Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Ninh Thuận
Thực hiện Thanh Thảo - Ngọc Long
15/10/2024 20:47

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với đoàn công tác tỉnh Ninh Thuận” của PV Phong Lâm được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 14/10/2024 tại trang web: congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Sáng 14/10, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với tỉnh Ninh Thuận về tháo gỡ khó khăn liên quan tới việc triển khai các quy hoạch điện VII, VIII.

Tham dự và làm việc cùng Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có lãnh đạo Bộ, Văn phòng Bộ và các Vụ, Cục, Viện trực thuộc Bộ Công Thương gồm: Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết Điện lực, Cục Công Thương địa phương, Viện Năng lượng.

Về phía tỉnh Ninh Thuận có ông Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Thuận; ông Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận; ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận và đại diện các Sở: Công Thương, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

Tỉnh Ninh Thuận đề xuất xây dựng Trung tâm công nghiệp dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng

undefined
Ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận trình bày những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong triển khai các Quy hoạch điện VII và điện VII. Ảnh: Cấn Dũng

Tại buổi làm việc, ông Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã trình bày “Báo cáo kết quả phát triển năng lượng theo Quy hoạch điện VII và điện VII điều chỉnh; tình hình triển khai Quy hoạch điện VIII và đề xuất xây dựng Trung tâm công nghiệp dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại Ninh Thuận và các tỉnh trong khu vực”.

Theo ông Trịnh Minh Hoàng, về Quy hoạch điện VII và điện VII điều chỉnh, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã triển khai đầu tư và đưa vào vận hành thương mại (COD) 57 dự án với các nguồn điện (điện mặt trời, điện gió, thuỷ điện) với tổng công suất 3.749.942 MW.

Qua rà soát trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, có 04 dự án vướng mắc về địa điểm thực hiện dự án so với địa điểm theo Quy hoạch phát triển điện lực được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như: Nhà máy điện mặt trời 450 MW tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam kết hợp với đầu tư trạm biến áp 500 kV Thuận Nam và các đường dây 500 kV, 220 kV đấu nối vào hệ thống điện quốc gia; Nhà máy điện mặt trời Adani-Phước Minh; Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh và Nhà máy năng lượng tái tạo Bim 2.

Để sớm tháo gỡ các tồn tại, vướng mắc, khó khăn Quy hoạch điện VII và điện VII điều chỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Ban cán sự đảng Bộ Công Thương xem xét chỉ đạo Bộ Công Thương đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam thống nhất về ranh giới, địa điểm thực hiện dự án; cập nhật các dự án điện mặt trời tập trung trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vào Danh mục điều chỉnh bổ sung vào Kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hiệu chỉnh giai đoạn vận hành từ 2026-2030 đối với phần công suất 93MW của dự án Nhà máy điện gió Hanbaram và Dự án mở rộng trạm biến áp 220kV Phước Thái…

Về Quy hoạch điện VIII, các dự án còn lại do vướng mắc về phương án đầu nối, cơ chế hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư... nên chưa cấp quyết định chủ trương đầu tư để triển khai đầu tư.

Đồng thời, hiện nay chưa có cơ chế, chính sách hướng dẫn triển khai thực hiện điện mặt trời mái nhà; nguồn quy hoạch điện gió ngoài khơi chưa được phân bổ quy mô công suất cụ thể cho tỉnh nên chưa có cơ sở để triển khai các bước tiếp theo.

Để đẩy nhanh tiến độ dự án trong Quy hoạch điện VIII, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Ban cán sự đảng Bộ Công Thương xem xét có ý kiến chỉ đạo một số nội dung như đối với Dự án LNG Cà Ná, sớm ban hành khung giá điện thủy điện tích năng và điện gió để làm cơ sở triển khai tiếp theo sau khi chấp thuận được nhà đầu tư triển khai dự án. Theo tình hình thực tế xem xét điều chỉnh thời gian đưa vào vận hành đối với các dự án điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và điện gió ven bờ) có giai đoạn vận hành 2023-2025 của tỉnh Ninh Thuận thành giai đoạn vận hành 2023- 2027.

Đồng thời, sớm tháo gỡ vướng mắc các dự án nguồn điện được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024 nhưng chưa được phê duyệt phương án đấu nối cụ thể đối với các dự án có cấp điện áp 220kV – 500kV và cấp điện áp 110kV trở xuống.

Đặc biệt, tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận cũng nêu đề xuất của tỉnh Ninh Thuận đối với Bộ Công Thương về việc xây dựng Trung tâm công nghiệp dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại Ninh Thuận và các tỉnh trong khu vực; kiến nghị bổ sung Trung tâm Logistics hạng II cấp vùng tại Cà Ná vào hệ thống Trung tâm logistics cấp vùng, kêu gọi đầu tư Cảng cạn Cà Ná, phát triển 02 kho xăng dầu với quy mô 100.000 m3, phát triển mạnh mẽ công nghiệp, thúc đẩy vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Với tiềm năng lợi thế có sẵn, vị trí giao thông kết nối rất thuận lợi với các tỉnh trong khu vực, tỉnh Ninh Thuận đáp ứng các tiêu chí để hình thành Trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng.

Đề nghị Ninh Thuận khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch

Sau phần trình bày của tỉnh Ninh Thuận, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đã giao các Vụ, Cục, Viện thuộc Bộ nghiên cứu và trả lời một số vấn đề ngay tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đại diện tỉnh Ninh Thuận, ông Nguyễn Đức Thanh, Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Thuận nhấn mạnh, thời gian qua, Bộ Công Thương đã rất quan tâm tạo điều kiện cho các tỉnh nói chung và Ninh Thuận nói riêng về phát triển năng lượng tái tạo và một số lĩnh vực khác. Các giải pháp tháo gỡ khó khăn được Bộ Công Thương đưa ra cho đến nay được đánh giá là hiệu quả.

Mặc dù vậy, xuất phát từ các nguyên nhân khách quan, đến nay một số vấn đề vẫn còn những vướng mắc. Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh Ninh Thuận mong muốn tiếp tục được Bộ Công Thương quan tâm, góp ý.

Cũng theo Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Thuận, năng lượng tái tạo vẫn là định hướng trọng tâm trong phát triển của Ninh Thuận trong tương lai. Tỉnh mong muốn Bộ Công Thương cùng phối hợp với tỉnh để nghiên cứu sớm, triển khai việc xây dựng Trung tâm công nghiệp dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng.

Tỉnh Ninh Thuận cũng đang nghiên cứu chiến lược phát triển của tỉnh và sắp tới sẽ gửi văn bản tới Bộ Công Thương để xin góp ý và hướng dẫn trong một số vấn đề liên quan tới ngành. Chiến lược này sẽ phục vụ cho phát triển Ninh Thuận trong 5 - 10 năm tới.

Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công Thương ghi nhận và đánh giá cao tỉnh Ninh Thuận trong triển khai các dự án về khoáng sản, năng lượng nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Đối với những đề xuất, kiến nghị của tỉnh, Bộ Công Thương sẽ có thông báo kết luận sau buổi làm việc, trả lời rõ để tỉnh nắm được. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng tổng kết lại một số ý kiến từ Bộ Công Thương trong buổi làm việc:

Một là, Bộ Công Thương ủng hộ hoàn toàn việc Ninh Thuận sẽ trở thành một trong những trung tâm chuyên về dịch vụ năng lượng tái tạo. Ninh Thuận có đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi và từng được xác định là trung tâm năng lượng phía Nam. Bộ Công Thương giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Viện Năng lượng và các đơn vị liên quan hoàn thiện các quy trình thủ tục và phối hợp tỉnh Ninh Thuận trình Chính phủ trong tháng 11/2024. Tỉnh Ninh Thuận cũng cần giao cho các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cùng phối hợp triển khai.

Hai là, về việc Quy hoạch điện VIII đã xác định Ninh Thuận là địa điểm triển khai nhiều dự án nguồn về truyền tải, Bộ Công Thương đề nghị tỉnh Ninh Thuận khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư và phối hợp triển khai theo kế hoạch được duyệt. Ninh Thuận cần lập Ban chỉ đạo để phát triển các dự án về năng lượng và khoáng sản.

Ba là, Ninh Thuận là nơi được xác định là trọng điểm của các quy hoạch quốc gia về năng lượng và khoáng sản, đặc biệt là về xăng dầu, khí đốt và quy hoạch về điện năng.

Do vậy, Bộ Công Thương đề nghị tỉnh Ninh Thuận khẩn trương rà soát, cập nhật quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia để điều chỉnh quy hoạch tỉnh, sẵn sàng đón các dự án trọng điểm về năng lượng, khoáng sản và các dự án thuộc quy hoạch ngành, quốc gia khác.

Bốn là, trong lĩnh vực nông-lâm-thuỷ sản, Ninh Thuận cũng là địa phương trọng điểm. Bộ Công Thương kiến nghị tỉnh khẩn trương quy hoạch vùng trồng, vùng nuôi và tổ chức quản lý truy xuất nguồn gốc các sản phẩm, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận, khai thác các hiệp định thương mại tự do.

Năm là, Bộ Công Thương kiến nghị song song với việc xin cơ chế đặc thù, tỉnh Ninh Thuận cần tập trung thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

rewind
play
fast-forward
00:00
/
00:00

Nghe thêm

Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu chia rẽ khối Đại đoàn kết dân tộc sau Đại hội XIII

Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu chia rẽ khối Đại đoàn kết dân tộc sau Đại hội XIII

Bài 3: Vạch trần những âm mưu xuyên tạc tình hình kinh tế Việt Nam

Kính thưa quý vị, trên đây là nhan đề bài viết của nhóm PV: Nguyễn Sơn, Kim Thanh, Kiều Giang, Bùi Liên, trên báo điện tử Đảng Cộng Sản tại trang web dangcongsan.vn,được đăng tải trong mục Podcast - Chính Luận 35 của Báo Công Thương, kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá, nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước đi mạnh mẽ, xác lập vị thế là một trong những nền kinh tế năng động và có triển vọng của khu vực và thế giới.

Thực hiện âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực kinh tế, những năm gần đây, đặc biệt là từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước; phủ nhận những thành quả của đất nước trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, tác động làm thay đổi đường lối, chính sách kinh tế, kích động các hoạt động cản trở, chống lại việc thực hiện chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước.

undefined
Việt Nam đang khẳng định vị thế là một trong những nền kinh tế năng động và có triển vọng của khu vực và thế giới.

Cố tình bóp méo, bôi đen hiện thực

L ợi dụng những hạn chế của nền kinh tế Việt Nam và việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam, một số cá nhân, tổ chức ở trong, ngoài nước đã đăng tải trên Internet, mạng xã hội những luận điệu suy diễn, xuyên tạc. Mưu đồ đằng sau những luận điệu này không gì khác là gây tâm lý hoài nghi, phân tâm trong xã hội, hướng tới làm chệch định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.

Bên cạnh đó, các đối tượng cố tình xuyên tạc cho rằng, mô hình kinh tế thị trường gắn liền với chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN), không có thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là những yếu tố đối lập nhau, loại trừ nhau; gán ghép định hướng XHCN với kinh tế thị trường là chủ quan, duy ý chí, không có cơ sở khoa học, không thuyết phục, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn…

Có đối tượng thì cố tình đưa ra những luận điệu xuyên tạc, đả kích vai trò, phương thức quản lý, điều hành nền kinh tế của Nhà nước. Những người này cho rằng, các cơ quan quản lý không đủ năng lực, trình độ, đang sử dụng quyền lực nhà nước để can thiệp vào các hoạt động kinh tế một cách trái quy luật, làm cản trở phát triển kinh tế hoặc bóp méo thị trường nhằm trục lợi. Từ đó, họ cho rằng, phải có sự chuyển hướng, “xoay trục” phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam theo nền kinh tế thị trường TBCN. Thậm chí, có đối tượng còn ngang nhiên xuyên tạc rằng, dường như Việt Nam đang “xoay trục” sang phát triển kinh tế thị trường theo hướng TBCN bằng việc khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, tăng sự điều tiết của thị trường.

Một số đối tượng khác lại tìm cách khoét sâu, thổi phồng những hạn chế, bất cập của nền kinh tế và những sai phạm, thiếu sót của các cá nhân, tổ chức trong các vụ án về kinh tế xảy ra ở một số bộ, ngành, địa phương để quy kết, nguyên nhân là do lỗi hệ thống, muốn khắc phục phải thay đổi thể chế kinh tế. Thậm chí, những người này còn cố tình xuyên tạc rằng, cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng đang làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế, chống tham nhũng đang khiến cho nhiều giao dịch kinh tế bị tê liệt, có thể ảnh hưởng xấu đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm xuất khẩu.

Đặc biệt, sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường ở Việt Nam, các đối tượng đã cố tình xuyên tạc, vu cáo cho rằng, nguyên nhân Hoa Kỳ từ chối nâng cấp Việt Nam lên nền kinh tế thị trường là do “nhà nước Việt Nam vẫn can thiệp sâu vào mọi khía cạnh của nền kinh tế”; “nền kinh tế Việt Nam đang không vận hành theo quy luật thị trường mà nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Không những vậy, một số cá nhân, tổ chức ở bên ngoài còn tổ chức livestream dưới dạng “hội luận” với thành phần tham gia được gắn mác “chuyên gia”, “luật sư”, “tiến sĩ”… Mục đích không gì khác là bôi đen, đả phá nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, cổ xúy việc Hoa Kỳ chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Một số phần tử phản động ở bên ngoài nhân cơ hội này đưa ra các luận điệu kiểu như “độc tài thì làm gì có cơ chế kinh tế thị trường”, “muốn có kinh tế thị trường phải có đa nguyên, đa đảng”…

Đây rõ ràng là những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc nhằm thực hiện mưu đồ đen tối, gây tâm lý hoài nghi, dao động, mất niềm tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân với Đảng, Nhà nước, làm ảnh hưởng xấu đến sự thống nhất nhận thức, tư tưởng trong Đảng và trong xã hội. Đồng thời, làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một số cán bộ, đảng viên… Càng nguy hiểm hơn khi những luận điệu trên lại được núp bóng những “kiến nghị”, “góp ý”, “ý kiến tâm huyết” và được các đối tượng đăng tải, chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Snapchat, TikTok… theo các tuyến bài với tần suất liên tục.
Những "con số biết nói" bác bỏ mọi xuyên tạc

Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người chứng minh kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng có của CNTB, đó là thành tựu phát triển cao của nền văn minh nhân loại, không thể và cũng chưa bao giờ là độc quyền của CNTB. Điều đó đồng nghĩa với việc, các nước XHCN, trong đó có Việt Nam có thể sử dụng mô hình kinh tế này để thúc đẩy kinh tế - xã hội theo những nguyên tắc, mục đích riêng phù hợp với điều kiện của quốc gia.

Phát triển kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ, Đảng, Nhà nước ta chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế phù hợp trình độ không đồng đều của lực lượng sản xuất, nhằm huy động tối đa sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, mọi giai tầng xã hội vào phát triển kinh tế, bảo đảm kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Cùng với phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, Đảng, Nhà nước ta xác định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Do đó, sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm để tạo đà cho sự phát triển chung của nền kinh tế.

Qua gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 40 - 43% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, tỉ lệ đóng góp thu nhập doanh nghiệp chiếm khoảng 34,1%; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân cao hơn 1,2 lần so với mức bình quân của nền kinh tế và hơn 1,9 lần so với khu vực nhà nước… Đến năm 2023, khu vực kinh tế tư nhân có khoảng 90.000 doanh nghiệp hoạt động.

Mặc dù coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng, nhưng kinh tế nhà nước mới là thành phần giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế (trong đó có kinh tế tư nhân) theo định hướng XHCN, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn liền với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Những năm qua, xuất phát từ thực tế một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, Đảng, Nhà nước ta đang chủ trương cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước nhằm huy động vốn đầu tư. Qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, góp phần xây dựng thành phần kinh tế nhà nước phát triển vững mạnh.

Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa đều có tốc độ tăng trưởng cao hơn, hoạt động hiệu quả hơn. Điển hình như, Vinamilk sau khi cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, quy mô tài sản liên tục gia tăng, khả năng tự chủ tài chính được cải thiện. Tính đến hết năm 2023, Vinamilk đã xuất khẩu đến gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 5.000 tỉ đồng. Bởi vậy, không thể nói rằng, cổ phần hóa, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là “tư nhân hóa” nền kinh tế quốc dân, là Việt Nam đang “xoay trục”, “chuyển hướng” sang phát triển kinh tế thị trường định hướng TBCN.

Thực tiễn việc tổ chức thực hiện đường lối đổi mới gần 40 năm qua ở Việt Nam đã đem lại những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kinh tế kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước không ngừng tăng lên, từ chỗ chỉ đạt 4,5 tỉ USD vào năm 1986, thì đến năm 2023 đã đạt 430 tỉ USD, đứng thứ 35 thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người trong những năm đầu đổi mới chỉ khoảng 250 USD/năm, thì đến năm 2023 đã đạt 4.284 USD, đứng thứ năm trong ASEAN.

Chống tham nhũng, tiêu cực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sinh thời, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định: Công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đã trở thành xu thế không thể đảo ngược; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không làm nản chí, chùn bước, sợ sai không dám làm của cán bộ, đảng viên, mà chỉ làm chùn bước những ai có động cơ không trong sáng, đã trót “nhúng chàm” và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm.

Thực tế cho thấy, cuộc chiến tham nhũng đi vào thực chất, không có vùng cấm, không có ngoại lệ đã và đang nhận được sự đồng tình, ủng hộ tích cực từ người dân và tạo cơ chế thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Điều đó được thể hiện ở chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam tăng 40 bậc, từ xếp thứ 123 vào năm 2012 lên thứ 83/180 quốc gia và vùng lãnh thổ vào năm 2023.

Trong khi đó, tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều, được Liên hợp quốc xếp là một trong những nước đứng đầu trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều cả nước còn 2,93%. Tỉ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỉ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%).

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế với nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường thế giới. Đến nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với những cam kết rất cao về tự do hóa thương mại và phát triển bền vững. Điều đó chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích ứng với các điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế; đồng thời, đưa nước ta trở thành nền kinh tế có độ mở cao - tới 200% GDP.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2005 mới đạt 20,7 tỉ USD/năm, thì riêng năm 2022 đã đạt 732,5 tỉ USD, năm 2023 đạt 681 tỉ USD. Cán cân thương mại hàng hóa đã chuyển từ nhập siêu sang suất siêu 8 năm liên tục kể từ năm 2016, riêng năm 2023, xuất siêu đạt 28 tỉ USD, thuộc nhóm 20 quốc gia có quy mô thương mại hàng đầu thế giới; bội chi ngân sách nhà nước, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia được kiểm soát tốt; nợ công năm 2023 ở mức khoảng 37% GDP, thấp hơn nhiều giới hạn quy định. Về thu hút đầu tư nước ngoài, năm 2023 thu hút được trên 39,4 tỉ USD, vốn thực hiện đạt 23,2 tỉ USD, lọt vào nhóm 20 nước dẫn đầu thế giới về thu hút FDI.

Với các thành tựu đạt được, Việt Nam đang khẳng định vị thế là một trong những nền kinh tế năng động và có triển vọng của khu vực và thế giới. Cơ hội đang mở ra cho Việt Nam để phát triển kinh tế là rất to lớn.

