BTA - WTO - TPP: Dấu mốc hội nhập sâu rộng

Ba mốc lớn đánh dấu mức độ hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới gồm: Ký Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (BTA) tháng 7/2000, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tháng 11/2006 và hiện đang hoàn thiện những bước cuối cùng để ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ngoài việc giúp tăng trưởng kinh tế, “ba dấu mốc” trên còn đem đến cho Việt Nam một bước tiến dài trong cải cách thể chế, minh bạch hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh.
BTA - WTO - TPP: Dấu mốc hội nhập sâu rộng
Cuộc họp Cấp cao của các nhà lãnh đạo Hiệp định TPP lần thứ 6

Xuất khẩu tăng trưởng cao

Trước thời điểm trở thành thành viên của ASEAN vào năm 1995, Việt Nam được gắn với hình ảnh một đất nước nhỏ bé, kiên cường trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, chứ ít ai nhắc đến tiềm lực hay thế mạnh kinh tế. BTA với Hoa Kỳ giống như một bản tuyên ngôn với cộng đồng quốc tế, ngoài ý nghĩa bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, nền kinh tế Việt Nam chính thức mở cửa với cường quốc số 1 thế giới.

Với BTA, Việt Nam lần đầu tiên được biết đến các khái niệm mở cửa thị trường, cam kết về đầu tư, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia, không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ trong nước và nước ngoài.

Nhớ lại thời điểm vòng đàm phán đầu tiên diễn ra vào tháng 9/1996, nguyên Trưởng đoàn đàm phán BTA Việt Nam Nguyễn Đình Lương cho biết: “Sau lưng” đoàn đàm phán lúc bấy giờ là con số 0, Việt Nam không phải nền kinh tế mạnh, lực lượng doanh nghiệp hùng hậu và chúng ta hiểu biết về Hoa Kỳ quá ít… trong khi họ mạnh và giỏi hơn ta rất nhiều.

Khi ký BTA, tôi là phóng viên theo dõi lĩnh vực viễn thông và vẫn còn nhớ báo chí tốn không biết bao giấy mực tranh luận về việc nên mở cửa thị trường viễn thông đến mức nào cho phía bạn, hay có nên cho phép ngân hàng được mở chi nhánh hoặc thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam hay không… Đây là những vấn đề hết sức mới và nhạy cảm lúc bấy giờ.

Vậy mà, sau khi BTA ký kết, Hoa Kỳ nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch tăng gấp đôi, từ 1,51 tỷ USD năm 2001 lên 2,89 tỷ USD vào năm sau. Năm 2014, tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa hai nước đạt 36,3 tỷ USD, gấp 24 lần so với năm 2001- năm Việt Nam vươn lên vị trí số 1 trong 10 nước ASEAN và nằm trong top 15 quốc gia xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Một điểm đặc biệt nữa, Việt Nam luôn là nước xuất siêu vào thị trường này, năm 2002 đạt 2,45 tỷ USD; năm 2005: 5,93 tỷ USD; năm 2010: 14,24 tỷ USD; năm 2014: 30,6 tỷ USD và con số này của năm 2015 khoảng 39 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2014.

Sau 6 năm thành công với BTA, Việt Nam tiếp tục vượt qua một ngưỡng cửa quan trọng khác, trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Sự kiện này tạo ra hiệu ứng mạnh trong thu hút đầu tư. Nếu như năm 2006, số vốn đăng ký đạt trên 10 tỷ USD thì chỉ ngay năm sau (2007) con số này đã đạt 21,3 tỷ USD và tới 2008 tăng vọt lên 64 tỷ USD. Xuất khẩu tăng trung bình 20%/năm, diện mạo lĩnh vực dịch vụ phân phối, bán lẻ đã thay đổi mạnh mẽ. Sự xuất hiện của các cửa hàng tiện lợi theo mô hình hiện đại, siêu thị, trung tâm thương mại làm thay đổi thói quen người tiêu dùng theo hướng văn minh.

Trong các nguyên tắc của WTO, nguyên tắc “không phân biệt đối xử” được đánh giá đạt mức độ cao nhất trong thỏa thuận thương mại, áp dụng tự do hóa hoàn toàn, bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài và sản phẩm nội địa.

TPP là một bước tiến mới, quy định điều khoản liên quan đến rất nhiều lĩnh vực chưa từng đề cập trước đây như: Mua sắm Chính phủ, lao động, môi trường… Theo Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, TTP sẽ mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam. Theo tính toán, TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025.

“Lãi lớn” về thể chế

Nếu ví việc đàm phán thương mại với đối tác giống như đi “buôn chuyến” với những thỏa thuận kiểu “ông đưa chân giò, bà thò chai rượu” thì “lãi” nhất, ngoài mục tiêu tăng trưởng kinh tế chính là sức ép buộc toàn bộ nền kinh tế phải thay đổi để thích nghi với “cuộc chơi” toàn cầu. Đó là cải cách thể chế, minh bạch, nâng cao năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh của toàn nền kinh tế.

BTA - WTO - TPP: Dấu mốc hội nhập sâu rộng

Sau BTA, hàng loạt bộ luật được ban hành và sửa đổi như: Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, Luật Thương mại đã được viết lại với việc xác định rõ quyền tự do kinh doanh của thương nhân… điều mà trước đây chưa từng có.

Với WTO, các luật lệ, quy định đã minh bạch hơn. Theo đó, tất cả các luật và quyết định hành chính áp dụng chung cần phải công khai cho công chúng trước khi có hiệu lực. Do vậy, những quy định vướng phải phản ứng của xã hội kiểu “ngực lép không được lái xe”… đã bị bãi bỏ. Hoặc trong WTO không có khái niệm hạn ngạch, không có giấy phép mang tính chất hạn chế số lượng nhập khẩu, thời chưa có WTO nó được gọi là “thứ giấy phép kinh hoàng nhất” đối với doanh nghiệp. Trước đây, để được xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Nay, bất kể doanh nghiệp nào muốn xuất nhập khẩu chỉ cần đăng ký với Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi đăng ký giấy phép kinh doanh.

Theo tổng kết, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã sửa và xây dựng mới được 86 luật, minh bạch hóa, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế phù hợp với các nguyên tắc của WTO.

TPP là hiệp định thế hệ mới, trong đó đưa ra các tiêu chuẩn rất cao về minh bạch hóa, chống tham nhũng, cũng như tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp… “Đó là sức ép rất lớn đối với bộ máy quản lý hành chính, buộc phải vượt qua bằng được, khi đi vào thực thi các cam kết” – Ông Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Không chỉ giúp nền kinh tế tăng trưởng, hội nhập còn tác động đến Việt Nam trong cải cách thể chế và minh bạch hóa; nâng cao năng lực cạnh tranh, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
Ngô Thu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Quy định mới của Bộ Chính trị: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm dù đã nghỉ hưu, chuyển công tác

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa ký ban hành Quy định 142 về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Sự cố tràn bùn thải từ bãi rác Nam Sơn do mưa lớn

Xảy ra sự cố tràn bùn thải tại bãi rác Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn sẽ có báo cáo cụ thể về sự cố này.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Bộ Công an khuyến cáo người dân tải ứng dụng VNeID trên điện thoại thông minh để sử dụng thuận lợi

Báo cáo tại phiên họp lần thứ tư của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính, Bộ Công an khuyến cáo người dân nên tải ứng dụng VNeID để sử dụng.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động