Các chuyên gia, doanh nghiệp bàn giải pháp khôi phục và phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh hậu Covid-19

TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính, triển khai thực hiện đồng bộ các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (DN) hồi phục và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài… là những giải pháp căn bản nhất để phục hồi và phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh hậu Covid-19.

Đây là những kiến nghị được các đại biểu đưa ra, tại buổi Tọa đàm khôi phục và phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 hiện nay, do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 3/10.

Các chuyên gia, doanh nghiệp bàn giải pháp khôi phục và phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh hậu Covid-19
Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, phát biểu tại buổi tọa đàm

Hơn 27.000 doanh nghiệp giải thể và tạm ngưng hoạt động

Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, mặt trái của cuộc chiến phòng, chống dịch đã tác động nặng nề đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, làn sóng dịch bệnh bùng phát lần thứ 2 đã làm kinh tế thành phố quay lại vòng khó khăn khi vừa mới chớm phục hồi.

Người đứng đầu chính quyền TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh do tác động nặng nề của dịch bệnh, lần đầu tiên kinh tế thành phố tăng trưởng dưới 1,2%, cũng lần đầu tiên có hơn 27.000 DN giải thể và tạm ngưng hoạt động trong 9 tháng đầu năm 2020, với số vốn đăng ký kinh doanh giảm hơn 140.000 tỷ đồng. Qua đó, kéo theo hàng loạt những tác động xã hội khác, nhất là tình trạng thất nghiệp đối với người lao động, đồng thời làm giảm đi doanh số hoạt động sản xuất kinh doanh của TP hơn 21.000 tỷ đồng.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng kinh tế của thành phố thấp nhất từ trước tới nay, ông Trần Hoàng Ngân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP. Hồ Chí Minh, cho rằng, các gói hỗ trợ DN chưa bám theo thông tin diễn biến dịch bệnh, thủ tục hành chính rườm rà khiến cho việc tiếp cận hỗ trợ rất chậm. Mặt khác, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng trên 62% của kinh tế thành phố và đây cũng là ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất do dịch Covid-19.

Trong khi đó, ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA) thông tin, đơn vị đã tiến hành cuộc khảo sát với trên 100 DN vào giữa tháng 8/2020, kết quả cho thấy chỉ có 5% số DN đã chuyển về trạng thái hoạt động bình thường, 9% số DN bắt đầu vượt qua khó khăn và có hơn 84% DN còn khó khăn và rất nhiều khó khăn.

Các chuyên gia, doanh nghiệp bàn giải pháp khôi phục và phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh hậu Covid-19
Buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học, hiệp hội, doanh nghiệp

Đáng chú ý, có đến 76% DN được hỏi phản ánh chưa tiếp cận được các chính sách nhà nước hỗ trợ, hầu như không có DN nào tiếp cận được gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ và chưa có DN nào được gói vay lãi suất 0% để trả lương người lao động.

Chủ tịch HUBA cho biết thêm, hiện có khoảng 40% số DN thiếu vốn kinh doanh, 14% số DN bị gián đoạn, đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu, 88% số DN bị thu hẹp thị trường. Đặc biệt, 52% số DN cho biết sẽ phải tiếp tục cắt giảm lao động.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học, DN mặc dù Chính phủ, các Bộ, ngành và TP. Hồ Chí Minh đã sớm ban hành các chính sách, gói hỗ trợ DN, nhưng việc triển khai các gói hỗ trợ DN chưa bám sát thông tin diễn biến dịch Covid-19, thủ tục hành chính nhiêu khê khiến cho việc tiếp cận hỗ trợ cho DN rất chậm.

Triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế hậu Covid-19, theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh, thành phố cần đẩy nhanh tiến độ và thực hiện có hiệu quả các gói hỗ trợ DN hiệu quả, tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, kích cầu nội địa, đẩy mạnh liên kết vùng.

Theo ông Trần Hoàng Ngân, trong thời gian giãn cách, thị trường bị thu hẹp, đây là cơ hội cho DN sắp xếp lại hệ thống quản trị, ứng dụng công nghệ trong quản trị điều hành, đổi mới máy móc, thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề người lao động để thích ứng với hoàn cảnh mới…

Các chuyên gia, doanh nghiệp bàn giải pháp khôi phục và phát triển kinh tế TP. Hồ Chí Minh hậu Covid-19

Nhiều DN tại tọa đàm, cho rằng thành phố cần đầu tư phát triển dịch vụ logistics, chuyển đổi số... để hỗ trợ DN tốt hơn

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Cao Trí - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp quận 1 (TP. Hồ Chí Minh), cũng cho rằng, ách tắc lớn nhất là thủ tục hành chính. Do đó, lãnh đạo thành phố cần tập trung tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, qua đó thúc đẩy khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội.

Trong khi đó, ông Chu Tiến Dũng kiến nghị, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đưa ra tại Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 theo tinh thần cùng đồng hành chia sẻ rủi ro với DN.

Đồng thời, mong muốn thành phố xem xét điều chỉnh các điều kiện để các gói chính sách hỗ trợ được áp dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của từng ngành nghề, quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh…

Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hỗ trợ DN hình thành các chuỗi sản xuất, cung ứng, liên kết nội địa chuyển đổi nguồn cung cấp nguyên liệu, tăng quy mô các nhà máy chế biến nông sản, đẩy mạnh ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ…

Liên quan đến gói hỗ trợ lần 2 đang được UBND TP. Hồ Chí Minh xây dựng, ông Chu Tiến Dũng đề nghị, cần tách ra làm 2 nhóm. Trong đó, nhóm 1 là chính sách giải cứu để DN tồn tại được. Còn gói thứ hai, thành phố đồng hành hỗ trợ DN vực dậy sản xuất; làm “cầu nối” với ngân hàng, đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay để DN nhanh chóng phục hồi, mở rộng quy mô sản xuất…

Phát biểu kết luận, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh ghi nhận các ý kiến đề xuất của các chuyên gia, nhà khoa học, DN, đồng thời khẳng định muốn phục hồi kinh tế lấy lại đà tăng trưởng nhanh, trước mắt phải phục hồi hoạt động của DN. Thời gian tới, thành phố, sẽ khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ trong khâu vận hành các quyết sách và quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc mà DN đang gặp phải.

“Đề nghị các hiệp hội doanh nghiệp phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc ghi nhận, phản ánh những khó khăn, vướng mắc của DN. Qua đó, mạnh dạn đề xuất các giải pháp, hiến kế cùng thành phố nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh, năng lực cạnh tranh phục vụ mục tiêu hồi phục và phát triển kinh hậu Covid-19” - ông Nguyễn Thành Phong mong muốn.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Thanh Hóa: Ấn định thời hạn triển khai cụm công nghiệp 156 tỷ đồng của Tổng công ty Hợp Lực

Sau nhiều lần điều chỉnh dự án Cụm công nghiệp phía Đông Bắc TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ấn định thời hạn chót đối với tiến độ thực hiện dự án này.
Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Sẽ không giao dự án mới cho chủ đầu tư chậm giải ngân vốn đầu tư công

Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai thông báo kết luận của Thường trực UBND tỉnh Lào Cai về công tác đầu tư và giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Bạc Liêu bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở Xây dựng

Ông Lâm Tú Thanh, Trưởng phòng Quản lý xây dựng Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu được được điều động, bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh.
Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng tai nạn lao động gia tăng

Quảng Ninh: Cảnh báo tình trạng tai nạn lao động gia tăng

Thời gian vừa qua, một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận và cứu chữa nhiều trường hợp bị tai nạn lao động.
Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Măng Đen "hút" du khách từ du lịch trải nghiệm đặc trưng văn hoá bản địa

Với việc tổ chức xuyên suốt nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, trải nghiệm thú vị, 5 ngày lễ, Măng Đen đón khoảng 50.000 lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Tin cùng chuyên mục

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Hiện thực hóa mục tiêu đưa Yên Bái phát triển nhanh, toàn diện, bền vững

Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Tiền Giang: Xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá ấn tượng

Trong 4 tháng đầu năm, hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế của Tiền Giang có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là xuất khẩu lấy lại đà tăng trưởng và bứt phá.
Sóc Trăng: Đôn đốc tiến độ thi công hàng loạt các công trình trọng điểm