Có thể thấy rằng, những quan điểm sai trái, xuyên tạc về kinh tế Việt Nam thực chất nhằm hướng đến mục đích duy nhất là làm chệch định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường, từ đó làm chệch quỹ đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Do đó, cần tỉnh táo nhận diện và kiên quyết đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, thù địch này, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN Việt Nam nói chung và với đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước nói riêng.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Chính luận 35 của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu chia rẽ khối Đại đoàn kết dân tộc sau Đại hội XIII

Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu chia rẽ khối Đại đoàn kết dân tộc sau Đại hội XIII

Thưa quý vị, trên đây là nhan đề của bài viết trong mục Podcast - Chính luận 35 ngày hôm nay, của PV Kim Thanh, Kiều Giang, Nguyễn Sơn, Bùi Liên được đăng tải trên báo điện tử Đảng cộng sản tại trang web dangcongsan.vn, kính mời quý vị cùng lắng nghe.
Bài 2: Lợi dụng tôn giáo để "châm ngòi” kích động, chia rẽ Nhân dân
Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Nửa cái bánh mỳ vẫn là một nửa cái bánh mỳ, nhưng nửa sự thật không còn là sự thật”. Thế nhưng các thế lực thù địch vẫn luôn “nhào nặn” những thông tin thật - giả lẫn lộn nhằm mục đích “châm ngòi” chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị, hòng làm suy yếu nước ta.

undefined
Các đại biểu, đại diện các giai cấp, giai tầng xã hội, dân tộc, tôn giáo, lực lượng vũ trang, người Việt Nam ở nước ngoài về dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 chụp ảnh lưu niệm trước giờ bắt đầu phiên Bế mạc, ngày 18/10/2024

Luận điệu bẻ cong sự thật
Việt Nam có 54 dân tộc anh em với những bản sắc văn hóa riêng, đa đạng, phong phú và thống nhất, hoà hợp trong tình đoàn kết, cùng nguồn cội con Lạc - cháu Hồng. Chính sự đoàn kết, yêu thương giữa các dân tộc như lời cha ông đã dạy: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã trở thành nguồn sức mạnh để cả dân tộc Việt Nam đi qua các cuộc kháng chiến cũng như biết bao khó khăn trong xây dựng, phát triển đất nước.
Thế nhưng, theo PGS.TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), các thế lực thù địch vẫn hàng ngày, hàng giờ lợi dụng dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta.
“Dân tộc, tôn giáo được coi là một “mũi nhọn” công phá vô cùng lợi hại mà các thế lực thù địch, phản động đã, đang và sẽ áp dụng để chống phá cách mạng Việt Nam” - PGS.TS Lê Văn Cường nhấn mạnh.
Thực tế, thời gian gần đây, đặc biệt là từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, các thế lực thù địch, phản động không ngừng đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quan điểm sai trái, thù địch về tôn giáo nhằm chống phá chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước; kích động hòng chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết tôn giáo, dân tộc, gây mất ổn định chính trị, xã hội của đất nước.
Các tổ chức nước ngoài như “Theo dõi nhân quyền thế giới”, “Ân xá quốc tế”, “Nhà báo không biên giới”, “Hội đồng Liên tôn quốc nội hải ngoại”, “Việt Tân”… và một số chức sắc, chức việc cực đoan ở trong nước đã triệt để sử dụng Internet, mạng xã hội, lợi dụng các vấn đề nhạy cảm liên quan đến tôn giáo tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Luận điệu được các tổ chức, cá nhân này đưa ra đó là, Việt Nam hạn chế tôn giáo, đàn áp, sách nhiễu tôn giáo, không bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; pháp luật về tôn giáo của Việt Nam “không tương thích với pháp luật quốc tế” và “không phù hợp với tự do tôn giáo”; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là “bước thụt lùi”, “đi ngược với tự do tôn giáo thế giới”; Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi tôn giáo như “kẻ thù” của dân tộc nên tìm mọi cách để diệt trừ… Từ đó, tạo định kiến, quy chụp và kêu gọi cộng đồng tôn giáo “đồng tâm, hiệp lực” chống phá Nhà nước.
Không những vậy, các đối tượng còn cố tình “ngụy tạo chứng cứ”, bóp méo sự thật về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, bịa đặt cho rằng, Đảng, Nhà nước ta đang ủng hộ cái gọi là “chùa quốc doanh”, “sư quốc doanh”, “chùa BOT”…; phân biệt, đối xử với “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, “Tin Lành đấng Christ”, “Bà Cô Dợ”,… Qua đó, vu cáo Đảng, Nhà nước ta đàn áp, ngược đãi các nhóm tôn giáo phi chính thức, kêu gọi quốc tế gây sức ép, sớm đưa Việt Nam quay trở lại danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo” (CPC)...
Để tuyên truyền những quan điểm, luận điệu trên, các đối tượng triệt để sử dụng không gian mạng, lập ra các website, trang mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video clip xuyên tạc chính sách tôn giáo, bôi nhọ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Thủ đoạn của các đối tượng là xây dựng những video clip với thời lượng khoảng 2 - 3 phút, đi vào các vấn đề thời sự, với những câu nói theo kiểu danh ngôn, hành động đẹp đẽ, hình ảnh bắt mắt. Khi thu hút được nhiều người quan tâm, chia sẻ, những website, trang mạng xã hội này chuyển sang đăng tải thông tin phiến diện, một chiều, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, kích động đòi tự do tôn giáo.
Bên cạnh đó, các đối tượng còn tìm cách đánh tráo khái niệm, gán ghép, quy chụp các sự kiện, vụ việc không liên quan đến tôn giáo thành mâu thuẫn, xung đột tôn giáo; cổ xúy, khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức trái pháp luật mang danh nghĩa tôn giáo và những cá nhân tôn giáo có tư tưởng cực đoan tuyên truyền, kích động, xúi giục người khác tập trung đông người, biểu tình, gây rối an ninh, trật tự… Từ đó, tạo ra những vụ việc phức tạp nhằm xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, xuyên tạc bản chất của chế độ ta.
Đặc biệt, một số đối tượng còn tìm cách “chính trị hóa” vấn đề tôn giáo, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, gắn vấn đề dân tộc với tôn giáo nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo; thực hiện chia rẽ giữa người có đạo và người không theo đạo và giữa các tôn giáo với nhau. Lợi dụng các hiện tượng, sự kiện liên quan đến tôn giáo để kích động, gây mâu thuẫn giữa các tôn giáo, thúc đẩy tư tưởng hẹp hòi dân tộc tại các địa bàn trọng điểm về an ninh, quốc phòng và cổ xúy cho những tổ chức tôn giáo bất hợp pháp.
Tôn giáo và đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chủ trương nhất quán
Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị nhằm khẳng định nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Đặc biệt, Nghị quyết số 25/NQ-TW, ngày 12/3/2003 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) về công tác tôn giáo khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng nhấn mạnh: “Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật”.
Thể chế hóa quan điểm của Đảng, ngay từ những ngày đầu được thành lập, Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm bảo đảm cao nhất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Tính đến nay, Việt Nam đã 4 lần sửa đổi Hiến pháp, song quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vẫn luôn được thể hiện nhất quán và được khẳng định trong Hiến pháp như một giá trị của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người.
Tiếp nối các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, Hiến pháp năm 2013, Điều 24 tiếp tục khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Cụ chế hóa quy định của Hiến pháp 2013, Khoản 1, Điều 3, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 nêu rõ: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Đồng thời, nghiêm cấm các hành vi: Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo…
Như vậy, có thể khẳng định rằng, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước ta là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; luôn luôn tôn trọng đức tin của đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; tôn trọng quyền được theo bất cứ tôn giáo nào cũng như quyền không theo tôn giáo nào. Đồng thời, mong muốn cho người dân theo tôn giáo được “phần hồn thong dong, phần xác ấm no”, có một cuộc sống “tốt đời đẹp đạo”.
Những bằng chứng thép phản bác luận điệu xuyên tạc
Ngạn ngữ phương Tây có câu: "Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật". Vậy mà, dưới chiêu bài liên quan đến nhân quyền, dân chủ, tín ngưỡng, tôn giáo, các thế lực thù địch đã trắng trợn “nhào nặn” những thông tin thật - giả lẫn lộn nhằm "châm ngòi” chia rẽ, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị xã hội, hòng làm suy yếu đất nước ta.
Và những kết quả thực tế chính là bằng chứng thép đập tan các luận điệu bẻ cong, xuyên tạc sự thật của các đối tượng phản động!
Hiện thực hóa quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước, những năm qua các tôn giáo ở Việt Nam không ngừng phát triển nhanh về số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự. Tôn giáo ở nước ta cũng không ngừng mở rộng quan hệ với nhiều tổ chức, cá nhân tôn giáo, đồng đạo ở nước ngoài. Mọi hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đều được chính quyền tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các tôn giáo ngày càng được nâng cao.
Nếu như năm 2003, cả nước có 15 tổ chức thuộc 6 tôn giáo, 17 triệu tín đồ, với khoảng 20.000 cơ sở thờ tự, 34.000 chức sức. 78.000 chức việc tôn giáo; thì đến tháng 6/2024, Nhà nước Việt Nam đã công nhận 38 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo khác nhau, cả nước có hơn 27 triệu tín đồ, gần 30.000 cơ sở thờ tự, trên 56.000 chức sắc và hơn 144.000 chức việc. Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có hệ thống tín ngưỡng vô cùng phong phú, với 50.703 cơ sở tín ngưỡng, trong đó khoảng 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO ghi danh là di sản thế giới.
Nhà nước Việt Nam cũng luôn tạo điều kiện để các sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo của tất cả các tôn giáo được diễn ra bình thường. Những ngày lễ trọng của các tôn giáo, như: Lễ Phật đản của Phật giáo; lễ Giáng sinh, Phục sinh của Công giáo và Tin Lành… thu hút đông đảo tín đồ tham dự và được tổ chức với quy mô lớn. Sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực đã có thêm 1.100 điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung. Nhà xuất bản Tôn giáo đã cấp trên 690 quyết định xuất bản, trên 2,4 triệu bản in các tác phẩm và kinh sách tôn giáo, được dịch và xuất bản bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của mọi người.
Bên cạnh đó, hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo được Nhà nước quan tâm và hỗ trợ. Tháng 7/2023, Việt Nam - Tòa thánh Vatican đã nâng cấp quan hệ lên cấp có Đại diện thường trú tại Việt Nam, đồng thời thông qua việc ký quy chế Thỏa thuận Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng đại diện thường trú Tòa thánh Vatican tại Việt Nam. Việc tăng cường mối quan hệ này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước dành cho cộng đồng Công giáo ở Việt Nam.
Tại buổi tiếp Tổng Giám mục, Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican Paul Richard Gallagher nhân chuyến thăm Việt Nam, ngày 10/4/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Việc hai bên nâng cấp quan hệ lên đại diện thường trú là dấu mốc quan trọng và là kết quả của một quá trình trao đổi tích cực trên tinh thần tôn trọng, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, đồng thời thể hiện Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tôn giáo, trong đó có Công giáo”.
Ngoài ra, trong năm 2023, có hơn 300 đại diện cho các tổ chức tôn giáo đã tham gia vào các diễn đàn, hội thảo, các khóa đào tạo về tôn giáo tại nước ngoài. Gần 400 lượt người nước ngoài vào nước ta tham gia các hoạt động tôn giáo. Nhiều sự kiện tôn giáo lớn đã được tổ chức tại Việt Nam, như: Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu, tổ chức tại Giáo phận Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Hội nghị Ban Thư ký Diễn đàn Phật giáo châu Á vì hòa bình…
Có thể khẳng định rằng, chưa khi nào quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được tôn trọng và bảo đảm như hiện nay. Các tôn giáo, tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân ngày càng nhiều, mức độ đa dạng tôn giáo ở Việt Nam cũng luôn nằm trong nhóm đầu thế giới. Đây rõ ràng là những minh chứng rõ nét nhất phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch, luận điệu xuyên tạc về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Các quan điểm sai trái, thù địch về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thực chất là những luận điệu xuyên tạc nhằm cố tình làm sai lệch sự thật, đổi trắng thay đen, hòng tạo ra các lý do để can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam, lợi dụng vấn đề tôn giáo để gây sức ép hòng chuyển hóa chế độ chính trị Việt Nam.
Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Chính luận 35 của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu chia rẽ khối Đại đoàn kết dân tộc sau Đại hội XIII

Kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm mưu chia rẽ khối Đại đoàn kết dân tộc sau Đại hội XIII

Thưa quý vị, trên đây là nhan đề của bài viết trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay, của PV Kim Thanh, Kiều Giang, Nguyễn Sơn, Bùi Liên được đăng tải trên báo điện tử Đảng cộng sản tại trang web dangcongsan.vn, kính mời quý vị cùng lắng nghe.
Bài 1: Xuyên tạc công tác cán bộ: Luận điệu cũ, chiêu trò mới (dangcongsan.vn)
Trong mọi giai đoạn lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi đại đoàn kết toàn dân tộc là cội nguồn sức mạnh, là động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam.
Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc…” nhằm đáp ứng những đòi hỏi thực tiễn phát triển đất nước trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nhất là kể từ sau Đại hội XIII, các thế lực thù địch luôn tìm cách gia tăng các hoạt động chống phá, hòng làm ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết của dân tộc. Trong từng thời điểm cụ thể, lợi dụng những khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết, những vấn đề phức tạp nảy sinh từ thực tiễn của đời sống xã hội, các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước câu kết, móc nối, gia tăng các hoạt động chống phá bằng các phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt trên nhiều lĩnh vực. Mục đích của chúng là xuyên tạc, phủ nhận sự nghiệp đổi mới, thành tựu hội nhập, phát triển của đất nước ta; bóp méo sự thật nhằm gây nhiễu loạn thông tin, làm phức tạp về an ninh chính trị; gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.
Chùm bài “Kiên quyết đấu tranh làm thất bại những âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc từ sau Đại hội XIII” góp thêm tiếng nói về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; góp phần lan toả tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc và khát vọng của người dân về một Việt Nam cường thịnh, vững vàng trước mọi bão giông.
Giả mạo thông tin, lèo lái thông tin, lặp đi lặp lại những thông tin bịa đặt về công tác cán bộ là chiêu bài hết sức thâm độc của các thế lực thù địch, phần tử phàn động, cơ hội chính trị tập trung từ sau Đại hội XIII nhằm kích động sự hoài nghi, hoàn mang trong xã hội.
Cán bộ và công tác cán bộ luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, đất nước và chế độ. Công tác cán bộ được xác định là “then chốt của then chốt”. Mọi sự thay đổi công tác nhân sự, nhất là nhân sự cấp cao đều rất được sự quan tâm của xã hội.
Chính vì vậy, các thế lực thù địch, phản động đã triệt để khai thác các diễn biến của tình hình chính trị nội bộ, nhất là kết quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, công tác tổ chức, nhân sự lãnh đạo Đảng, Nhà nước để tiến hành liên tiếp các chiến dịch tuyên truyền chống phá, công khai, trắng trợn; tạo thành các “điểm nóng truyền thông” trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội.

undefined

Các thế lực thù địch tung nhiều tin thất thiệt, tuyên truyền xuyên tạc, bôi lem, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước

