Chủ nhật 29/12/2024 20:14

Cao Bằng: Ưu tiên phát triển kinh tế cửa khẩu

Ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Công Thương.
Ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng

Ông có thể đánh giá khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng những năm gần đây?

Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong những năm gần đây, kinh tế- xã hội Cao Bằng có nhiều biến chuyển tích cực. Nếu như năm 2009, thu ngân sách của cả tỉnh chỉ khoảng 390 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã tới 1.126 tỷ đồng, năm 2014 dù có nhiều biến động nhưng cũng đạt 1.230 tỷ đồng, trong đó, thu từ hải quan và phí cửa khẩu gần 400 tỷ đồng.

Trong năm 2015, Cao Bằng sẽ tập trung phát triển 3 lĩnh vực trọng tâm: Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến gỗ, dược liệu... Phát triển dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa và du lịch. Đặc biệt, Cao Bằng ưu tiên đẩy mạnh hợp tác thương mại biên giới, phát triển kinh tế cửa khẩu.

Cao Bằng có những tiềm năng gì để phát triển thương mại biên giới và kinh tế cửa khẩu, thưa ông?

Cao Bằng có trên 330 km đường biên giới với một cửa khẩu quốc tế, ba cửa khẩu quốc gia cùng nhiều đường mòn, lối mở. Cao Bằng giáp với thành phố Bách Sắc, kết nối với thành phố Trùng Khánh- một trong bốn trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc với kim ngạch XNK lên tới 60- 70 tỷ USD/năm. Mặt khác, Trùng Khánh cũng là điểm trung chuyển hàng hóa của 6 tỉnh Tây Nam Trung Quốc tới Bắc Kinh, Đại Liên, Thượng Hải... Trước đây, hàng hóa đến hoặc đi từ Trùng Khánh đều rất xa, nếu đi qua Cao Bằng sẽ tiết kiệm được từ 1.000- 1.100 km.

Trạm kiểm soát liên hợp Cửa khẩu Trà Lĩnh đang được xây dựng

Do đó, mục tiêu của chúng tôi là biến Cao Bằng thành trung tâm dịch vụ logistics lớn kết nối giữa Việt Nam, ASEAN với 6 tỉnh Tây Nam Trung Quốc. Thực tế, nếu chỉ cần kéo 1/3- 1/4 kim ngạch XNK của Trùng Khánh thì đã có trên dưới 20 tỷ USD hàng hóa đi qua Cao Bằng, tạo điều kiện cho kinh tế Cao Bằng phát triển mạnh mẽ.

Trong những năm qua, lĩnh vực XNK Cao Bằng luôn có sự bứt phá. Năm 2009, kim ngạch XNK chỉ đạt 300 triệu USD, đến năm 2013 đã đạt 2 tỷ USD, năm 2014 dù rất nhiều khó khăn vẫn đạt không dưới 1,5 tỷ USD.

Một thuận lợi nữa là Cao Bằng và Trùng Khánh đã có đàm phán hợp tác 7 lĩnh vực, trong đó có 6 lĩnh vực kinh tế thương mại, đặc biệt là hợp tác kinh tế biên giới theo định hướng của Chính phủ hai bên. Hiện Cao Bằng đang xây dựng khu liên hợp, quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh- Long Bang, dành 100 ha để xây dựng khu sản xuất, dịch vụ phục vụ XNK...

Để đẩy mạnh phát triển thương mại biên giới và kinh tế cửa khẩu, Cao Bằng cần những cơ chế gì?

Trước hết cần đầu tư kết cấu hạ tầng như giao thông, kho tàng, bến bãi tốt, vừa tạo điều kiện phát triển dịch vụ, chủ động XNK, vừa tạo điều kiện cho du lịch phát triển. Cụ thể, Cao Bằng cần đầu tư tuyến đường cao tốc từ Lạng Sơn đến Cao Bằng và từ chợ Mới (Bắc Kạn) đến Cao Bằng. Đây là lối mở cho phát triển kinh tế- xã hội Cao Bằng trong tương lai.

Mặt khác, phải tạo cơ chế thông thoáng, linh hoạt kết hợp giữa thương mại quốc tế và thương mại cửa khẩu; đồng thời phân cấp, phân quyền, giao cho địa phương chủ động, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở giám sát, báo cáo và có sự tham vấn của các bộ, ngành Trung ương.

Về đầu tư phát triển hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu, chúng tôi không chỉ mong nhận được hỗ trợ về nguồn lực của nhà nước, mà còn rất cần các cơ chế, chính sách đặc thù tạo điều kiện cho địa phương chủ động thực hiện và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư. Quyết tâm của Cao Bằng là biến nơi đây thành khu hợp tác kinh tế biên giới như chủ trương của hai Chính phủ, đồng thời là trung tâm dịch vụ logistics toàn vùng sau này.

Trân trọng cảm ơn ông!

Đình Dũng - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh