Thứ sáu 08/11/2024 08:23

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2022 tăng 1% so với tháng trước

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2022. Theo đó, CPI tháng 2 tăng 1% so với tháng trước; tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1,2% so với tháng 12/2021.

Tháng 2/2022, trong số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hóa tăng giá so với tháng trước và 1 nhóm hàng giảm giá. Theo đó, những mặt hàng tăng giá mạnh gồm, giao thông tăng 2,35%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,54%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,92%; giáo dục tăng 0,51%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,51%... nhóm hàng hóa giảm giá duy nhất là bưu chính viễn thông, với mức giảm 0,04%.

CPI bình quân 2 tháng tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước

Tính bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước. Nói về những yếu tố làm tăng CPI 2 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê chỉ ra 4 yếu tố, bao gồm: Thứ nhất, giá xăng dầu được điều chỉnh 4 đợt, làm giá xăng A95 tăng 2.990 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 2.980 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 3.230 đồng/lít. Bình quân 2 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 45,3% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,63 điểm phần trăm.

Thứ hai, giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, bình quân 2 tháng đầu năm, giá gas tăng 18,64% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,27 điểm phần trăm. Thứ ba, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 2 tháng đầu năm tăng 7,77% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm. Thứ tư, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu, và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp, gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 2 tháng đầu năm tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,04 điểm phần trăm.

Tổng cục Thống kê cũng chỉ rõ, lạm phát cơ bản tháng 2/2022 tăng 0,49% so với tháng trước, tăng 0,68% so với cùng kỳ năm trước. Trong 2 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,67% so với bình quân cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,68%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.

Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê hôm nay 8/11/2024: Trong nước giảm mạnh, thị trường thế giới bật tăng trở lại

Tỷ giá USD hôm nay 8/11/2024: Đồng USD giảm

Giá xăng dầu hôm nay 8/11/2024: Tăng nhẹ

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Vàng trong nước giảm 6 triệu trong một ngày

Dự báo giá tiêu ngày 8/11/2024: Thị trường hồ tiêu có thể phục hồi và tăng trở lại?

Dự báo giá cà phê ngày 8/11/2024: Trong nước tiếp đà giảm, thế giới liệu có tăng trở lại?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 7/11/2024: Giá xăng bật tăng trở lại, lên sát 21.000 đồng/lít

Giá cà phê sẽ ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR của EU?

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường

Giá lúa gạo hôm nay 7/11/2024: Giá lúa tăng 300 đồng/kg; giá gạo giảm 50 - 100 đồng/kg

Giá vàng 'đi đâu về đâu' sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 7/11/2024: Đồng Yen “quay đầu” giảm mạnh

Giá bạc hôm nay 7/11/2024: Bạc giảm mạnh sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá heo hơi hôm nay 7/11/2024: Tăng 1.000 đồng/kg tại miền Bắc và miền Trung-Tây Nguyên, cao nhất 64.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024: Đâu là nguyên nhân khiến giá tiêu đồng loạt lao dốc?

Giá cà phê hôm nay 7/11/2024: Trong nước tăng nhẹ, thế giới quay đầu giảm do đồng USD tăng cao

Tỷ giá USD hôm nay 7/11/2024: Tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 7/11/2024: Giá dầu giảm khi đồng USD tăng vọt

Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Vàng 'lao dốc' sau chiến thắng của Trump

Dự báo giá tiêu ngày 7/11/2024: Giá tiêu liệu có giảm sốc?