“Bổn cũ soạn lại” nhằm lung lạc niềm tin của nhân dân
Công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực ngày càng bài bản, quyết liệt và đi vào thực chất. Nhiều cán bộ, đảng viên tha hóa, biến chất vì đồng tiền, lợi ích cá nhân đã phải trả giá đắt cho hành vi tham nhũng, tiêu cực của mình. Tuy nhiên, đây lại nhanh chóng trở thành cái cớ cho các thế lực thù địch ra rả các luận điệu xuyên tạc, chống phá để công kích công tác nhân sự, công tác tổ chức của Đảng.
Một mặt, các thế lực thù địch cố tình phủ nhận kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng do Đảng ta chỉ đạo. Một mặt, các đối tượng khoét sâu các vụ việc, vụ án trọng điểm, liên quan sai phạm, vi phạm của cán bộ, đảng viên để công kích công tác nhân sự, công tác tổ chức của Đảng. Đồng thời tung tin kích động gây mâu thuẫn nội bộ, quy kết trách nhiệm của Đảng, quy chụp tham nhũng là bản chất chế độ.
Những kẻ phản động, thù địch vu cáo công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý cán bộ đảng viên sai phạm chỉ là trò “đánh trống” “khua chiêng” nhằm “che mắt thế gian”, thực chất là “đấu đá giữa các phe nhóm trong đảng”; “trả thù cá nhân”.
Đặc biệt, lợi dụng sự thay đổi về nhân sự cấp cao của Đảng, Nhà nước, việc bổ nhiệm một số lãnh đạo cấp vụ, sở ở một số bộ, ngành địa phương, các tổ chức phản động đồng loạt đăng tải các bài viết xuyên tạc công tác nhân sự của Đảng là “không bảo đảm dân chủ”, “áp đặt”; “đặt lợi ích nhóm lên trên lợi ích quốc gia - dân tộc”; “không thể lựa chọn” được người đủ năng lực và đạo đức để lãnh đạo đất nước…
Không chỉ dừng lại ở đó, một số tổ chức, cá nhân phản động, cực đoan cũng ra sức tuyên truyền xuyên tạc công tác nhân sự của Đảng là mất dân chủ; ca ngợi nền dân chủ phương Tây; cổ xúy tư tưởng đa đảng, kích động người người dân biểu tình chống phá chế độ.
Khi có lãnh đạo Đảng, Nhà nước xin từ chức thì những kẻ này lại vu khống, xuyên tạc, quy chụp cho rằng đó là bị bắt ép. Trong khi trước đó, chỉ cần lãnh đạo các nước trên thế giới tuyên bố từ chức, dù với bất kỳ lí do gì thì họ ca ngợi, cho rằng đó là hành động văn minh, tiến bộ, dân chủ là “văn hóa từ chức” và ca thán cho rằng “không biết khi nào ở Việt Nam mới có lãnh đạo xin từ chức”.
Chiêu bài thâm hiểm khác mà các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng là tung tin bịa đặt, bôi nhọ cán bộ từ nguồn gốc xuất thân, gia đình, tới quá trình phấn đấu; quá trình điều hành, lãnh đạo… nhằm hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cán bộ cấp chiến lược và chính quyền các cấp.
Những chiêu trò mới, tinh vi hơn
Thủ đoạn nói xấu, bôi nhọ cán bộ, đảng viên đã được các thế lực thù địch thực hiện để chống phá cách mạng nước ta từ lâu. Tuy nhiên, thời gian qua, cách thức tiến hành được che đậy bởi chiếc “bình mới” tinh vi hơn. Nếu như trước đây, các đối tượng tập trung chống phá trọng tâm trên Facebook, Youtube, thì hiện nay các đối tượng đã đẩy mạnh sang TikTok, Telegram, X (trước đây là Twitter)…. gây khó khăn cho công tác đấu tranh, ngăn chặn của các cơ quan chức năng.
Các tuyến bài viết được tổ chức với tần suất dày đặc trên không gian mạng, mạng xã hội để hình thành tâm lý lo ngại “bất ổn chính trị” trong dư luận xã hội.
Không khó để nhận ra, các đối tượng trọng điểm khai thác triệt để diễn biến tình hình, nhất là các vấn đề, vụ việc, vụ án nóng, nhạy cảm… để từng bước khơi gợi, đưa đẩy thông tin nhạy cảm. Sự tinh vi của các thế lực thù địch, phản động được thể hiện ở chỗ thường “lập lờ đánh lận con đen”, “đánh tráo khái niệm”, kết hợp đưa những thông tin chính thức được cơ quan truyền thông công bố rồi lồng ghép với nội dung, hình ảnh xuyên tạc, sai trái theo các kịch bản thuyết âm mưu.
Cùng với đó, các đối tượng triệt để sử dụng ảnh hưởng của tài khoản cá nhân trên mạng xã hội để biên tập, tung tin với nhiều thủ đoạn mới tinh vi hơn như: Tìm cách che giấu nguồn (không đề cập nguồn cấp, lảng tránh khi được hỏi về nguồn tin, đưa các thông tin không liên quan để “pha loãng”, “đánh lừa” dư luận…), từng bước biến “tài khoản cá nhân” thành địa chỉ thu nhận và “loa phát tin” có yếu tố nội bộ.
Để kích thích sự tò mò, các đối tượng thường viết những dòng status ngắn gọn, lấp lửng hoặc chỉ một câu cảm thán tưởng như vô hại nhưng hàm chứa đầy ẩn ý.
Người viết có thể chỉ là một “chim mồi”, sau đó dưới bình luận có thêm nhiều đối tượng khác đóng vai “nhân chứng” chứng minh “độ tin cậy” của thông tin xuyên tạc vào bình luận. Những tin giả được tạo ra một cách có tổ chức, chủ đích cộng thêm sự hỗ trợ và tham gia của công nghệ tự động hiện đại sẽ tác động mạnh đến dòng chảy thông tin chính thống, gây hoang mang trong dư luận.
Nguy hiểm hơn, lợi dụng những tiện ích vượt trội của Internet, các thế lực thù địch còn tích cực phát trực tiếp video để tương tác, thu hút dư luận trên mạng xã hội… Để đạt mục đích, các thế lực chống phá không từ một thủ đoạn nào; trong đó, có sử dụng công nghệ “trí tuệ nhân tạo” để giả tạo hình ảnh, video, clip bôi nhọ cán bộ rồi tung lên các nền tảng mạng xã hội
Đặc biệt, các đối tượng phát tán thông tin, hình ảnh các văn bản mật liên quan trực tiếp tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, một số bộ, ngành, địa phương, tạo “điểm nhấn” để các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc về tình hình nội bộ, tạo “điểm nóng truyền thông mạng xã hội”. Các nguồn tán phát thông tin, hình ảnh đầu tiên trên mạng chủ yếu là đối tượng trọng điểm ở nước ngoài, đã tạo ra dư luận nghi ngờ, đặt ra nhiều câu hỏi nghi vấn về “nguồn tin trong nội bộ” cung cấp ra bên ngoài cho các đối tượng hoạt động chống phá.
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương nhận định, việc nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của cán bộ, đảng viên đã và đang được các thế lực thù địch coi là trọng điểm chống phá, tiến hành liên tục, vừa tinh vi, vừa trắng trợn. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên được coi là một cái cớ để các thế lực “vơ đũa cả nắm”, “thổi phồng” đó là tình trạng “phổ biến”, “bản chất” của đại bộ phận cán bộ, đảng viên.
"Điều hết sức nguy hiểm là các thế lực thù địch phản động thường kết hợp, trộn lẫn thông tin thật - giả, thật - ảo. Những thông tin này thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người, làm những người nhẹ dạ cả tin không phân biệt được đúng - sai, trắng - đen”, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nói.
Theo TS. Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội dù phương thức, thủ đoạn mới có tinh vi đến đâu thì bản chất vẫn không thay đổi, vẫn là những thông tin bịa đặt, xuyên tạc, bóp méo sự thật. Từ những luận điệu xuyên tạc đó, họ bác bỏ hoàn toàn vai trò của công tác nhân sự trong việc xây dựng Đảng, Nhà nước, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh để lãnh đạo đất nước.
“Mưu đồ đằng sau những luận điệu xuyên tạc không gì khác là nhằm làm nhiễu loạn, bất ổn xã hội, thao túng tâm lý một bộ quần quần chúng nhân dân, chia rẽ nội bộ, chia rẽ Nhân dân với Đảng, Nhà nước” - TS Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh.
Tỉnh táo để không bị mắc mưu thế lực thù địch
Công tác cán bộ được Đảng ta xác định là “then chốt của then chốt”, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ. Vì vậy, Đảng luôn đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu thật sự có đức, có tài, có uy tín trong Đảng và nhân dân; đồng thời, kiên quyết, kiên trì đấu tranh loại bỏ những cán bộ thoái hóa, biến chất khỏi Đảng và bộ máy lãnh đạo.
Quan điểm nhất quán của Trung ương trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực là phải làm một cách kiên trì, nhân văn, bài bản và thuyết phục. Quy trình xử lý cán bộ vi phạm được thực hiện chặt chẽ từ xử lý về mặt Đảng, đến xử lý hành chính và xử lý hình sự theo quy định pháp luật; từng bước đều được cân nhắc một cách dân chủ, công bằng, công khai theo nguyên tắc của Đảng và các quy định pháp luật.
Thực tế, trong công cuộc này, chúng ta đã đạt được những kết quả không thể phủ nhận. Nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương được chỉ đạo xử lý nghiêm minh theo đúng phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực”, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ". Kể cả các vụ việc tồn đọng, phức tạp như những vụ việc liên quan đến Công ty AIC và đặc biệt là mới phát sinh như những vụ việc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, vụ việc liên quan đến Công ty Phúc Sơn, Công ty Thuận An, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Không phải như một số ý kiến cho rằng, nếu quá tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm "nhụt chí", "chùn bước" những người dám nghĩ, dám làm, làm "chậm" sự phát triển đất nước. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng mang lại nhiều cái được. Chống tham nhũng hiệu quả sẽ tạo nên sự minh bạch trong các chính sách kinh tế, tài chính, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Cái được lớn nhất, công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.
Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng và xây dựng, làm trong sạch Đảng và bộ máy Nhà nước, như phát biểu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022 ngày 30/6/2022, đó là “chỉ làm “chùn bước” những ai có động cơ không trong sáng, đã trót "nhúng chàm" và những người không nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm”.
Lẽ đương nhiên, cán bộ có vi phạm thì có xử lý, kỷ luật. Việc cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác của các đồng chí lãnh đạo cho thấy công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước ta đang thực hiện đúng phương châm “có lên, có xuống, có vào, có ra”, bất kể người đó là ai và đang giữ chức vụ gì. Khi cán bộ có sai lầm, khuyết điểm, vi phạm và không còn đủ uy tín thì việc thôi giữ chức vụ cũng là điều hoàn toàn phù hợp. Đó hoàn toàn không phải là “đấu đá quyền lực”, “trả thù cá nhân ” như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.
Việc miễn nhiệm, từ chức cũng là việc diễn ra bình thường trong công tác cán bộ, không chỉ ở Việt Nam, mà ở nhiều nước trên thế giới, không phải đến bây giờ mới có. Vấn đề miễn nhiệm, từ chức đã được đặt ra trong các nghị quyết, quy định của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và được luật hóa trong hệ thống pháp luật nhà nước. Cụ thể, Quy định 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 của Bộ Chính trị về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ đã quy định rất rõ các căn cứ xem xét miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.
Hay tại Thông báo kết luận số 20-TB/TW, ngày 8/9/2022 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật nêu rõ: “… thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng và Quy định của Bộ Chính trị về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; kịp thời thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm, thực hiện phương châm “có vào, có ra, có lên, có xuống”…. Khuyến khích cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà năng lực hạn chế, uy tín giảm sút tự nguyện xin từ chức. Nếu không tự nguyện từ chức thì cấp có thẩm quyền xem xét miễn nhiệm theo quy định…”.
Cũng cần khẳng định, công tác nhân sự luôn được tiến hành một cách khoa học, kỹ lưỡng và theo quy trình nghiêm ngặt với những tiêu chuẩn cao về phẩm chất, đạo đức, năng lực và uy tín để có thể đáp ứng yêu cầu công việc, gánh vác trọng trách xây dựng, phát triển đất nước. Các quy trình được thực hiện qua rất nhiều khâu, rà soát lại nhiều lần; hoàn toàn không phải là một sự “sắp xếp hình thức”, “thanh trừng, đấu đá nội bộ” như sự suy đoán vô căn cứ, xuyên tạc của số đối tượng phản động, cơ hội chính trị…
Trước sự chống phá ngày càng ráo riết của các thế lực thù địch, đặc biệt là với những thủ đoạn mới ngày càng tinh vi hơn, đòi hỏi mỗi người dân cần đề cao cảnh giác, tỉnh táo để không bị mắc bẫy khi chia sẻ, lan truyền những thông tin xấu, bịa đặt, xuyên tạc trên các trang mạng xã hội.
Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Thưa quý vị, trên đây là nhan đề của bài Podcast - Bút Chiến 35 ngày hôm nay, bài viết này được đăng tải trên Báo Công Thương, kính mời quý vị cùng lắng nghe.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng (congthuong.vn)

undefined
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Tối 20/10, Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2024 đã diễn ra tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Xin trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.

Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước;
Thưa các quý vị đại biểu, khách quý!
Thưa toàn thể đồng bào, đồng chí!

