Thứ bảy 28/12/2024 07:21

Các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên: Cần chủ động hơn trong hoạt động khuyến công

Sau nhiều năm triển khai thực hiện, có sửa đổi, có thay thế nhưng sự cứng nhắc, chưa phù hợp với thực tế của một số chính sách khiến hoạt động khuyến công chưa phát huy hết hiệu quả.

Hoạt động khuyến công ở các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên còn nhiều vướng mắc

Rối từ chính sách

Tại Hội nghị khuyến công khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2015 diễn ra cuối tháng 7 vừa qua, không ít đại biểu đến từ các địa phương trong khu vực “than thở” về những vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác khuyến công, chủ yếu liên quan đến chính sách, quy trình thủ tục thanh toán, quyết toán.

Theo ông Lê Hoàng Thọ - Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa, thời gian từ lúc xây dựng đề án đến khi triển khai thực hiện quá lâu, doanh nghiệp không chờ được vốn hỗ trợ nên đã đầu tư mua sắm máy móc trước. Vì thế, xảy ra trường hợp doanh nghiệp thay đổi thiết bị, không khớp với hợp đồng đã ký, gây khó khăn trong vấn đề thanh toán, quyết toán. Theo quy định, thời gian quyết toán phải thực hiện ngay trong năm nhưng do doanh nghiệp đầu tư trước, chứng từ quyết toán rơi vào năm trước, khiến năm sau chứng từ không hợp lệ buộc phải trả lại kinh phí.

Cùng với đó, sau một vài năm triển khai bình chọn sản phẩm công nghiệp, nông thôn tiêu biểu, doanh nghiệp không còn hào hứng tham gia nữa. Nguyên nhân là do, thời gian bình chọn quá ngắn, doanh nghiệp không có nhiều thời gian khuyếch trương thương hiệu, phát triển thương mại. Mức hỗ trợ cho sản phẩm được công nhận cũng chưa phù hợp, mới chỉ dừng lại ở phần ngọn, chưa có tác dụng khuyến khích với doanh nghiệp.

Tình trạng tương tự, ông Phạm Thanh Bình - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận - cho biết, ngay từ tháng 6 hàng năm, địa phương đã xây dựng đề án nhưng đến tháng 4 năm sau mới có quyết định, thời gian còn lại quá ngắn, gây khó khăn cho việc triển khai.

Thiếu sự chủ động

Trước phản ánh của các địa phương, ông Ngô Quang Trung - Phó cục trưởng Cục công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) - cho rằng, thời gian xây dựng, phê duyệt kế hoạch khuyến công dài là có nguyên do của nó. Chương trình khuyến công dùng kinh phí sự nghiệp, trước hết phải đăng ký sơ bộ các đề án với Bộ Tài chính. Sau khi được phân bổ kinh phí, phải phân khai toàn bộ và giao đến từng đề án cụ thể trước ngày 31/12. Sau đó, gửi lại Bộ Tài chính để thẩm định và thông báo chuyển kinh phí về. Đúng là thời gian chậm nhưng đây là Luật.

Ông Ngô Quang Trung cũng cho rằng, những đề án có liên quan đến đối tượng cụ thể, địa chỉ cụ thể như xây dựng mô hình trình diễn, hỗ trợ ứng dụng thiết bị máy móc… buộc phải thực hiện theo quy trình. Tuy nhiên, có những đề án không cần đơn vị, địa chủ cụ thể, các địa phương có thể chủ động tổ chức trước. Vì vậy, việc chậm triển khai tại các địa phương không chỉ xuất phát từ những vướng mắc về pháp luật mà còn do sự chủ quan.

Bên cạnh đó, thời gian xây dựng đề án dài, một số đề án trình lên vẫn chưa sát, dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung. Chứng tỏ việc khảo sát, xây dựng đề án, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện của một số địa phương trong khu vực chưa kỹ.

Ông Ngô Quang Trung đề nghị, trong quá trình khảo sát xây dựng đề án, các địa phương trong khu vực cần chủ động, nắm sát năng lực tài chính của đơn vị thực hiện nhằm bảo đảm chất lượng và tiến độ triển khai của đề án. Các địa phương cũng lưu ý thực hiện trước những nội dung, đề án không có địa chỉ cụ thể; đẩy mạnh các hoạt động khuyến công theo Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến khuyến công tại địa phương…

Tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2015 được duyệt của 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên là 46.951 triệu đồng, kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 19.356 triệu đồng. 6 tháng đầu năm đã có 15/15 tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch kinh phí khuyến công với tổng kinh phí 27.595 triệu đồng.
Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Khu vực Miền Trung - Tây Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh