Thứ sáu 27/12/2024 00:24

Các vụ kiện phòng vệ thương mại đang ngày càng gia tăng trong ngành gỗ

Thời gian gần đây, số lượng các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối (PVTM) với hàng xuất khẩu (XK) của Việt Nam nói chung và trong ngành gỗ nói riêng có xu hướng gia tăng. Đây là cuộc chơi buộc phải tham gia, do đó, các doanh nghiệp (DN) cần chuẩn bị tốt, cần có kiến thức về PVTM và hiểu rõ bản chất công cụ này để ứng phó.

Gỗ là một trong những ngành dẫn đầu trong việc kéo kim ngạch XK của các mặt hàng nông - lâm sản trong cả nước đi lên trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, rủi ro của ngành gỗ đang hiện hữu khi ngành liên tiếp phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá từ Mỹ, Hàn Quốc... cụ thể đối với mặt hàng gỗ dán có liên quan đến các hành vi gian lận thương mại, lẩn tránh thuế.

Gần đây nhất, Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ cáo buộc ngành gỗ Việt Nam sử dụng gỗ bất hợp pháp tại thị trường nội địa và trong sản phẩm XK vào Hoa Kỳ. Nguy cơ Chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại đối với các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào các thị trường này là rất lớn.

Các vụ kiện phòng vệ thương mại đang ngày càng gia tăng trong ngành Gỗ

Không chỉ thị trường Mỹ, theo ông Phùng Gia Đức - Phó Trưởng phòng, Phòng Xử lý PVTM nước ngoài, Cục PVTM, các vụ việc liên quan tới sản phẩm gỗ nhiều năm trước vắng bóng, song từ năm 2019 đến nay việc bị điều tra lại diễn ra khá dồn dập. Cụ thể, năm 2015, Thổ Nhĩ Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế với gỗ dán, cùng năm đó Ấn Độ điều tra chống bán phá giá với mặt hàng gỗ ván MDF. Năm 2019, Hàn Quốc điều tra chống bán phá giá với gỗ dán. Năm 2020, Việt Nam liên tiếp bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá với mặt hàng gỗ ván MDF và Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế với gỗ dán.

Ông Điền Quang Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ TP.HCM - đưa ra cảnh báo từ việc Mỹ mở cuộc điều tra theo Điều khoản 301 Luật Thương mại với gỗ. Theo đó, 95% vụ kiện hầu như đều trở thành hiện thực, nghĩa là 95% ngành chế biến gỗ của chúng ta dự báo sẽ bị áp thuế. Nếu bị áp thuế với mức 25% thì ngành công nghiệp chế biến gỗ chấm dứt thời kỳ phát triển liên tục trong thời gian vừa qua.

Theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ngành gỗ đang đứng trước một số câu hỏi lớn như: Làm thế nào để ngành có thể duy trì động lực tăng trưởng như hiện nay? Làm thế nào có thể giảm thiểu được các rủi ro từ các cuộc điều tra hiện tại, và trong tương lai? Làm sao để các DN có thể tuân thủ chặt chẽ các quy định về kiểm soát gỗ nhập khẩu? Làm thế nào để các cơ quan quản lý có thể tạo sự thông thoáng cho các DN, bao gồm cả DN nhập khẩu gỗ nguyên liệu, làm ăn chân chính, lành mạnh.

Thông tin về tình hình xử lý các vụ kiện, ông Cao Chí Công - Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - cho biết, đến nay Hiệp hội đã yêu cầu DN giải trình, gửi tất cả tài liệu cho cơ quan liên quan phía Hoa Kỳ, Hàn Quốc. Đồng thời, Hiệp hội cũng đã báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ về các vụ việc này.

Về phía DN, ông Công cho biết, các DN, Hiệp hội Gỗ trên cả nước đã ký vào biên bản cam kết thúc đẩy phát triển ngành gỗ Việt Nam theo hướng bền vững. Tuy nhiên, vẫn còn một số nguyên nhân khách quan như DN Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ một số vùng địa lý không tích cực.