Hôm nay, Tôi rất vui mừng đến dự Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2024.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, Tôi chúc các quý vị đại biểu, các tác giả, nhóm tác giả, đại diện các tập thể/địa phương cùng toàn thể đồng bào, đồng chí, quý thính giả đang theo dõi truyền hình sức khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thắng lợi trong công tác, cuộc sống.
Thưa các đồng chí và các vị khách quý,
Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, qua các kỳ Đại hội đã có nhiều chủ trương về vấn đề này.
Sau khi Bộ Chính trị ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được triển khai ngày càng bài bản, thống nhất, đồng bộ, toàn diện, quyết liệt, đi vào chiều sâu với nhiều cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả, trong đó tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một trong những hoạt động thiết thực đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống.
Sau 4 lần tổ chức, Cuộc thi cho thấy sức sống mạnh mẽ với sức lan tỏa rộng rãi trong toàn hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân; nhiều tác phẩm chất lượng tốt, thể hiện trí tuệ, tình cảm, tâm huyết, trách nhiệm của các tác giả, đã được đăng tải, phát sóng, đi vào lòng người, góp phần củng cố niềm tin, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận xã hội trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, không ngừng củng cố, nâng cao tiềm lực, vị thế và uy tín của đất nước ta và Đảng ta.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tôi ghi nhận, đánh giá cao, biểu dương Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương đã đề cao trách nhiệm, đạt nhiều kết quả trong nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và có nhiều đóng góp cho thành công của Cuộc thi; nhiệt liệt chúc mừng các tác giả, nhóm tác giả được nhận giải thưởng hôm nay.
Thưa đồng bào, đồng chí!
Sau 40 năm đổi mới, với thế và lực đã tích lũy được, với thời cơ, vận hội mới, chúng ta đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết và đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi có tính thời đại, tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xuất phát từ quy luật phát triển, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới bên cạnh thời cơ, thuận lợi cũng có nhiều khó khăn, thách thức.
Các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chúng tập trung phá hoại tư tưởng, tấn công trực diện vào nền tảng tư tưởng của Đảng, phản kích, phủ định nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, coi đây là "khâu đột phá," "mặt trận quyết định."
Để phát huy cao nhất giá trị Cuộc thi, tiếp tục tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giai đoạn cách mạng mới, Tôi đề nghị 4 vấn đề:
Thứ nhất, cần thống nhất nhận thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng-lý luận chính trị; là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, nhiệm vụ hệ trọng của cả hệ thống chính trị trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, quyết liệt, liên tục, không ngừng nghỉ và không khoan nhượng; mọi biểu hiện lơ là mất cảnh giác, thỏa hiệp, non kém về chính trị, buông lỏng trận địa đấu tranh tư tưởng-lý luận đều có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Từ đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân cần tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 35 với những cách làm sáng tạo, khoa học, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn.
Tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước, chấp hành kỷ luật phát ngôn gắn với chủ động thông tin định hướng dư luận.
Bảo đảm an ninh tư tưởng, văn hóa, thông tin, truyền thông, an ninh mạng; quản lý báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ; phòng, chống, xử lý tin giả, tin sai sự thật. Chủ động triển khai các mặt công tác trên không gian mạng gắn với đẩy mạnh cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Thứ hai, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch phải gắn chặt với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đem lại ấm no, hạnh phúc cho người dân là yếu tố then chốt nhất.
Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, bức xúc ngay từ cơ sở; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ, giảm thiểu nguyên nhân, điều kiện mà các hệ loại đối tượng có thể lợi dụng xuyên tạc chống phá. Đồng thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những cá nhân có hành vi đưa tin giả, tin sai sự thật.
Thứ ba, kiên định, bảo vệ đi đôi với bổ sung, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng; vận dụng, bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lý luận về đường lối đổi mới; xây dựng, hoàn thiện hệ thống lý luận cơ bản về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong giai đoạn cách mạng mới.
Những nội dung này cần tập trung thực hiện ngay trong quá trình chuẩn bị văn kiện đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, tạo cơ sở đưa công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình mới.
Thứ tư, xây dựng, củng cố lực lượng nòng cốt làm công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gắn với củng cố thế trận lòng dân trên cơ sở thế trận quốc phòng toàn dân, nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, nền an ninh nhân dân vững chắc.
Phát huy vai trò của cấp ủy các cấp, nòng cốt là Ban Chỉ đạo 35 từ Trung ương đến cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Xây dựng lực lượng nòng cốt, tiên phong, sắc bén, tinh nhuệ; xây dựng "công dân số" có kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh, tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc," "thấy đúng thì bảo vệ," "thấy sai thì kiên quyết đấu tranh," chủ động tham gia phát triển nền kinh tế số, xã hội số và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Khơi dậy tinh thần yêu nước, hướng về Tổ quốc của đồng bào ta ở nước ngoài, mỗi người là "sứ giả" lan tỏa văn hóa, con người Việt Nam, lan tỏa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Thưa quý vị đại biểu và các đồng chí!
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang nỗ lực tăng tốc, bứt phá thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chuẩn bị tốt nhất các công việc cho đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Năm 2025 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước như kỷ niệm 80 năm ngày thành lập nước, 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tôi mong muốn và tin tưởng rằng với uy tín và sức lan tỏa đã được tạo lập, Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng sẽ tiếp tục đổi mới, bám sát yêu cầu thực tiễn, phục vụ ngày càng hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương và đất nước, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Một lần nữa, tôi chúc quý vị đại biểu và các đồng chí dồi dào sức khỏe, hạnh phúc trong cuộc sống và thành công trong công tác.
Xin trân trọng cảm ơn.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Bút chiến 35 của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Thưa quý vị, trên đây là nhan đề của bài viết trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay, bài viết này được lấy từ nguồn bài viết được đăng tải trên Báo điện tử Nhân dân tại trang web Nhandan.vn, kính mời quý vị cùng lắng nghe.
Toàn văn phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn (nhandan.vn)
Kính thưa quý vị! Sáng 21/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu khai mạc. Báo Công Thương xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.


Kính thưa đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Kính thưa Quốc hội, thưa các vị khách quý,

undefined
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có bài phát biểu khai mạc


Kính thưa đồng bào, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cử tri và nhân dân cả nước,
Hôm nay, Quốc hội khóa 15 khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 8. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, đại diện các Đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế đã đến dự phiên khai mạc Kỳ họp. Xin trân trọng gửi tới quý vị đại biểu, toàn thể đồng bào, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cử tri cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài lời chúc tốt đẹp nhất.
Kính thưa Quốc hội,
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 diễn ra sau khi Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 thành công rất tốt đẹp. Kỳ họp này có ý nghĩa quan trọng, Quốc hội sẽ thảo luận, quyết định nhiều vấn đề để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực, khắc phục các điểm nghẽn, tất cả vì sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và bảo đảm đời sống của nhân dân.
Tại phiên họp trù bị, các vị đại biểu Quốc hội đã thống nhất rất cao, biểu quyết thông qua nội dung, thời gian, chương trình và phương thức tiến hành kỳ họp. Quốc hội sẽ làm việc trong 29,5 ngày, từ ngày 21/10 đến ngày 30/11/2024; chia làm 2 đợt: đợt 1 từ ngày 21/10 đến ngày 13/11; đợt 2 từ ngày 20/11 đến sáng ngày 30/11. Tại phiên khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có bài phát biểu quan trọng. Theo chương trình của Kỳ họp,Quốc hội sẽ xem xét, quyết định những nội dung sau đây:

Thứ nhất, về công tác lập pháp
Đây là nội dung trọng tâm, chiếm phần lớn thời gian của Kỳ họp, có 31 dự án luật, dự thảo nghị quyết được thảo luận, trong đó, Quốc hội sẽ xem xét, phấn đấu thông qua 18 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.
Đây là kỳ họp có khối lượng nội dung về công tác lập pháp rất lớn; các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này liên quan nhiều ngành, lĩnh vực mà thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết và nhiều doanh nghiệp và cử tri, nhân dân rất quan tâm. Vì vậy, trên cơ sở cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, đề nghị các vị đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, khoa học, tập trung góp ý toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp của các dự án luật.
Luật cần ngắn gọn, chỉ quy định những vấn đề theo đúng thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa các vấn đề thuộc thông tư, nghị định; không cầu toàn, không nóng vội; không quy định cứng nhắc; chuyển tư duy quản lý sang khơi thông nguồn lực, tăng cường phân cấp, phân quyền triệt để, thực chất, bảo đảm đủ khả năng cho cá nhân, cơ quan được phân cấp, phân quyền có thể tổ chức thực hiện được công việc; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; kiểm soát quyền lực, không để lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong các luật, nghị quyết, đảm bảo khi các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua đạt chất lượng cao và tuổi thọ lâu, tạo điều kiện thuận lợi và giao quyền chủ động, linh hoạt cho Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện luật, gắn việc xây dựng luật và tổ chức thi hành luật đạt hiệu quả cao nhất.

Thứ hai, về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước
Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 được tổ chức sớm hơn thường lệ, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có thời gian nhiều để nghiên cứu, thẩm tra các báo cáo của Chính phủ để trình Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 (trong đó có kế hoạch tài chính-ngân sách Nhà nước 3 năm 2025-2027); tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024 và quyết định kế hoạch đầu tư công năm 2025.
Xem xét, quyết định: thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2030; chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục bắc-nam và nhiều nội dung quan trọng khác.
Đề nghị các vị đại biểu Quốc hội bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội; phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, tập trung vào những vấn đề lớn, những kết quả quan trọng đã đạt được, những bất cập, hạn chế, yếu kém, đề xuất những giải pháp thiết thực, hiệu quả; lưu ý những tác động và khó khăn mới phát sinh do diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, nhất là khắc phục hậu quả nặng nề do thiên tai, lũ lụt gây ra ở 26 tỉnh, thành phố phía bắc và một số tỉnh miền trung.
Bên cạnh đó, các vị đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, góp ý về sự phù hợp, tính khả thi, hiệu quả của các chính sách; tính thống nhất, đồng bộ với các quy định của pháp luật nhằm phát huy được nguồn lực, tận dụng được cơ hội phát triển, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng.

