Thứ ba 19/11/2024 07:29

Chỉ đạo "nóng" tăng cường kiểm soát, phòng chống buôn lậu, vận chuyển vàng trái phép qua biên giới

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tăng cường ngăn chặn hoạt động vận chuyển vàng trái phép qua biên giới.

Nhận định tình trạng buôn lậu, vận chuyển vàng trái phép qua biên giới diễn biến phức tạp, ngày 8/12/2023, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã ký ban hành Văn bản số 157/BCĐ 389 -VPTT yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng tăng cường công tác đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyển vàng trái phép qua biên giới.

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng tăng cường đấu tranh, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyển vàng trái phép qua biên giới.

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu, đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện cấp phép, thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và các hoạt động kinh doanh vàng khác; phát hiện các giao dịch đáng ngờ trao đổi cung cấp thông tin, phối hợp các bộ, ngành và cơ quan chức năng xác định những vi phạm của tổ chức cá nhân, kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; rà soát văn bản quy định hiện hành tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế chính sách đảm bảo quản lý chặt chẽ hơn trong hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng trong nước, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.

Bộ Công an: Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Bộ và Công an địa phương tăng cường công tác nắm tình hình, phát hiện và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phạm tội, xác lập các chuyên án đấu tranh với đường dây, ổ nhóm, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh buôn lậu, vận chuyển vàng trái phép, trốn thuế lớn; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong quá trình phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa chung.

Bộ Quốc phòng: Chỉ đạo các đơn vị Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển tăng cường kiểm tra, kiểm soát khu vực cửa khẩu, cảng biển, kịp thời phát hiện các phương tiện, thủy thủ, thuyền viên xuất, nhập cảnh có dấu hiệu buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, ngoại tệ, bắt giữ, xử lý theo qui định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát người, phương tiện, hàng hóa ra vào các khu vực biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở, sông, suối để kịp thời ngăn chặn các hoạt động buôn lậu nói chung và buôn lậu vàng nói riêng; trao đổi cung cấp thông tin phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an để đấu tranh với các đường dây buôn lậu vàng xuyên quốc gia.

Bộ Tài chính: Chỉ đạo Tổng cục Hải quan quản lý chặt chẽ các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập tái xuất vàng của các doanh nghiệp được cấp phép, giám sát chặt chẽ hàng hóa, hành lý, xuất, nhập qua các cửa khẩu, các lô hàng có dấu hiệu vi phạm, tiến hành kiểm tra, xử lý theo đúng qui định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ và trao đổi thông tin kịp thời với lực lượng Công an, Quân đội để đấu tranh với các đường dây buôn lậu vàng xuyên quốc gia.

Chỉ đạo Tổng cục Thuế rà soát tham mưu ban hành chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong từng thời kỳ, phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra hoạt động các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh, chế tác vàng trang sức, mỹ nghệ, quản lý chặt chẽ hoạt động nhập vào bán ra, kịp thời phát hiện vàng nhập lậu và các hành vi trốn thuế trong hoạt động kinh doanh vàng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bộ Công Thương: Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất gia công vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và việc các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh vàng chấp hành tuân thủ các quy định của pháp luật.

Bộ Khoa học và Công nghệ: Rà soát các văn bản, quy định hiện hành, liên quan đến việc quản lý, kiểm định, tiêu chuẩn chất lượng vàng; phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra và quản lý chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và kiểm định phương tiện đo lường của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng, tránh để các đối tượng lợi dụng lừa dối, gian lận số lượng, chất lượng vàng gây thiệt hại cho người tiêu dùng, bảo vệ thương hiệu, quyền lợi của tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng chân chính.

Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nhất là các địa phương có đường biên giới, các thành phố lớn): Chỉ đạo các sở, ngành thành viên, UBND cấp huyện, các lực lượng chức năng, căn cứ tình hình thực tế của địa phương, lĩnh vực quản lý chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch chuyên đề, tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đấu tranh phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép, gian lận thương mại, trốn thuế nói chung và mặt hàng vàng nói riêng; phối hợp trao đổi thông tin liên ngành, liên địa bàn; xử lý nghiêm các hành vi tiếp tay, bao che, bảo kê, xác định và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép, trốn thuế hậu quả nghiêm trọng, kéo dài xảy ra trên địa bàn, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật... để người dân không bị lợi dụng tiếp tay cho đối tượng buôn lậu, đồng thời tích cực tố cáo các hành vi vi phạm cho cơ quan chức năng xử lý.

Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các Bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo này, kết quả thực hiện báo cáo lồng ghép với báo cáo sơ kết 6 tháng và tổng kết năm công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Đồng thời, giao Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo; tổng hợp đề xuất, khó khăn, vướng mắc, báo cáo kịp thời về Trưởng ban để chỉ đạo.

Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025