Sóc Trăng: Đôn đốc tiến độ thi công hàng loạt các công trình trọng điểm

Ngày 2/5, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh đi khảo sát, đôn đốc tiến độ thi công các công trình trọng điểm.
Sóc Trăng: Nâng tầm nông nghiệp bằng đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững

Sóc Trăng: Nâng tầm nông nghiệp bằng đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững

Sóc Trăng đang nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới sáng tạo vào lĩnh vực nông nghiệp, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
TP. Cần Thơ: Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 4

TP. Cần Thơ: Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh trong tháng 4

Trong tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP. Cần Thơ đạt 11.534,8 tỷ đồng.
Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Bình Dương: Độc đáo nghệ thuật tạo hình từ trái cây miệt vườn

Những mâm ngũ quả tuyệt đẹp trong ngày hội “Tạo hình nghệ thuật” được người Bình Dương sáng tạo từ chất liệu cây trái đặc sản.
Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu bội thu dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đón hơn 620.000 lượt khách du lịch tăng gần 50% số với cùng ký năm 2023, doanh thu ước tính hơn 668 tỷ đồng.
Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Đà Nẵng thu 1.336 tỷ đồng từ du lịch dịp lễ 30/4 và 1/5

Tổng thu du lịch của thành phố Đà Nẵng trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay đạt khoảng 1.336 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Thanh Hóa đón lượng khách kỷ lục trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ (27/4 đến 1/5); tỉnh Thanh Hóa đã đón khoảng trên 1,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 27,3% so với cùng kỳ 2023.
Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Quảng Nam đón 233.000 lượt khách, thu về 600 tỷ đồng từ du lịch trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Quảng Nam đón khoảng 233.000 lượt khách tham quan lưu trú và du lịch, doanh thu ước đạt 600 tỷ đồng.
Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Tiến độ xây dựng và giải ngân một số dự án trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 4/2024

Cục Thống kê Hà Nội vừa thông tin về tình hình xây dựng, tiến độ giải ngân vốn một số công trình, dự án trên địa bàn thành phố đến hết tháng 4/2024.
Nắng nóng kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ngành tăng cường tiết kiệm điện

Nắng nóng kỷ lục, TP. Hồ Chí Minh yêu cầu các sở, ngành tăng cường tiết kiệm điện

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành triển khai ngay các giải pháp cấp bách tăng cường tiết kiệm điện, góp phần đảm bảo cấp điện ổn định.
4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng, vốn đầu tư thực hiện của Nam Định tăng 11%

4 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước của Nam Định tăng 11,0% so với cùng kỳ năm trước.
Không phát hiện vụ việc tham nhũng tại

Không phát hiện vụ việc tham nhũng tại ''siêu ban'' ở Hà Nội

Báo cáo của Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng Công trình dân dụng TP. Hà Nội cho thấy, “siêu ban” này chưa phát hiện vụ việc tham nhũng.
Thanh Hóa có hơn 800 cơ sở gây ô nhiễm, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa có hơn 800 cơ sở gây ô nhiễm, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thanh Hóa hiện có 826 cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; trong đó có 700 cơ sở thuộc diện phải di dời.
Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Điểm nhấn trong cách thức Phú Thọ thu hút vốn FDI

Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chính quyền tỉnh Phú Thọ đã triển khai có hiệu quả, đồng bộ nhiều giải pháp.
4 tháng, Nam Định xuất siêu 345 triệu USD

4 tháng, Nam Định xuất siêu 345 triệu USD

Đơn hàng của doanh nghiệp tăng cùng một số sự án sản xuất mới đã đi vào vận hành giúp Nam Định tăng xuất khẩu và xuất siêu trong 4 tháng đầu năm 2024.
Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Thái Nguyên: Chuyển đổi số tạo động lực để hợp tác xã vươn xa

Nhiều hợp tác xã ở Thái Nguyên đã tiếp cận mô hình kiểu mới, linh hoạt, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thích ứng với nhu cầu thị trường.
Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp nắng nóng, phố cổ Hội An vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Bất chấp thời tiết nắng nóng, phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam) vẫn chật kín người trong dịp lễ 30/4 và 1/5. Càng về chiều tối, lượng khách kéo đến ngày càng đông.
Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao

Trong Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động