Thứ ba, về giám sát tối cao
Quốc hội sẽ nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; xem xét báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; giám sát tối cao chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến năm 2023”; thảo luận, xem xét các báo cáo của Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước; đồng thời thảo luận, cho ý kiến lần đầu vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

Thứ tư, về công tác nhân sự
Quốc hội sẽ xem xét tiến hành bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một số nội dung công tác nhân sự khác thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Như vậy, khối lượng công việc của Kỳ họp thứ 8 là rất lớn, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy dân chủ, nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu kỹ lưỡng, thảo luận sôi nổi trên tinh thần xây dựng, đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, đáp ứng sự mong đợi của cử tri và Nhân dân cả nước.
Với tinh thần đó, tôi tuyên bố khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15.
Kính chúc các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cử tri và Nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn!


Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Thống nhất về tư tưởng và hành động, tạo dựng nền tảng mới cho sự phát triển đất nước

Thống nhất về tư tưởng và hành động, tạo dựng nền tảng mới cho sự phát triển đất nước

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Thống nhất về tư tưởng và hành động, tạo dựng nền tảng mới cho sự phát triển đất nước” của PV Nguyễn Hồng Điệp được đăng tải trên trang web của TTXVN sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

https://baotintuc.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-thong-nhat-ve-tu-tuong-va-hanh-dong-tao-dung-nen-tang-moi-cho-su-phat-trien-dat-nuoc-20241020120845443.htm

Sáng 20/10, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu Trung ương tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thành phố Hà Nội và điểm cầu các đảng ủy, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.

Tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc; Ủy viên Ban Thường vụ các Đảng ủy trực thuộc Trung ương; lãnh đạo các bộ, ngành và đơn vị sự nghiệp Trung ương; Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh...

undefined
Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Tại các điểm cầu của địa phương, đơn vị có: nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (tại điểm cầu tỉnh Long An); các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng là lãnh đạo chủ chốt các tỉnh ủy, thành ủy, quân khu, quân chủng.

Hội nghị được kết nối với 14.934 điểm cầu, với hơn 1,2 triệu triệu đảng viên tham gia nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết, ở các đảng ủy trực thuộc Trung ương; cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ở Trung ương, Ban cán sự đảng các bộ, ngành, đơn vị, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương…

Tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng truyền đạt chuyên đề: “Những nội dung trọng tâm, cốt lõi, điểm mới trong Dự thảo Báo cáo Chính trị tại Đại hội XIV của Đảng và Dự thảo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề: “Những nội dung trọng tâm, cốt lõi, điểm mới trong Dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030 và về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024, kế hoạch năm 2025; kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2025 - 2027; về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; về chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương”.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên đề: “Những nội dung trọng tâm, cốt lõi, điểm mới trong Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XIII; một số nội dung cơ bản về sửa đổi Quy chế bầu cử trong Đảng; về tổng kết công tác nhân sự Đại hội XIII và xây dựng phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng”.

Đưa Nghị quyết của Đảng ngấm sâu và hòa vào thực tiễn cuộc sống
Phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, với những thành tựu vĩ đại sau gần 80 năm lập nước, với thế và lực đã tích luỹ được, với thời cơ, vận hội mới, chúng ta đã hội tụ đủ điều kiện và đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc, xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Để đạt được mục tiêu này, Hội nghị Trung ương lần thứ 10 đã thống nhất quyết tâm chính trị, những đột phá chiến lược, phương hướng, giải pháp chiến lược với tư duy, nhận thức mới; đã thống nhất chủ trương đối với nhiều công việc hệ trọng để tăng tốc, bứt phá về đích thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Trên cơ sở thống nhất của Trung ương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, việc đưa Nghị quyết của Đảng tới từng Chi Bộ, từng Đảng viên, ngấm sâu và hòa vào thực tiễn cuộc sống đặt ra rất khẩn trương, cấp bách, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải tạo thành khối thống nhất về ý chí và hành động, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, nỗ lực cao với những bước đi bài bản, chính xác, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, huy động cao nhất mọi nguồn lực thực hiện thắng lợi các chủ trương, phương hướng chiến lược mà Trung ương Đảng thống nhất hoạch định. Qua Hội nghị cũng nhằm trao đổi, thảo luận, tạo thống nhất cao về nhận thức, là tiền đề để thống nhất về hành động trong toàn hệ thống chính trị theo mục tiêu đã định.

Về một số nội dung trọng tâm tập trung quán triệt, triển khai, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chỉ rõ, thống nhất nhận thức trong toàn Đảng về quyết tâm chính trị thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, hoàn thành mọi mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra. Đây là yêu cầu của Trung ương, là chỉ tiêu pháp lệnh, cần nỗ lực cao nhất, tập trung mọi biện pháp, nguồn lực để thực hiện cho được. Cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu, đi đầu và chịu trách nhiệm thực hiện. Mỗi cấp ủy, tổ chức cơ sở Đảng phải khẩn trương rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra trong Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, nhất là các chỉ tiêu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa để tập trung hoàn thành sớm nhất với chất lượng cao nhất. Chính phủ, người đứng đầu các ban, bộ, ngành, địa phương phải thực sự quyết tâm, quyết làm, có các giải pháp quyết liệt, dứt điểm, tăng tốc để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 được Trung ương thông qua; đạt cho được các chỉ tiêu, nhất là chỉ tiêu GDP.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước yêu cầu, tập trung triển khai ngay một số đột phá chiến lược đã được Trung ương thống nhất đưa vào văn kiện Đại hội XIV. Đối với đột phá về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, ngay sau Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Quốc hội, Chính phủ đã gương mẫu, đi đầu, làm ngay, làm rất quyết liệt với tinh thần đổi mới, cải cách, hết lòng vì sự nghiệp chung. Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đã chủ trì nhiều phiên họp rà soát nội dung các luật trình Quốc hội xem xét cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật, đã cải cách thủ tục hành chính triệt để, phân cấp, phân quyền tối đa theo tinh thần Trung ương 10 đã thống nhất “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị, phải lan tỏa mạnh mẽ trong toàn hệ thống chính trị; yêu cầu các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ phải tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế, quy trình với tinh thần tháo gỡ triệt để điểm nghẽn, rào cản, cải cách triệt để thủ tục hành chính, mở rộng không gian cho phát triển, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, tất cả vì sự phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Cùng với các giải pháp cụ thể phù hợp thực tiễn để huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân. Các địa phương đánh giá thấu đáo khả năng tự chủ, tự cường để đề xuất cụ thể việc phân cấp, phân quyền, bảo đảm đáp ứng cao nhất yêu cầu của thực tiễn phát triển.

Ngay sau Hội nghị này, cấp ủy các cấp có kế hoạch cụ thể, tập trung lãnh đạo thực hiện. Việc đánh giá cụ thể kết quả thực hiện của cả hệ thống chính trị với sản phẩm đo đếm được sẽ là một trong những nội dung của kỳ họp Trung ương tiếp theo. Bộ Chính trị sẽ sớm nghiên cứu, ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số quốc gia. các bộ, ngành, địa phương ưu tiên nguồn lực, trí lực, chuẩn bị nhân lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt; tập trung hoàn thành mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trước mắt là hạ tầng chiến lược về giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số; sơ kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 18 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” trong toàn hệ thống chính trị trình Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII...

Bảo đảm chất lượng văn kiện đại hội đảng bộ các cấp và văn kiện đại hội XIV của Đảng. Đại hội đảng bộ các cấp tập trung chuẩn bị tốt nhất nhân sự, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, thử thách đối với các đồng chí là nhân sự được quy hoạch tham gia cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp, bảo đảm lựa chọn ra được cấp ủy, nhất là người đứng đầu có năng lực lãnh đạo, có sức chiến đấu cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo vì sự nghiệp chung, có năng lực lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương của Đảng, đưa nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống trên từng lĩnh vực, địa bàn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý, Nghị quyết đã đúng, trúng thì tổ chức thực hiện là khâu đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt đưa Nghị quyết vào cuộc sống, biến chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng, tạo ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc. Qua triển khai Nghị quyết trong cuộc sống để phát hiện, bổ sung, ngày càng hoàn thiện bước đi, tìm ra con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, sớm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, sánh vai với các cường quốc năm châu. Bên cạnh đó, người đứng đầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo, quản lý toàn diện các hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Công việc trước mắt rất bộn bề, khẩn trương, thời gian từ nay đến hết nhiệm kỳ đại hội XIII của Đảng không còn nhiều, còn nhiều mục tiêu phải phấn đấu về đích, trong khi chuẩn bị các công việc cho Đại hội XIV là rất hệ trọng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng, sau Hội nghị, với những tư duy, nhận thức mới đã thấu suốt, với khí thế, quyết tâm cao, thống nhất về tư tưởng và hành động, sẽ khơi thông mọi nguồn lực, huy động cao nhất sức người, sức của, tiếp tục tạo dựng những nền tảng mới cho sự phát triển đột phá của đất nước trong những năm tiếp theo.

Về các công việc chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, tập trung xây dựng, bảo đảm chất lượng văn kiện đại hội đảng bộ các cấp và văn kiện đại hội XIV của Đảng. Mỗi địa phương cần cụ thể hóa, xác định rõ định hướng, giải pháp xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa gắn với con người xã hội chủ nghĩa ở từng địa phương, Hải Phòng, Đà Nẵng đi đầu thực hiện, tạo cơ sở rút kinh nghiệm, nhân rộng trong cả nước. Cụ thể phương hướng phát triển lực lượng sản xuất mới của từng ngành, từng địa phương, trọng tâm là nguồn nhân lực chất lượng cao và dữ liệu - tư liệu sản xuất mới, hạ tầng giao thông, chuyển đổi xanh. Làm rõ nguồn lực, giải pháp, trách nhiệm hoàn thành xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; xác định cụ thể mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại, nhất là đối ngoại Đảng, đối ngoại nhân dân, xây dựng nền tảng ý dân, lòng dân vững chắc. Xác định những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể thể hiện rõ khả năng tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo của từng địa phương trên cơ sở thực tiễn.

