Thứ hai 23/12/2024 11:57

Cần nhìn đúng bản chất kinh doanh công nghệ của Grab

Sau 4 lần trình Chính phủ Dự thảo sửa đổi Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh vận tải, những ý kiến trái chiều vẫn được tranh luận sôi nổi trong việc đặt tên, quy định, phân loại các ứng dụng công nghệ như Uber, Grab, Fastgo… là công nghệ hay vận tải.

Cần nhìn đúng bản chất kinh doanh công nghệ của Grab trong ứng dụng đặt xe

Chồng chéo…

Dự thảo sửa đổi Nghị định 86 vẫn tiếp tục gây “sốt” nhiều ngày qua với những tranh cãi liên quan quy định về loại xe ứng dụng công nghệ như Uber, Grab, Fastgo… Mặc dù Bộ GTVT đã nhiều lần tổ chức hội thảo, xin ý kiến của các Bộ, ngành, Hiệp hội Vận tải, Sở GTVT địa phương cũng như công luận, nhưng đến nay, dự thảo nghị định vẫn gây ra sóng gió với những quy định đang được xem là đi ngược xu hướng công nghệ 4.0 hiện nay cũng như nền kinh tế chia sẻ mà các quốc gia đang hướng tới. Đáng nói, nhiều chuyên gia cho rằng, quy định này của Bộ GTVT sẽ lấn sân với Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử.

Từ góc độ riêng của mình, TS. Ngô Vĩnh Bạch Dương, Trưởng phòng Pháp luật kinh tế, Viện Nhà nước và pháp luật - cho rằng, nếu chúng ta quan niệm, ai tham gia vào một khâu của chuỗi cung ứng là cung ứng dịch vụ đó là không hợp lý.

Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì “việc quy định đơn vị nền tảng phải đáp ứng tất cả các điều kiện và quy định vận tải thì không đúng, anh là dân công nghệ, như T.Net, lại bắt phải mua cả một đội xe, rồi quy định phòng cháy chữa cháy, huấn luyện lái xe, v.v. là điều vô lý” - TS Ngô Vĩnh Bạch Dương nhấn mạnh.

Cũng theo chuyên gia này, bản chất của mô hình kinh tế nền tảng này có tính chất “sàn” rất rõ ràng trong Nghị định 52. Mặc dù nghị định này còn chút chật hẹp, nhưng vẫn còn “mặc được” đối với các dịch vụ nền tảng. Trong khi đó, Nghị định 86 lại còn muốn “lôi” phần việc của Bộ Công Thương sang cho Bộ GTVT, vì bên nào cung cấp dịch vụ gì thì bên đó phải áp dụng các điều kiện kinh doanh của ngành đó.

Nhận định về quan điểm bên nào cung cấp dịch vụ gì thì bên đó phải áp dụng các điều kiện kinh doanh của ngành đó, TS Ngô Vĩnh Bạch Dương nhấn mạnh: “Chắc chắn một điều được thừa nhận rộng rãi rằng, các doanh nghiệp không nhất thiết phải thực hiện tất cả các công đoạn của một chuỗi cung ứng dịch vụ, mà có thể lựa chọn một hoặc một số các công đoạn để đầu tư. Trong quá trình quản lý các nền tảng, Nhà nước cần chú trọng xem xét các điều kiện giao dịch chung, đặc biệt trong việc phân định trách nhiệm các bên để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và bảo vệ các đối tác yếu thế trong giao dịch”.

… Nhìn vào bản chất

Tại văn bản gửi Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), VCCI cho rằng, hiện nay, trong lĩnh vực vận tải đang có nhiều ý kiến trái chiều về hình thức kinh doanh của Grab và các hình thức tương tự….

Song, những quy định như dự kiến tại dự thảo một mặt chưa cho phép điều chỉnh loại hình mang tính nền tảng mở như Grab, một mặt chưa đặt ra được cơ chế thích hợp cho mô hình mới này (chỉ dẫn chiếu tới quy định vốn chỉ thích hợp với mô hình taxi truyền thống).

Đại diện VCCI dẫn chứng, dự thảo không quy định đây là đơn vị kinh doanh loại gì, chỉ quy định trường hợp này phải “theo pháp luật về giao dịch điện tử và pháp luật liên quan”. Dự thảo xác định đây là đơn vị kinh doanh vận tải (tuy nhiên dự thảo không làm rõ loại hình vận tải trường hợp này là gì, suy đoán là hình thức vận tải theo hợp đồng), phải thực hiện quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh.

Có những bất cập lớn liên quan tới quy định này theo nhìn nhận của VCCI. Đơn cử như câu chuyện về chủ thể bị quản lý: Quy định này được suy đoán là để áp dụng cho trường hợp các hãng taxi truyền thống sử dụng phần mềm điện tử để ký hợp đồng vận chuyển với khách hàng có yêu cầu?

Tuy nhiên, về mặt bản chất đơn vị “cung cấp phần mềm điện tử” là đơn vị làm phần mềm theo đặt hàng (ví dụ doanh nghiệp công nghệ thông tin) để cung cấp cho khách hàng, hãng taxi chỉ là đơn vị sử dụng phần mềm mà thôi. Việc nghị định về vận tải lại có quy định quản lý về doanh nghiệp và hoạt động công nghệ thông tin là không hợp lý.

Theo chuyên gia kinh tế, TS Ngô Trí Long: “Việc ép doanh nghiệp công nghệ phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh và hoạt động như một doanh nghiệp vận tải sẽ làm biến đổi bản chất hoạt động của đơn vị cung cấp hoạt động và triệt tiêu lợi thế, hay nói cách khác bắt doanh nghiệp phải làm việc bằng tay trái, trong khi lợi thế của họ là tay phải”.

Minh Hà

Tin cùng chuyên mục

Tiktoker Dưỡng Dướng Dường tiếp tục bị phạt

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Trung Sơn

Bạc Liêu: Công ty Vật liệu xây dựng Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế thuế

Phú Quốc: Đầu tư tiền tỷ cải tạo vườn hoang, bị kiến nghị phạt tội huỷ hoại đất

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 1: Những toán người bí ẩn trong ngôi nhà cổ

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh: Công ty Công Ích quận 7 thu lợi gần 6 tỷ đồng không đúng quy định

Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm vụ tưới xăng đốt quán cà phê khiến 11 người tử vong

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế Công ty CP Thương mại và Đầu tư Công nghệ Ecotech Việt Nam

Hà Nội: Nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người tử vong có 2 tiền án

Đắk Lắk: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế

Lào Cai: Công khai thông tin 7 doanh nghiệp, hợp tác xã nợ thuế trên địa bàn huyện Bắc Hà

Quảng Bình: Khởi tố 7 bị can hành vi lừa đảo trên không gian mạng

Cảnh sát giao thông Đắk Lắk phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển gần 70 kg pháo hoa nổ lậu

Thanh Hóa: Bắt 5 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán pháo nổ liên tỉnh

Thanh Hóa: Kiểm điểm trách nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Thạch Thành

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 3 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Nghệ An: Phá đường dây mua bán trái phép hơn 500 tài khoản ngân hàng để lừa đảo và rửa tiền

Vĩnh Long: Công ty Cổ phần cảng Bình Minh nợ thuế hơn 36 tỷ đồng

Đồng Tháp: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn Công ty TNHH Nguyễn Vang do nợ thuế hơn 9,6 tỷ đồng

Khởi tố đối tượng khai thác đất trái phép tại Hoà Bình