Thứ năm 14/11/2024 16:32

Chiến lược mới của WB giúp Việt Nam mở rộng quy mô điện mặt trời

Việt Nam có thể tăng công suất điện mặt trời từ 4,5 gigawatt hiện nay lên hàng chục gigawatt trong 10 năm tới, đồng thời tạo thêm hàng ngàn việc làm nếu áp dụng phương pháp tiếp cận mới trong đấu thầu để lựa chọn và triển khai các dự án điện mặt trời.

Phương pháp tiếp cận này được đưa ra trong báo cáo mới có tiêu đề Chiến lược và khung đấu thầu cạnh tranh dự án điện mặt trời ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố.

Báo cáo là kết quả hợp tác kỹ thuật giữa WB và Chính phủ Việt Nam trong hai năm qua, nhằm mở rộng quy mô và quản lý hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời dồi dào tại Việt Nam. Phát triển các dự án điện mặt trời mới là một yếu tố quan trọng giúp Việt Nam đạt các mục tiêu biến đổi khí hậu về cắt giảm khí thải trong “đóng góp do quốc gia tự quyết định” (NDC) và giảm nhu cầu phát triển các dự án điện than mới.

Báo cáo này do quỹ Hạ tầng toàn cầu (GIF) và Chương trình Hỗ trợ quản lý ngành năng lượng của WB (WB-ESMAP) tài trợ, đã kiến nghị hai phương án mới triển khai dự án: đấu thầu cạnh tranh công viên điện mặt trời và "đấu thầu cạnh tranh theo trạm biến áp" - đấu thầu cạnh tranh dựa vào công suất khả dụng ở các trạm biến áp điện/lộ đường dây. Các phương pháp tiếp cận này sẽ giải quyết được vấn đề về giảm phát cũng như cải thiện chia sẻ rủi ro giữa nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân.

Đợt đấu thầu thí điểm đầu tiên (đấu thầu cạnh tranh quy mô 500 MW theo trạm biến áp và 500 MW công viên điện mặt trời mặt đất) dự kiến bắt đầu vào nửa cuối năm 2020, với hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của WB.

Ông Ousmane Dione - Giám đốc Quốc gia của WB tại Việt Nam - cho biết: “WB cam kết hỗ trợ Việt Nam đạt được tham vọng năng lượng bền vững của mình. Chúng tôi mong chiến lược này sẽ mở ra một chương mới về phát triển điện mặt trời vốn đã rất thành công ở Việt Nam”.

Ngoài các cách tiếp cận mới về đấu thầu cạnh tranh, báo cáo cũng khuyến nghị cần đặt ra mục tiêu triển khai điện mặt trời hàng năm và trong trung hạn đồng thời sửa đổi khung pháp lý liên quan đến các quy định về lựa chọn cạnh tranh các đơn vị sản xuất điện độc lập.

Báo cáo ước tính tăng công suất điện mặt trời ở Việt Nam có thể tạo ra khoảng 25.000 việc làm mới mỗi năm trong lĩnh vực phát triển dự án, dịch vụ, vận hành và bảo trì cho tới năm 2030 và 20.000 việc làm khác trong lĩnh vực sản xuất nếu Việt Nam duy trì được thị phần hiện tại của mình trong thị trường thiết bị điện mặt trời toàn cầu.

Theo ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương - hỗ trợ của WB cho Chính phủ Việt Nam trong chuyển đổi từ chính sách giá bán điện mặt trời cố định (giá FIT) sang chính sách đấu thầu cạnh tranh sẽ giúp lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam phát triển bền vững, minh bạch, cạnh tranh và đảm bảo hài hòa lợi ích nhà đầu tư - nhà nước - người dân.

Được biết, trong nhiều năm qua, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ Việt Nam lập quy hoạch phát triển điện mặt trời. Từ năm 2017, Ngân hàng Thế giới, được tài trợ từ ESMAP và GIF, đã và đang cung cấp cho Việt Nam một loạt hoạt động hỗ trợ kỹ thuật lớn từ lập bản đồ năng lượng mặt trời đến tư vấn chiến lược về huy động đầu tư tư nhân vào các dự án điện mặt trời quy mô lớn.

Nguyễn Hường
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".

Tháng 10/2024, EVNGENCO1 đã đạt sản lượng điện gần 2,9 tỷ kWh

Sau hơn ba thập kỷ, Thủy điện Hòa Bình cán mốc sản xuất 280 tỷ kWh điện

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Cung cấp điện ổn định cho sản xuất, kinh doanh trong tháng 10

Gấp rút sửa đổi Luật Điện lực tạo đà cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải bài toán lãng phí từ dự án lưới điện - Bài 1: Hàng loạt dự án cấp bách chậm tiến độ

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Thừa Thiên Huế: Đâu là nguyên nhân khiến sản xuất điện giảm trong 10 tháng đầu năm?

Chính sách năng lượng Mỹ: Chuyển đổi lớn dưới thời ông Donald Trump?

Sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu tháng 10 tăng 7%

PC Đắk Lắk: Tăng cường tuyên truyền an toàn điện trong thời điểm giá nông sản tăng cao

Cách tính hóa đơn tiền điện trong tháng điều chỉnh giá như thế nào tại 21 tỉnh thành phía Nam?

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Vượt kế hoạch tiến độ tháng 10/2024

Hải Dương: Chấp thuận dự án truyền tải điện tổng mức đầu tư hơn 783 tỷ đồng