Thứ sáu 04/04/2025 04:18

Chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư, phân bổ vốn: Nguyên nhân nào chủ yếu?

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án, việc phân bổ vốn vẫn còn chậm so với yêu cầu của Quốc hội.

Chiều 23/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nghe Tờ trình, báo cáo về việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về số vốn còn lại của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, Quốc hội đã quyết nghị tăng chi từ nguồn ngân sách nhà nước tối đa 176 nghìn tỷ đồng, thực hiện chủ yếu trong 2 năm 2022 và 2023 để hỗ trợ, đầu tư các nhiệm vụ, dự án trong từng ngành, lĩnh vực.

Căn cứ các kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương của Chương trình là 161.848,315 tỷ đồng. Số vốn còn lại chưa phân bổ là 14.151,685 tỷ đồng.

Về khả năng giải ngân vốn của Chương trình, Bộ trưởng cho biết, kế hoạch vốn ngân sách Trung ương năm 2023 đã được Quốc hội quyết nghị là 338.415 tỷ đồng, trong đó bố trí cho các nhiệm vụ, dự án của Chương trình là 137.844 tỷ đồng. Phần lớn các dự án thuộc Chương trình là dự án khởi công mới, khó có thể giải ngân hết số vốn được giao trong năm 2023.

Trong khi đó, một số nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của các bộ, địa phương có nhu cầu bổ sung nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào khai thác sử dụng. Do đó, việc điều hòa linh hoạt giữa kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn thuộc Chương trình là hết sức quan trọng, cấp thiết.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho hay, tại Nghị quyết số 29/2021/QH15, Quốc hội quyết nghị tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2.870.000 tỷ đồng. Trong đó, số vốn ngân sách nhà nước được phép phân bổ chi tiết là 2.720.000 tỷ đồng (không bao gồm dự phòng chung 150.000 tỷ đồng).

Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao chi tiết cho từng nhiệm vụ, dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 2.440.007,683 tỷ đồng. Số vốn còn lại phải báo cáo Quốc hội cho ý kiến trước khi giao theo quy định là 279.992,317 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương là 142.992,317 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương là 137.000 tỷ đồng).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự giám sát và đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, việc thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra không gian phát triển mới, động lực mới, năng lực mới cho các ngành, lĩnh vực, các địa phương, góp phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi và phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án, việc phân bổ vốn vẫn còn chậm so với yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 69/2022/QH15 có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

Nêu rõ nguyên nhân chậm phân bổ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra, diễn biến phức tạp, kéo dài của dịch bệnh Covid-19 tác động không nhỏ tới tiến độ hoàn thiện thủ tục đầu tư, nhất là các dự án sử dụng vốn ODA.

Công tác chuẩn bị dự án chưa được quan tâm đúng mức, còn tư duy nhiệm kỳ, nhiệm kỳ trước chưa chuẩn bị cho kỳ sau, dẫn đến nhiều dự án khởi công mới sau khi Quốc hội phê duyệt Kế hoạch đầu tư công trung hạn mới tiến hành chuẩn bị đầu tư hoặc phải điều chỉnh, gây chậm trễ trong phân bổ vốn.

Quá trình xây dựng, phê duyệt dự án phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc về quy hoạch, mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, mục đích sử dụng đất, yếu tố kỹ thuật phức tạp, phát sinh tiêu chí quan trọng quốc gia, thẩm quyền và thủ tục phân cấp cho địa phương quản lý (đường bộ cao tốc, quốc lộ),…

Năng lực triển khai ở một số nơi còn yếu, chưa quyết liệt, chưa hiệu quả; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được thể hiện rõ; chưa sâu sát, thiếu đôn đốc, kiểm tra; còn tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; cùng một mặt bằng pháp luật nhưng có nơi làm tốt, có nơi làm chưa tốt.

Bên cạnh đó, một số địa phương đã hoàn thiện hồ sơ dự án, nhưng chưa tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nên chưa thể trình phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Luật Đầu tư công đã quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng đơn vị trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án. Việc báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn còn lại và Chương trình chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ có trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương, trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư.

Quỳnh Nga - Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Armenia coi Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực

Từ bài viết của Tổng Bí thư về hội nhập nghĩ về nội lực Việt Nam

Thành lập tổ phản ứng nhanh chính sách thuế mới của Mỹ

Thương vụ Hoa Kỳ: Chủ động tìm hiểu thông tin chính sách thuế mới, tham mưu kịp thời

Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng thống Trump áp thuế 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu, Việt Nam chịu mức 46%

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

Nhà vua Bỉ dự khai trương Tổ hợp văn phòng Dịch vụ Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong

Tổng Bí thư đề nghị Liên bang Nga tăng cường hợp tác công nghệ, năng lượng, điện hạt nhân với Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm nói gì về vai trò, trách nhiệm của cán bộ xã khi bỏ cấp huyện?

Thủ tướng: Cần mạnh dạn giao việc khó cho kinh tế tư nhân

Bộ Công Thương tổng kết 5 năm thực hiện Thông tư 79/2020/TT-BCA

Nhà vua Vương quốc Bỉ: Hải Phòng có nhiều lợi thế tạo ra cơ hội hợp tác mới cho doanh nghiệp Bỉ

Việt Nam nằm trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ phục vụ Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư chỉ đạo hoàn thiện đề án tổ chức quân sự địa phương

Hội nghị Quân ủy Trung ương xem xét Đề án quân sự địa phương 'tinh, gọn, mạnh'