Chiến sự Nga-Ukraine 25/7/2024: Lý do Ukraine không sử dụng F-16 gần tiền tuyến; Mỹ duy trì liên minh ủng hộ Kiev
Một số diễn biến liên quan đến chiến sự Nga-Ukraine:
Mỹ không thay đổi cách tiếp cận với xung đột ở Ukraine sau bầu cử
Nhà hoạt động nhân quyền Mỹ, thành viên đảng Cộng sản Mỹ Christopher Helali cho rằng, Mỹ khó có thể thay đổi cách tiếp cận đối với cuộc xung đột Ukraine sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng.
This browser does not support the video element.
"Có khả năng tiếp tục và leo thang cuộc chiến giữa NATO và Nga liên quan đến Ukraine. Nếu ông Trump đắc cử, tất nhiên sẽ có khả năng hòa bình. Tuy nhiên, tôi vẫn hoài nghi vì điều đó. Ông Trump chỉ có một minh, nhưng toàn bộ tổ hợp công nghiệp quân sự cũng như các chủ thể an ninh quốc gia khác nhau xung quanh sẽ tìm cách tiếp tục cuộc chiến với Nga. Vì vậy, vẫn còn phải xem điều gì sẽ xảy ra. Nhưng tôi nghĩ điều đó chắc chắn sẽ xảy ra”, ông Helali nói.
Mỹ duy trì liên minh ủng hộ Ukraine
Tổng thống Biden tuyên bố sẽ duy trì liên minh các quốc gia ủng hộ Ukraine và đáp trả Nga.
Theo ông Biden, Mỹ sẽ tiếp tục đảm bảo sự thống nhất của một liên minh gồm nhiều quốc gia để ngăn chặn Nga giành lợi thế trong cuộc xung đột. “Chúng ta sẽ tiếp tục củng cố NATO và tôi sẽ làm cho tổ chức này mạnh mẽ và đoàn kết hơn bất cứ lúc nào trong lịch sử”, ông Biden nhấn mạnh.
Ukraine không sử dụng F-16 gần tiền tuyến
Tướng Oleksandr Syrsky, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine cho biết, các máy bay chiến đấu F-16 được Ukraine tiếp nhận sẽ bố trí cách tiền tuyến 40 km để không bị quân đội Nga bắn hạ.
“F-16 sẽ tăng cường khả năng phòng không của Ukraine và cho phép đẩy lùi tên lửa hành trình của Nga hiệu quả hơn, nhưng chúng sẽ không thể hoạt động gần hơn 40 km tới tiền tuyến để không bị bắn hạ”, ông Syrsky nhấn mạnh.
Ukraine sẵn sàng đối thoại và đàm phán với Nga. Ảnh: RIA |
Theo ông Syrsky, Nga có lực lượng không quân xuất sắc và phòng không mạnh mẽ, điều đó buộc quân đội Ukraine phải sử dụng UAV thường xuyên hơn.
“Khi nói đến công nghệ, tỷ lệ 1:2 hoặc 1:3 nghiêng về phía Nga. Đối phương có lợi thế đáng kể về lực lượng và nguồn lực”, Tổng tư lệnh Ukarine nói thêm.
Tổng tư lệnh Ukraine tiết lộ kế hoạch lấy lại Crimea
Tướng Oleksandr Syrsky, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine mới đây đã tiết lộ Kiev đã lên kế hoạch để giành lại bán đảo Crimea trong tương lai.
This browser does not support the video element.
"Chúng ta đang nói về một bí mật quân sự lớn, nhưng tôi nghĩ đây là một kế hoạch khả thi. Ukraine đã buộc Nga phải rút toàn bộ hạm đội ra khỏi cảng Sevastopol, tập kích các radar và hệ thống phòng không bằng UAV. Mục tiêu chính của chúng tôi hiện là phá hủy các tuyến đường bộ và đường sắt nối đất liền Nga với Crimea", ông Syrsky cho hay.
Ông không chia sẻ cụ thể khi nào Kiev sẽ đạt được mục tiêu này, nhưng khẳng định quân đội Ukraine "sẽ làm mọi cách để giành lại đường biên giới được quốc tế công nhận năm 1991".
Ukraine sẵn sàng đối thoại và đàm phán với Nga
Tổng thống Zelensky mới đây đã thông báo về một số kết quả trong chuyến thăm tới Trung Quốc của Ngoại trưởng Dmytro Kuleba.
"Ngoại trưởng Kuleba đã nói với tôi về những kết quả tích cực đạt được tại Bắc Kinh. Phía Trung Quốc đã khẳng định rằng họ sẽ không cung cấp vũ khí sát thương cho Nga. Tôi cũng nhận thấy một số tín hiệu cho thấy Trung Quốc ủng hộ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine", ông Zelensky thông báo.
This browser does not support the video element.
Ngoại trưởng Kuleba nói, Kiev sẵn sàng đàm phán với Moscow, nhưng các cuộc đối thoại phải thực tế và hướng tới một nền hòa bình lâu dài.
"Tôi tin rằng Trung Quốc có vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán hòa bình", ông Kuleba nhấn mạnh.
Slovakia ‘dọa’ đáp trả Ukraine
Tổng thống Slovakia Peter Pellegrini cảnh báo có thể thực thi các biện pháp trả đũa Kiev nếu nhà chức trách Ukraine tiếp tục ngăn chặn việc vận chuyển dầu mỏ của Nga qua đường ống Druzhba.
Ông Pellegrini mô tả hành động của Ukraine là “sự can thiệp gây khó chịu vào mối quan hệ song phương tốt đẹp”. Tổng thống Slovakia cho hay, Kiev cần giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt, nếu không sẽ phải đối mặt đòn giáng trả của Bratislava và điều đó “sẽ không có lợi cho đất nước hay người dân Ukraine”.
Trước đó, Kiev đã chặn dòng chảy dầu thô qua hệ thống Druzhba tới các nước láng giềng phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng Nga là Hungary và Slovakia, viện dẫn các lệnh trừng phạt đối với công ty dầu mỏ Lukoil lớn thứ 2 của xứ sở bạch dương. Động thái dẫn đến 2 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) bị mất nguồn cung đáp ứng tới 40% nhu cầu.