Chủ nhật 17/11/2024 00:26

CEO Khôi Nguyễn: Khởi nghiệp thất bại, làm lại từ đầu

CEO Khôi Nguyễn đã từng thất bại với một startup kỳ lân nhưng chàng trai 9X vẫn không nản chí mà tiếp tục hành trình khởi nghiệp ở những dự án mới.

Phá sản vì khởi nghiệp

CEO Khôi Nguyễn vốn không phải là một tên xa lạ của cộng đồng khởi nghiệp công nghệ. Anh từng lọt vào top 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2017; top 3 CEO tiềm năng năm 2016 tại chương trình Startup Festival do VTV tổ chức; top 16 gương mặt trẻ Thủ đô khởi nghiệp xuất sắc năm 2017 và từng vào danh sách "30 under 30 Việt Nam" do Forbes bình chọn.

Đặc biệt khi còn là CEO của Wefit – ứng dụng kết nối phòng gym và spa, Khôi Nguyễn đã liên tục nhận được một triệu USD trong vòng đầu tư pre-series A từ CyberAgent Capital và một số quỹ đầu tư thiên thần khác. Tháng 7/2019, vốn đăng ký của Onaclover tăng từ 1,66 tỷ đồng tăng lên 27,7 tỷ đồng. Trong đó, hơn 26 tỷ đồng là vốn đầu tư nước ngoài từ WeLife Holding PTE.LTD của Singapore, chiếm 94% cổ phần.

Ở thời điểm ấy, Khôi Nguyễn từng cho biết: “Tôi đam mê công nghệ và muốn làm công nghệ nào đó trong lĩnh vực giáo dục và sức khỏe có thể giúp cho cuộc sống trở nên nhân văn, đẹp đẽ hơn. Giáo dục và sức khỏe tôi đều quan tâm". Tuy nhiên, vì những sai lầm trong mô hình kinh doanh đã khiến Wefit rơi vào tình cảnh phải tuyên bố phá sản hồi tháng 5/2020.

CEO Khôi Nguyễn: Khởi nghiệp thất bại, làm lại từ đầu

Là một nhà đầu tư vào Wefit nhưng lại hủy vào phút chót, ông Đỗ Hoài Nam (Namster Đỗ) chia sẻ: Wefit “chết” chẳng phải vì kém cũng chẳng phải vì ngây thơ. Họ “chết” vì họ không làm mọi thứ “hội tụ” được vào đúng thời điểm. Việc một công ty start-up thất bại và đóng cửa là việc rất bình thường. Thành hay bại không liên quan đến giỏi hay kém mà là họ có hội tụ các yếu tố cần và đủ hay không. Và may mắn cũng là một yếu tố tối quan trọng. Song, nếu Khôi Nguyễn quyết định làm một start-up khác, thì chắc chắn tôi sẽ lại cân nhắc một cách nghiêm túc. Và chắc chắn khả năng giá trị đầu tư sẽ cao hơn lần trước. Bởi tôi biết, Khôi Nguyễn đã có kinh nghiệm sống còn.

Bắt đầu lại với hành trình mới

Sau khi thất bại với Wefit, Nguyễn Khôi vẫn không nản lòng từ bỏ khởi nghiệp. Anh tiếp tục tìm đến với dự án giáo dục mang tên Kiến Guru.

Đây là dự án được thành lập vào năm 2019 và cung cấp chương trình học trực tuyến cho học sinh Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 12. Kiến Guru bao gồm kho học liệu phong phú, các lớp học live trực tuyến cho đến tính năng hỗ trợ học sinh giải bài tập tức thì,… Từ tháng 1/2022, Khôi Nguyễn trở thành Giám đốc của Công ty cổ phần Giáo dục Lớp Học Nhỏ (Kiến Guru).

Chia sẻ về những điểm mạnh của Kiến Guru, Khôi Nguyễn cho biết: start-up không chỉ đưa học liệu lên môi trường Internet mà dùng công nghệ dữ liệu để đảm bảo mỗi học sinh có lộ trình học tập riêng, không bạn nào giống bạn nào.