Để minh bạch vấn đề này phải giải quyết cho được nguồn gốc gỗ, bởi điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nghị định 102/2020 về đảm bảo gỗ hợp pháp đã phân biệt những quốc gia nằm ở vùng địa lý tích cực và không tích cực. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một khối lượng gỗ nhập khẩu từ châu Phi xuất phát từ vùng địa lý không tích cực.

Hiện nhiều quốc gia cung gỗ lớn cho Việt Nam không nằm trong danh sách tích cực. Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn từ 24 quốc gia, trong đó 5 quốc gia có lượng cung trên 100.000m3, bao gồm 2 quốc gia không thuộc danh sách; 14 quốc gia cung cấp từ 50.000m3/năm, 6 quốc gia không thuộc danh sách.

Về gỗ xẻ, 5 quốc gia có nguồn cung từ 100.000m3/năm, bao gồm 1 quốc gia không thuộc danh sách, 11 quốc gia cung từ 50.000m3/năm, 5 quốc gia không nằm trong danh sách. Trong 31 quốc gia có 11 quốc gia không nằm trong danh sách.

Nguyên nhân là do việc nắm bắt thông tin về khung pháp lý đặc biệt tại các nước có nền quản trị lâm nghiệp kém như châu Phi, Mỹ Latinh, Lào, Campuchia... rất khó khăn cho cả DN nhập khẩu và cơ quan quản lý của Việt Nam.

Trước bối cảnh đó, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến nghị ngành gỗ cần xây dựng cơ sở dữ liệu các sản phẩm gỗ sang các thị trường quan trọng, thường xuyên tập huấn, cập nhật thông tin, pháp luật về PVTM. Nỗ lực minh bạch hóa nguồn gốc xuất xứ của các nguyên liệu, đặc biệt là để XK. Đồng thời, xây dựng hệ thống theo dõi, trích xuất nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu dùng để XK.

Ông Phùng Gia Đức lưu ý, các DN phải tìm hiểu kỹ chính sách của nước nhập khẩu, đặc biệt là các chính sách liên quan đến PVTM, chống bán phá giá, lẩn tránh thuế, đồng thời cần tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng để tránh bị điều tra. “Đây là cuộc chơi ta buộc phải tham gia. Chúng ta cần chuẩn bị tốt, cần có kiến thức về PVTM và hiểu rõ bản chất công cụ này để ứng phó. Tránh để hàng đã xuất đi, sau 2-3 tháng lênh đênh trên biển đến khi cập cảng nơi nhập khẩu mới té ra bị đánh thuế gấp nhiều lần”, ông Đức nhấn mạnh.

Ông Lê Xuân Quân - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai - các hiệp hội gỗ cần thường xuyên theo dõi, rà soát lại hoạt động XK của các DN thành viên để phát hiện các điểm bất thường giữa năng lực sản xuất và sản lượng XK. Việc minh bạch thông tin về năng lực XK của các DN, ngành hàng cần được duy trì một cách chủ động chứ không chỉ khi đã đối mặt với các vụ điều tra bởi cuộc cạnh tranh XK ngày càng gay gắt và đối tác ngày càng coi trong uy tín, xuất xứ hàng hóa.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Indonesia khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm nhựa polypropylene homopolymer

Kết quả rà soát lần thứ hai áp dụng chống bán phá giá đối với thép hình chữ H

Indonesia gia hạn biện pháp tự vệ đối với sản phẩm hạt nhựa EPS

Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Cục Phòng vệ thương mại khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc’ tại Điện Biên

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Kinh nghiệm ứng phó điều tra phòng vệ thương mại từ ngành nhôm Việt Nam

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội ứng phó điều tra phòng vệ thương mại

Kết quả điều tra rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội

Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Malaysia điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Lùi thời hạn nộp bản trả lời câu hỏi điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