Thứ tư 27/11/2024 08:48

Chiến sự Israel-Hamas ngày 13/13/2023: Israel bắt đầu bơm nước biển làm ngập hệ thống địa đạo ở Gaza

Quân đội Israel đã bắt đầu thực hiện kế hoạch bom nước biển làm ngập hệ thống đường hầm rộng lớn Hamas xây dựng tại Dải Gaza.

Hãng tin The Wall Street Journal dẫn nguồn tin từ Washington đăng tải, Quân đội /chu-de/chien-su-israel-hamas.topic đã bắt đầu thực hiện kế hoạch bơm nước biển làm ngập hệ thống đường hầm rộng lớn Hamas xây dựng tại Dải Gaza.

Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), mạng lưới đường hầm dưới Dải Gaza được Hamas sử dụng để tấn công lãnh thổ và binh sĩ Israel. Dự kiến, quá trình bơm nước biển sẽ kéo dài trong vài tuần và sẽ hủy diệt hoàn toàn không chỉ hệ thống đường hầm, mà cả các cơ sở hạ tầng khác tại Dải Gaza.

IDF đã bắt đầu hoạt động bơm nước biển làm ngập hệ thống đường ngầm ở Dải Gaza. Ảnh: AP

Hôm 11/12, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Galant tuyên bố, chiến sự tại khu vực phía Bắc Dải Gaza đang ở giai đoạn “bước ngoặt” và các thành trì của Hamas đang “trên bờ vực sụp đổ”.

Trước đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ không để các phong trào Hamas hay Fatah giữ quyền lãnh đạo tại Dải Gaza.

Ông Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ không cho phép Israel lặp lại sai lầm ở Oslo: “Tôi sẽ không cho phép điều đó, sau những hy sinh to lớn của người dân và binh lính. Chúng tôi đã sai lầm khi để Dải Gaza trong tay những phong trào cực đoan. Dải Gaza sẽ không nằm trong tay Hamas hay Fatah”.

Tờ Bloomberg đăng tải, khi chiến dịch quân sự của Israel tiếp tục kéo dài tại Dải Gaza, sự bất mãn của dân thường Palestine đối với phong trào Hamas ngày càng gia tăng.

Để minh chứng cho nhận định trên, tờ Bloomberg đã cho dẫn đoạn video về một người đàn ông tự giới thiệu mình là cựu Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Xây dựng trong Chính phủ Hamas, Yousef Mahmoud Hamad al-Mansi. Ông này bình luận về một đoạn video của lãnh đạo Hamas Yahya Sinwar đổ lỗi cho Israel về sự tàn phá ở Dải Gaza, rằng chính Sinwar thực sự phải chịu trách nhiệm cho cuộc xung đột hiện tại.

Ấn phẩm Bloomberg cũng trích dẫn phản ứng của người dân Dải Gaza qua các cuộc phỏng vấn điện thoại, trong đó người Palestine đổ lỗi cho sự lãnh đạo của phong trào Hamas về tình hình nhân đạo thảm khốc.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden hứa sẽ hỗ trợ quân sự cho Israel cho đến khi Hamas bị tiêu diệt hoàn toàn. Washington sẽ tiếp tục nỗ lực hướng tới việc thả các con tin bị giữ ở /chu-de/dai-gaza.topic.

Còn theo hãng thông tấn RIA Novosti của Nga, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức tại khu vực xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas, cũng như thả tất cả con tin vô điều kiện.

Văn kiện về vấn đề xung đột Palestine do Ai Cập và Mauritania đề xuất đã được 153 quốc gia bỏ phiếu tán thành, trong đó có 10 phiếu chống và 23 quốc gia bỏ phiếu trắng.

Mỹ từng phủ quyết dự thảo nghị quyết do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đệ trình tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề Dải Gaza. Nghị quyết được đồng tài trợ bởi 97 quốc gia thành viên Liên hợp quốc. 13 thành viên Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu thông qua văn kiện này nhưng Mỹ đã sử dụng quyền phủ quyết bác bỏ nghị quyết, còn Anh quốc bỏ phiếu trắng.

