Thứ ba 24/12/2024 02:32

Buôn lậu đường cát qua biên giới Tây Nam lại "tăng nhiệt"

Liên tiếp những ngày qua, lực lượng chức năng các tỉnh biên giới Tây Nam đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ buôn lậu đường cát không rõ nguồn gốc xuất xứ, tuồn vào nội địa tiêu thụ.

Tại biên giới Long An, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Long An, từ đầu năm 2022 đến nay, hoạt động buôn lậu, vận chuyển đường cát do nước ngoài sản xuất nhập lậu qua biên giới của tỉnh có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm 2021. Thống kê đến tháng 2/2022, các lực lượng chức năng Long An đã phát hiện, bắt giữ gần 46 tấn đường cát nhập lậu các loại, trong đó có nhiều vụ buôn lậu số lượng lớn.

Quản lý thị trường Long An thu giữ đường cát nhập lậu

Đơn cử như ngày 22/2 vừa qua, Đoàn công tác Đội quản lý thị trường (QLTT) số 6, Cục QLTT tỉnh Long An mật phục trên tuyến đường KT3, thuộc địa bàn xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng, bắt giữ 2 xe ô tô tải do 2 đối tượng có hộ khẩu thường trú tại thị trấn Vĩnh Hưng điều khiển, có hành vi vận chuyển 200 bao đường cát do nước ngoài sản xuất (loại 50kg/bao), tương đương 10.000 kg.

Theo QLTT Long An, tại thời điểm kiểm tra, cả 2 đối tượng điều khiển phương tiện không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc toàn bộ số đường cát trên.

Trước đó, cũng trên địa bàn xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng, Đội QLTT số 2 phát hiện, thu giữ 2.450 kg (49 bao) đường cát do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Hiện các vụ việc đang được các đội QLTT xác minh, xử lý theo quy định pháp luật.

Tình trạng buôn lậu đường cát gia tăng cũng diễn ra tương tự tại biên giới thuộc tỉnh Đồng Tháp. Theo đó trong những ngày đầu năm mới 2022, tại Đồn Biên phòng Thông Bình, Tổ công tác của Đồn Biên phòng Thông Bình, Đội nghiệp vụ Hải quan Thông Bình và Công an xã Thông Bình (huyện Tân Hồng) đã phối hợp tiến hành kiểm tra phát hiện có nhiều bao chứa đường cát không rõ nguồn gốc được tập kết tại khu vực ấp Thị, xã Thông Bình. Sau đó, lực lượng làm nhiệm vụ tiến hành lập biên bản tạm giữ 22 bao đường cát ngoại nhập lậu với tổng trọng lượng 1,1 tấn.

Theo lực lượng chức năng, đường cát nhập lậu chủ yếu từ Thái Lan và Campuchia, sau đó được các đối tượng sử dụng thủ đoạn "hô biến" thành đường xuất xứ Việt Nam bằng cách thay bao bì của đường lậu, thành đường nhãn mác Việt Nam.

Lý giải việc buôn lậu có chiều hướng gia tăng sau Tết, lực lượng chức năng các tỉnh cho biết, các đối tượng buôn lậu đã lợi dụng địa hình sông ngòi chằng chịt của biên giới Tây Nam và bày đủ chiêu trò để qua mặt lực lượng chức năng. Trong những thời điểm nước lớn, chúng thường đưa đường cát đã được buộc kỹ càng rồi thả trôi theo dòng nước đến nơi tập kết mà đồng bọn chờ sẵn. Đặc biệt, các đối tượng thường lợi dụng đêm tối tập kết hàng gần khu vực biên giới rồi vận chuyển sâu vào nội địa.

Trước tình hình đó, để đấu tranh chống đường lậu, lực lượng QLTT các tỉnh biên giới Tây Nam cho biết sẽ tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát thường xuyên khu vực kho bãi, điểm tập kết hàng hóa gần biên giới, chợ đầu mối, tuyến đường bộ, đường thủy tại địa bàn trọng điểm. Cụ thể tại An Giang, QLTT tỉnh này sẽ tăng cường kiểm tra các địa bàn ở TP. Châu Đốc, huyện An Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn và TX. Tân Châu. Còn ở Đồng Tháp, trong năm 2022 các đơn vị, địa phương là thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh sẽ theo dõi sát tình hình, tăng cường kiểm soát từ tuyến biên giới vào nội địa, kịp thời ngăn chặn hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là mặt hàng đường cát.

Riêng với Long An, mới đây, UBND tỉnh này đã có văn bản chỉ đạo các lực lượng chức năng gồm Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh, Hải quan, QLTT, tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát các đường mòn, lối mở qua lại biên giới; kiểm tra hoạt động vận chuyển, mua bán đối với mặt hàng thuốc lá điếu, đường cát nhập lậu trong thị trường nội địa. Kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý các đường dây buôn lậu có tổ chức; các vụ vận chuyển trái phép qua biên giới và tàng trữ, buôn bán trái phép mặt hàng thuốc lá điếu, đường cát nhập lậu.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Buôn lậu

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm