công ở hướng Novodanylivka-Novopokropivka cách Orikhiv khoảng 5-13km phía tây Zaporizhizhia.

Tuy nhiên, các nguồn tin của Nga cho hay, những binh sĩ nước này đã đẩy lùi những cuộc tấn công của Ukraine gần Robotyne (cách Orikhiv 10km) và Verbove (cách Orikhiv 18km).

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định, binh sĩ Ukraine đang tiến lên, đồng thời bác bỏ thông tin của một số quan chức phương Tây cho rằng cuộc phản công của Kiev tiến triển chậm.

-Nga phá hủy trung tâm liên lạc của lữ đoàn cơ giới Ukraine ở DPR. Bộ Quốc phòng Nga thông báo, quân đội nước này đã phá hủy trung tâm liên lạc của lữ đoàn cơ giới số 110 của quân đội Ukraine tại DPR. “Trung tâm liên lạc của lữ đoàn cơ giới số 110 của lực lượng vũ trang Ukraine đã bị phá hủy tại khu vực định cư Avdeevka ở Donetsk”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Ngoài ra, 2 trạm chỉ huy và quan sát của các đơn vị thuộc lữ đoàn cơ giới số 28 của lực lượng vũ trang Ukraine đã bị tấn công tại khu định cư Dyleevka (DPR).

-Ukraine mất 220 binh sĩ ở hướng Zaporozhye và Nam Donetsk. “Trong ngày, gần 115 quân nhân Ukraine, 2 xe chiến đấu bọc thép, 4 xe ô tô, 2 hệ thống pháo M777 và M119 do Mỹ sản xuất, 2 pháo tự hành Msta-B và D-20 đã bị phá hủy trên hướng Zaporozhye. Ngoài ra, tại khu vực khu định cư Charivne, tỉnh Zaporozhye, radar phản pháo AN/TPQ-50 do Mỹ sản xuất đã bị hủy diệt”, Bộ Quốc phòng thông báo.

Trong khi đó, ở hướng Nam Donetsk, tổn thất của đối phương lên tới hơn 105 quân nhân Ukraine, 4 xe tăng, 3 xe chiến đấu bộ binh, 6 xe ô tô, 2 pháo tự hành: Akatsiya và Gvozdika, cũng như 2 pháo: D-20 và D -30.

Một số diễn biến liên quan

- Hungary đề nghị phương Tây đảm bảo an ninh cho Nga. Người đứng đầu văn phòng Thủ tướng Hungary, Gergely Guiyash cho biết, để giải quyết xung đột Ukraine, các nước phương Tây nên đảm bảo an ninh cho Nga và không chấp nhận Kiev gia nhập NATO.

“Các nước phương Tây ủng hộ Ukraine nên đảm bảo an ninh cho Nga, nhưng tuyệt đối không cho phép Kiev trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”, ông nói.

Ông cũng khẳng định quan điểm của Chính phủ Hungary, rằng đàm phán giải quyết xung đột Ukraine chỉ có thể hiệu quả nếu Mỹ tham gia cùng với Nga và Ukraine.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng bày tỏ quan điểm tương tự. Ông tin rằng các nước phương Tây nên quên việc đưa Ukraine vào NATO và nên đàm phán với Nga về cấu trúc an ninh quốc tế mới.

- Thêm tàu ngũ cốc đi qua hành lang nhân đạo tạm thời mới rời cảng Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: “Hai con tàu đã đi qua hành lang ngũ cốc tạm thời của chúng tôi”.

Hành lang nhân đạo tạm thời mới đã bắt đầu hoạt động từ ngày 10/8. Đối tượng sử dụng hành lang này là các tàu thương mại bị mắc kẹt tại các cảng bên bờ Biển Đen của Ukraine, chuyên chở các mặt hàng như ngũ cốc và các loại nông sản khác.

-Quỹ Nobel không mời đại diện Nga, Belarus. Quỹ Nobel thông báo hủy quyết định mời đại sứ Nga, Belarus dự lễ trao giải ở Stockholm, sau khi động thái này gây phẫn nộ dư luận.

Năm ngoái, Quỹ Nobel quyết định không mời đại sứ 2 nước trên dự lễ trao giải, liên quan chiến sự tại Ukraine. Tuy nhiên, sau đó quỹ này bất ngờ thông báo sẽ mời đại sứ tất cả các nước đại diện tại Thụy Điển, dẫn đến là sóng chỉ trích.

“Chúng tôi quyết định lặp lại ngoại lệ năm ngoái là không mời đại sứ Nga, Belarus và Iran tới dự lễ trao giải Nobel ở Stockholm”, Quỹ Nobel thông báo.

-Liên Hợp Quốc cho phép dỡ bỏ một số hạn chế với Nga trong thỏa thuận ngũ cốc. Hãng tin Anadolu cho biết, các đề xuất mới của Liên Hợp Quốc về việc nối lại thỏa thuận ngũ cốc bao gồm các phương án nhằm dỡ bỏ một số hạn chế đối với Nga. Những đề xuất này được cho là nằm trong một gói mới do Liên Hợp Quốc hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ phát triển.

Các vấn đề khôi phục thỏa thuận ngũ cốc sẽ được thảo luận trong cuộc đàm phán giữa Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin, dự kiến ​​diễn ra vào ngày 4/9 tại Sochi, Nga.

-Ukraine nhận thêm viện trợ mới. Giới chức Ukraine cho biết, Ngân hàng Thế giới (WB) đã phân bổ 232 triệu USD cho Kiev để sửa chữa nhà ở.

Theo thông báo, hơn 100 nghìn gia đình Ukraine sẽ có thể nhận được hỗ trợ sửa chữa nhà ở. Ukraine có kế hoạch cải tạo khoảng 98 nghìn ngôi nhà và 8 nghìn căn hộ ở 5 khu vực. Khoảng 1,4 triệu ngôi nhà, nơi sinh sống của 3,5 triệu người, đã bị hư hại.

Bình Nguyên (tổng hợp)
Bài viết cùng chủ đề: Chiến sự Nga - Ukraine

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/12: Lính Ukraine đầu hàng vô điều kiện; Ukraine bắn rơi UAV cảm tử Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/12: Lính NATO thiệt mạng ở Kharkov; bất ngờ cách tuyển quân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ 'khủng'

Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024