Liên quan tới cuộc xung đột, tờ Financial Times đăng tải, Mỹ hy vọng Israel sẽ kết thúc chiến dịch toàn diện trên bộ ở Dải Gaza vào tháng 1/2024 và bắt đầu các hoạt động đặc biệt nhằm vô hiệu hóa các thủ lĩnh của phong trào Hamas.

Financial Times cũng nhấn mạnh rằng Israel đã tập trung tiêu diệt các thủ lĩnh của Hamas khi tập trung nỗ lực chiếm thành phố Khan Yunis. Các nguồn tin tình báo của Mỹ và Israel đánh giá, bộ chỉ huy của Hamas đang được triển khai tại thành phố này.

Hệ thống đường hầm ở Dải Gaza đang được các chiến binh Hamas sử dụng để tấn công đột kích các đơn vị Israel. Ảnh: Getty.

Hiện tại, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ quan ngại trước các báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế và tờ The Washington Post về việc IDF sử dụng vũ khí phốt pho trắng do Mỹ cung cấp.

Phốt pho trắng là một chất độc hại gây cháy được sử dụng để tạo ra màn sáng và khói trong trận chiến. Việc sử dụng nó không phải là bất hợp pháp, nhưng việc sử dụng có chủ ý chống lại dân thường hoặc trong môi trường dân sự là vi phạm luật pháp quốc tế vì nó có thể gây thương tích cho mắt và đường hô hấp cũng như gây bỏng sâu dẫn tới tử vong.

Về hoạt động quân sự của IDF trong thời gian tới, một quan chức Israel giấu tên chia sẻ, quân đội Israel không có ý định đóng quân lâu dài tại Dải Gaza, mà là tạo các hành lang để có thể tiến vào vùng lãnh thổ này bất cứ lúc nào cần thiết.

Kim Ngân

Tin cùng chuyên mục

Nga tấn công Ukraine bằng UAV với quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/11/2024: Nga sẵn sàng tấn công tên lửa các căn cứ Mỹ và phương Tây?

Cựu Tổng thống Nga: Bắn hạ tên lửa Oreshnik là điều không thể với châu Âu

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 26/11: UAV Nga ‘vây đặc trời’, thủ đô Kiev rực lửa; ‘kịch chiến’ tại Pokrovsk và Kurakhove

UAV Nga 'rợp trời', một loạt thành phố của Ukraine rung chuyển dữ dội

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Ông Donald Trump dự định dỡ bỏ lệnh cấm cấp giấy phép xuất khẩu LNG

Chiến sự Nga-Ukraine 26/11/2024: NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine không hiệu quả; Kiev có thể sử dụng ATACMS tự vệ

Tỷ giá USD tăng mạnh, thị trường chứng khoán 'chao đảo' sau dự kiến điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Toàn cảnh thế giới 25/11: Tên lửa Nga làm Ukraine lo 'sốt vó'?; Hezbollah dội pháo liên tiếp vào Israel

Châu Âu quay lại ý tưởng đưa quân tới Ukraine; Tổng thống Nga Putin sẵn sàng đàm phán

Chiến sự Nga-Ukraine tối 25/11: Lính Ukraine bị Nga bao vây tứ phía; 'chảo lửa' Velika Novoselka sục sôi

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 25/11: Moscow giành lại 40% lãnh thổ Kursk; Kiev ‘khám nghiệm’ mảnh vỡ tên lửa Nga

Cựu Tổng thống Ukraine hé lộ giải pháp kết thúc chiến sự 'trong vòng 24 giờ'

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Năng lượng hạt nhân: Xu thế của tương lai?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 25/11/2024: Điện Kremlin hé lộ về tên lửa Oreshnik

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn