Thứ hai 25/11/2024 12:33

Cần tăng giới hạn giờ làm thêm

Việt Nam có mức làm thêm giờ thấp nhất trong khu vực. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, điều này sẽ làm giảm mạnh hiệu quả kinh doanh.

Giới hạn làm thêm giờ hiện nay tại Việt Nam thấp hơn mức trung bình trên thế giới và thấp hơn các nước khác trong khu vực châu Á. Theo khảo sát của Tiểu nhóm Công tác nguồn nhân lực (Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam), 55% các doanh nghiệp cho rằng, họ đã thực hiện các phương thức xử lý linh hoạt đối với hạn mức làm thêm giờ; 13% các doanh nghiệp cho rằng, vấn đề này gây cản trở hoạt động kinh doanh và 31% cho hay, việc hạn chế làm thêm giờ làm giảm hiệu suất sản xuất.

Nếu một nhà máy ở Trung Quốc hay Thái Lan có mức làm thêm giờ là 1.872 giờ/năm thì ở Việt Nam, số giờ làm thêm chỉ là 300 giờ/năm. Ông ColinBlackwel – Trưởng tiểu nhóm Công tác nguồn nhân lực - cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ xem xét đến yếu tố này khi ra quyết định đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh khi các quốc gia cùng tham gia trong một cộng đồng kinh tế của các hiệp định thương mại tự do.

Việt Nam đang phải cạnh tranh toàn cầu đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh mới. Việc cải thiện mức làm thêm giờ sẽ hỗ trợ đặc biệt ngành công nghiệp sản xuất xuất khẩu với bối cảnh các hiệp định thương mại tự do đang được đàm phán.

Đồng quan điểm, theo ông Shimon Tokuyama - Chủ tịch Ủy ban Diễn đàn kinh doanh - so với các nước trong khu vực châu Á, việc hạn chế giờ làm thêm trong Luật Lao động hiện hành của Việt Nam là tương đối khắt khe, đồng thời là gánh nặng đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Luật Lao động tại Nhật Bản đang áp dụng quy định cho phép tăng thời gian làm thêm giờ thông qua việc ký thỏa ước lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động. “Nếu áp dụng cách làm này ở Việt Nam thì có thể nhanh chóng giải quyết được vấn đề mà không cần can thiệp đến Bộ luật Lao động sửa đổi”- ông Shimon Tokuyama nói.

Ý kiến chung của các nhà đầu tư đều đồng tình rằng, mức làm thêm giờ thấp gây bất lợi cho những người lao động mong muốn và tự nguyện làm thêm giờ để nâng cao thu nhập; cần đề ra một cơ chế để công ty, nhân viên và công đoàn tự nguyện đồng ý về một cơ chế làm thêm giờ khi cần thiết. Vì vậy, Tiểu nhóm Công tác nguồn nhân lực đã đề nghị tăng mức làm thêm lên 800 giờ cho tất cả các ngành công nghiệp và 1.200 giờ cho các ngành công nghiệp đặc biệt tại Việt Nam.

Thúy Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thương hiệu xa xỉ Vertu không chỉ có điện thoại tiền tỷ

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Ghi dấu mùa đại hội có nhiều nội dung nhất

Siberian Wellness tổ chức khám sức khỏe miễn phí và truyền thông nâng cao sức khỏe tại Hà Tĩnh

Cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh để môi trường cạnh tranh công bằng

ACCA và PwC Việt Nam 'bắt tay' cùng phát triển bền vững ngành kế toán

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Đón đầu xu hướng phát triển bền vững

PV GAS tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư, hợp tác kinh doanh sản phẩm khí khu vực Bắc Bộ

JTI Việt Nam tiếp tục tỏa sáng trong bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất của Anphabe

VSMCamp và CSMOSummit 2024: Xây dựng chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bảo hiểm Quân đội ra mắt giao diện website mới, nâng tầm dịch vụ khách hàng

GreenYellow và LOTTE Mart hợp tác thúc đẩy giải pháp năng lượng trong lĩnh vực bán lẻ

ROX Group được vinh danh 'Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam' năm thứ hai liên tiếp

PC Thừa Thiên Huế: Trao giải, giấy chứng nhận Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024

Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

DNP Water thu về gần 1.600 tỷ đồng từ thoái vốn, đầu tư vào dự án Sông Tiền 1

PC Thừa Thiên Huế: Tiết kiệm điện nơi công sở - Nét đẹp trong văn hóa doanh nghiệp

PC Thừa Thiên Huế: Tự động xử lý mất kết nối thiết bị đóng cắt có điều khiển xa

Sữa Cô Gái Hà Lan thăng hạng vượt bậc trong sáng kiến tiếp cận dinh dưỡng toàn cầu.