Thứ tư 27/11/2024 10:33
Đại biểu Quốc hội:

Cần làm rõ nguyên nhân sai phạm ở Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC và Việt Á

Cử tri cả nước hiện nay rất quan tâm đến những sai phạm trong những vụ việc liên quan đến Công ty Việt Á, Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC.

Làm rõ nguyên nhân sai phạm trong mua sắm vật tư phòng, chống dịch

Qua nghiên cứu báo cáo kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đoạn 2016-2021, đại biểu Phạm Thị Kiều - đại biểu Quốc hội đoàn Đắk Nông cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý tài sản công còn một số tồn tại, hạn chế cần có giải pháp xử lý như: Nhận thức trách nhiệm của một bộ phận người đứng đầu cơ quan, đơn vị về quản lý, sử dụng tài sản công chưa cao, công tác thống kê tài sản, tổng hợp, cập nhật biến động tài sản, tính khấu hao tài sản tại một số cơ quan, đơn vị chưa kịp thời, đầy đủ theo quy định.

Đại biểu Phạm Thị Kiều - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông phát biểu tại hội trường Quốc hội ngày 31/10

Quá trình thanh lý tài sản là trụ sở làm việc, công trình sự nghiệp để đầu tư xây dựng mới còn bất cập. Việc quản lý đất công, nhà công chưa chặt chẽ, để người dân lấn chiếm, sử dụng nhưng chậm được xem xét, xử lý theo quy định.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với việc chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được quan tâm đúng mức.

Hầu hết các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước. Đặc biệt, một số vấn đề mới phát sinh cần quan tâm xử lý, đó là khi sắp xếp, sáp nhập cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, nhất là khi sáp nhập các đơn vị cấp huyện và xã ở các địa phương thì đất đai, trụ sở các cơ quan ở nhiều nơi bị bỏ hoang, gây lãng phí tài sản Nhà nước, trong mua sắm phương tiện, thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức trong khu vực công lập còn xảy ra nhiều sai phạm.

Đáng chú ý, cử tri cả nước hiện nay rất quan tâm đến những sai phạm trong mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch trong thời gian qua và những vụ việc liên quan đến Công ty Việt Á, Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế AIC.

Đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan từ cơ chế, chính sách, pháp luật để có giải pháp khắc phục triệt để trong thời gian tới” - đại biểu nhấn mạnh.

Vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản còn nhiều

Về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, nhất là lĩnh vực đất đai, đại biểu đoàn Đắk Nông cho rằng, đây là lĩnh vực nóng, nhạy cảm, phức tạp, trong khi đó hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này chưa được đồng bộ, còn nhiều vấn đề tồn tại, dễ phát sinh tiêu cực, lãng phí và thực tế xảy ra các vi phạm ở nhiều địa phương mà các cơ quan chức năng đang xử lý hiện nay.

"Do đó, nếu không tháo gỡ những nội dung vướng mắc về cơ chế, chính sách sẽ ảnh hưởng đến công tác đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung" - bà Phạm Thị Kiều nêu.

Cụ thể, theo bà Phạm Thị Kiều, có một số tồn tại như sau: Việc triển khai một số quy định, thủ tục trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đất nước, khoáng sản còn chậm; công tác quản lý tài nguyên của một số địa phương còn lỏng lẻo; vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản còn nhiều; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm chưa triệt để dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí.

Ngoài ra, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, nhất là diện tích có nguồn gốc từ các nông, lâm trường còn diễn ra phức tạp, kéo dài nhiều năm nhưng chưa có biện pháp xử lý căn cơ; tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, khai thác vật liệu, san lấp mặt bằng bán diễn ra phức tạp, chưa kiểm tra, thanh lý triệt để; trong tổ chức bộ máy quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực Nhà nước còn một số bất cập; công tác quy hoạch thiếu tính tổng thể, còn dàn trải.

Về nhiệm vụ, giải pháp, đại biểu đoàn Đắk Nông nhất trí như trong báo cáo của Đoàn giám sát. Tuy nhiên, dựa trên tình hình thực tiễn, bà Phạm Thị Kiều cho rằng, cần tăng cường hơn nữa thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, luôn đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường xuyên và trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng khi thi hành công vụ.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện hóa quản lý gắn kết thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả giám sát thực hành chống lãng phí; thường xuyên kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung vào một số nội dung, lĩnh vực như quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế.

Cuối cùng, nhưng quan trọng nhất, đó là nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật có liên quan để bổ sung những vấn đề còn thiếu, sửa đổi, khắc phục những khiếm khuyết, tồn tại trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Hiện nay, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với chế tài đủ mạnh để cảnh tỉnh và đủ sức răn đe, làm hành lang pháp lý, nhằm bảo vệ chống thất thoát, lãng phí các nguồn lực của đất nước từ sớm, từ xa, nhất là đội ngũ cán bộ... là yêu cầu cấp thiết.

Quỳnh Nga - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

Thống nhất quy định về điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%

Việt Nam được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Doanh nghiệp Việt Nam, Đan Mạch cùng tạo nên những thương hiệu quốc tế chung

Bộ trưởng Công an lý giải nguyên nhân nhiều người vi phạm giao thông

Từ việc kênh Youtube Quang Linh Vlog bị chiếm đoạt, đại biểu Quốc hội lo ngại xu hướng tội phạm mạng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình họp với 3 bộ, 8 địa phương về cải cách thủ tục hành chính

60% khiếu nại liên quan đến đất đai đến từ người dân vùng nông thôn, miền núi

Hoạt động của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tại Campuchia

Khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai có chiều hướng gia tăng

Sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới

Tội phạm đánh bạc trên mạng Internet tăng cao

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 6 nhóm tăng cường hợp tác với Bulgaria

Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Lào-Campuchia: Biểu tượng đoàn kết khu vực

Phu nhân Chủ tịch nước và Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm trường mầm non Việt-Bun