Giao diện của ứng dụng Kiến Guru

Theo đó, người dùng xem YouTube thì các video sẽ chạy toàn bộ từ phút 0 đến phút thứ 10 không dừng, Tuy nhiên, bằng công nghệ Adaptive learning-học tập thích ứng, học sinh sẽ xem từ phút 0-3, sau đó video tự động dừng lại để đặt câu hỏi tương tác. Nếu thấy học sinh đã nắm vững kiến thức và theo kịp, video sẽ phát tiếp tục. Còn nếu không, video dừng lại và rẽ nhánh để học sinh củng cố lại phần kiến thức đó. Công nghệ này tại Việt Nam chỉ có Kiến Guru làm được. Công nghệ ấy đảm bảo học sinh không bỏ lỡ kiến thức, thay vì trước đây, xem đi lại video học liệu nhưng có khi cũng không biết mình hổng ở đâu. Đến nay, Kiến Guru cung cấp hơn 9.000 video bài giảng sinh động, ngân hàng câu hỏi với hơn 200.000 câu hỏi luyện tập, đề thi, infographic.

Về định hướng phát triển, Khôi Nguyễn cho biết: trong tương lai, Kiến Guru đặt mục tiêu xây dựng hệ sinh thái giáo dục, không chỉ hướng đến đối tượng học sinh từ lớp 1-12 mà còn mở rộng các nội dung dành cho nhóm người trưởng thành cũng như hoc sinh dưới cấp tiểu học.

Chúc chàng trai 9X với những dự định nhiệt huyết dành cho khởi nghiệp vững bước trong hành trình sắp tới.

Kiến Guru là một thành viên thuộc startup giáo dục Ruang Guru của Indonesia. Ruang Guru là startup cung cấp nền tảng học tập trực tuyến lớn nhất tại Indonesia. Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tiên khi Ruang Guru mở rộng thị trường ra nước ngoài, một phần nhờ vị trí địa lý cùng với thị hiếu đánh giá cao tầm quan trọng của giáo dục.

Ngoài Việt Nam, Ruang Guru cũng thành lập một chi nhánh tại Thái Lan dưới tên gọi là Start Dee. Được thành lập vào năm 2019, Kiến Guru cung cấp chương trình học trực tuyến cho học sinh Việt Nam từ lớp 1 đến lớp 12.

Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025 do UBND thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 4889/QĐ-UBND ngày 9/9/2019. Chi tiết về các chính sách hỗ trợ trong Đề án tại đường link sau: http://www.hanoi-sme.vn/thong-bao-chuong-trinh-ho-tro-khoi-nghiep-sang-tao/

L.Y
Bài viết cùng chủ đề: Khởi nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Trao giải Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024

Vòng chung kết Khởi nghiệp Xanh 2024 tại TP. Hồ Chí Minh có gì mới và đặc biệt?

Tìm ra quán quân Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp năm 2024

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – SURF 2024

Khát khao đưa sản phẩm ớt rừng mang thương hiệu ''quê'' tới cộng đồng

Chi 35.000 USD tiền thưởng cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo về hiệu quả năng lượng

Giai đoạn 2024-2027, tiếp tục hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội thu được lợi ích lớn nhờ chuyển đổi số

Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp 2024: Nhiều ý tưởng được đầu tư thiên thần

Khởi nghiệp với sản phẩm chả ống tre độc đáo, chàng trai thu về tiền tỷ mỗi năm

MEGA US EXPO 2024 - kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc

Bình Phước: Khởi nghiệp với cốm gạo, cô gái 9x đoạt nhiều giải thưởng quốc tế

Kawai Startup Fair 2024: Ấn tượng với các màn gọi vốn

Startup Việt - Breezing.in tạo dấu ấn tại SaiGon Summit 2024

Điểm danh 3 Startup Việt Nam toả sáng tại sân chơi công nghệ InnovFest

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và câu chuyện khởi nghiệp của nhà khoa học trẻ

Phát động Cuộc thi Khởi nghiệp Xanh phát triển bền vững lần thứ 10

Thừa Thiên Huế: 5 lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nào được ưu tiên đầu tư?