Thứ tư 16/04/2025 14:05

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng, tránh bệnh viêm não, viêm màng não mô cầu

Ngày 26/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu (viêm màng não mô cầu) lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh thường tản phát và có thể gây dịch.

Trước thông tin tỉnh Đắk Lắk vừa ghi nhận một trường hợp bé gái hơn 4 tháng tuổi tại huyện Ea Súp tử vong nghi do viêm màng não mô cầu, ngày 26/12, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu (viêm màng não mô cầu) lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Bệnh thường tản phát và có thể gây dịch. Tại Việt Nam, bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu thuộc nhóm A lưu hành ở nhiều nơi. Trước kia có thể gây thành dịch, tuy nhiên hiện nay bệnh chỉ xuất hiện rải rác.

Trẻ em thành phố Buôn Ma Thuột được tiêm văcxin phòng bệnh não mô cầu tại Trung tâm Y tế dự phòng

Để phòng bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường; thường xuyên vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc. Đặc biệt, các gia đình chủ động cho trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh (vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ). Khi có biểu hiện như: sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Cục Y tế dự phòng nêu rõ: Bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu (viêm màng não mô cầu) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây nên. Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Bệnh xuất hiện đột ngột với các triệu chứng như: Sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước.

Mọi người đều có thể bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu. Nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ và cũng ở nhóm tuổi này có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất…

Theo Báo Tin Tức
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Tin cùng chuyên mục

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chế độ, chính sách đối với cán bộ sau đại hội ra sao?

Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Nghề review: Đánh giá sản phẩm hay quảng cáo trá hình ?

Kiểm tra dấu hiệu vi phạm quảng cáo sữa Nutri Brain IQ

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc: Tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Vĩnh Phúc: Gần 800 người tham gia chữa cháy rừng xuyên đêm

Thời tiết hôm nay 16/4: Bắc Bộ nắng nóng diện rộng

Vĩnh Phúc: Cháy rừng tại Tam Đảo, lan rộng sát nhà dân

Vĩnh Phúc: Cháy lớn thiêu rụi khoảng 12ha rừng sản xuất

Hà Nội: Giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh

Thời tiết miền Nam dịp lễ 30/4 -1/5 ra sao?

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Thực hư thông tin trục lợi từ giải chạy 'Vì bệnh nhi ung thư 2025'

Khách quốc tế nghĩ gì về Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh?

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Thân Thế Công - 'Ngọn lửa vàng' của tri thức trẻ Việt Nam

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Dự kiến sau sáp nhập, diện tích các địa phương ra sao?