Cấp ủy các cấp có kế hoạch cụ thể, tập trung nghiên cứu để thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng Văn kiện Đại hội XIV của Đảng. Trọng tâm là: Vấn đề quản trị quốc gia và quản trị địa phương; tính cấp bách, nội hàm quản trị địa phương để nâng cao năng lực tự lực, tự cường. Mối quan hệ giữa tư duy quản lý và tư duy phát triển từ thực tiễn công tác bộ, ngành, địa phương. Cách thức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để bảo đảm hiệu quả, chống lãng phí. Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng Luật, cơ quan làm luật. Vấn đề đúng vai, thuộc bài trong thực hiện “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”; chính sách an sinh xã hội đi đôi với phát triển xã hội.

Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm đủ điện ổn định, lâu dài

Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm đủ điện ổn định, lâu dài

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Thủ tướng yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện ổn định, lâu dài” của PV Chí Tâm được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 19/10/2024 tại trang web: congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Thủ tướng yêu cầu không để thiếu điện cho năm 2025 bởi nếu để thiếu điện, không nhà đầu tư nào muốn vào

Sáng 19/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, đơn vị liên quan về tình hình bảo đảm cung ứng điện từ nay đến cuối năm, năm 2025 và các năm tiếp theo.

Dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành Trung ương liên quan; lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).

Kiên quyết không để thiếu điện

undefined
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện, năng lượng. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thực hiện đúng cam kết đã đề ra về bảo đảm cung ứng điện, đến thời điểm này, chúng ta có thể khẳng định năm 2024 không thiếu điện dù mức tiêu thụ tăng khoảng 11-13% so với năm 2023. Việc bảo đảm đủ điện rất quan trọng để thu hút đầu tư FDI trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm. Trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam giải ngân 17 tỷ USD vốn FDI, cao nhất trong nhiều năm.

Thủ tướng nêu rõ, để bảo đảm mức tăng trưởng kinh tế khoảng 7%, tăng trưởng điện phải ở mức 10% và năm tới cũng phải ít nhất như vậy trở lên. Nước ta đang nỗ lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước mà để thiếu điện, không thể được. Vì vậy, các bộ, ngành, đơn vị phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, rút kinh nghiệm việc điều hành điện những tháng mùa khô năm 2023.

"Tinh thần nguồn lực bắt nguồn tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; phải có tầm nhìn xa trong giải quyết vấn đề này", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, trong công tác đầu tư các hạ tầng chiến lược, nhất là sắp tới triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, hay như các dự án đường cao tốc hiện nay, cần phải huy động tổng lực của cả hệ thống chính trị vào cuộc mới có thể làm được. Phải mạnh dạn làm, trên thực tế, việc này được triển khai hiệu quả, làm với tinh thần vì dân, vì nước.

"Chúng ta kiên quyết không để thiếu điện cho năm 2025 bởi nếu để thiếu điện, không nhà đầu tư nào muốn vào. Điều đó khẳng định chúng ta đã nói là làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã nói không thiếu điện là không thiếu điện, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, người dân, doanh nghiệp", Thủ tướng khẳng định và cho rằng, vấn đề hiện nay cần bàn là có giải pháp căn cơ bảo đảm điện cho những năm tới.

Thủ tướng yêu cầu, việc thông tin tuyên truyền vấn đề này phải phải chuẩn xác, khách quan; đồng thời biểu dương EVN và các cơ quan liên quan trong thời gian qua đã nỗ lực điều hành, điều chỉnh các giải pháp cần thiết, phù hợp, cương quyết không để thiếu điện cho năm 2024 và nói chung.

"Đến thời điểm này, có thể khẳng định, chúng ta sẽ thực hiện được thực hiện được mục tiêu này. Chúng ta cương quyết thực hiện thi công Đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối trong 6 tháng thì trong 6 tháng đã thực hiện được. Đây là tinh thần đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện", Thủ tướng nói.

Khắc phục, xử lý các vấn đề liên quan những dự án điện tái tạo đang gặp vướng mắc

Thủ tướng đặt vấn đề, năm 2025, theo tính toán, thiếu hơn 2.000 MW, xa hơn nữa, từ năm 2026 trở lên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế, điện phải gấp 1,5 lần. Do đó, trước hết, phải giải quyết về thể chế; Quy hoạch Điện VIII phải điều chỉnh; đa dạng hóa các nguồn điện, tập trung nghiên cứu các dự án điện gió ngoài khơi; khắc phục các hậu quả tồn đọng, nhất là các nguồn điện đã đầu tư đang vướng mắc. Quan điểm là Chính phủ nhất quán, xuyên suốt, lãnh đạo chỉ đạo về cung ứng điện luôn đi sớm một bước.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 và sửa đổi các thông tư liên quan.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Điện lực theo hướng vừa quản lý được chặt chẽ, vừa kiến tạo không gian phát triển, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xóa bỏ xin cho, quan liêu bao cấp, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ.

Với giai đoạn 2026-2030, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty căn cứ ước tính nhu cầu điện tăng khoảng 12-14% để xây dựng, triển khai các kịch bản về nguồn điện, tải điện, phân phối điện, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và giá điện phù hợp, với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong đó, Thủ tướng lưu ý một số nội dung cụ thể liên quan việc đa dạng hóa các nguồn điện, bảo đảm các nguồn điện nền, chuyển dần từ điện than sang sản xuất điện sạch, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.

Cùng với đó, hình thành và phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, tích cực phát triển hệ thống tích điện, phát triển các dự án điện gió ngoài khơi, khắc phục, xử lý các vấn đề liên quan các dự án điện tái tạo đang gặp vướng mắc.

Về thủy điện, Thủ tướng yêu cầu điều tiết các hồ chứa hài hòa giữa nhu cầu tưới tiêu và bảo đảm phát điện cho cao điểm mùa khô tại miền Bắc.

Về điện khí, Thủ tướng yêu cầu đón dòng khí đầu tiên từ dự án khí Lô B-Ô Môn vào cuối năm 2026; tính toán giá điện khí phù hợp theo thị trường, tình hình cụ thể, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu phát triển điện hạt nhân; tiếp tục hoàn thiện các quy định, thể chế và cập nhật, điều chỉnh quy hoạch điện VIII.

EVN bảo đảm cung ứng đủ điện cho nền kinh tế

Theo báo cáo của EVN, trong 9 tháng đầu năm 2024, EVN đã đảm bảo cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt nhân dân trong bối cảnh nhu cầu điện tăng trưởng rất cao do kinh tế tiếp tục hồi phục.

Trong đó, điện sản xuất và nhập khẩu 9 tháng đạt 232,8 tỷ kWh, tăng 10,97% so với cùng kỳ 2023. Điện thương phẩm 9 tháng đầu năm 2024 đạt 208,3 tỷ kWh, tăng 11,32% so với cùng kỳ năm 2023. Thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng 5,47%, tăng 12,72%.

EVN đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương về việc đảm bảo cung ứng đủ điện, điều tiết vừa đáp ứng yêu cầu cung ứng điện vừa thực hiện cắt, giảm lũ cho vùng hạ du.

Về đảm bảo nhiên liệu cho sản xuất điện, EVN đã phối hợp tốt với TKV, TCT Đông Bắc trong việc cung cấp than cho các nhà máy điện, ưu tiên sử dụng tối đa than sản xuất trong nước để tăng cường sản xuất trong nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với PVN/PVGAS trong việc cung cấp khí tự nhiên và LNG cho phát điện.

Theo tính toán, với các chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các giải pháp từ sớm, từ xa, việc cung ứng điện năm 2025 cơ bản vẫn được đáp ứng. Tuy nhiên, còn tiềm ẩn rủi ro khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô nếu nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Hiện nay, EVN đang triển khai đầu tư 10 dự án nguồn điện với tổng công suất 6.793 MW. Trong đó, các dự án đang thi công gồm: Thủy điện Yaly mở rộng, Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Nhiệt điện Quảng Trạch I; các dự án đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư: Thủy điện Trị An mở rộng, Thủy điện tích năng Bắc Ái, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch II, các dự án Nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất, các Nhà máy điện mặt trời Phước Thái…

Cùng với đó, đang triển khai các thủ tục liên quan để thực hiện những dự án nguồn điện mới trong Quy hoạch điện VIII như Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I, Thủy điện Tuyên Quang mở rộng, các thủy điện Sê San 3, 4 mở rộng, dự án điện gió ngoài khơi bắc Bộ.

Về lưới điện, ngoài dự án đường dây 500 kV mạch 3, hiện nay, EVN đang đôn đốc triển khai các dự án lưới điện trọng điểm gồm dự án lưới điện nhập khẩu từ Lào và các dự án giải tỏa thủy điện Tây Bắc, đấu nối nguồn điện khí.

Trong đó, hoàn thành 2 liên kết nhập khẩu 220 kV Nậm Mô - Tương Dương, Bờ Y; hiện đang thực hiện 3 liên kết, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024 là 500 kV Monsoon - Thạnh Mỹ, Nậm Sum - Nông Cống, Nam Emoun - Trạm cắt Đăk Ooc; đã trình chủ trương đầu tư đường dây 500 kV Lào Cai - Việt Trì, đang triển khai đường dây 220 kV Huội Quảng - Nghĩa Lộ - Việt Trì. Ngoài ra, có các dự án đấu nối nguồn điện khí như: lưới điện đồng bộ với Nhà máy Nhiện điện Nhơn Trạch 4, 3.

Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Chủ động trước thách thức, nắm bắt cơ hội mới

Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Chủ động trước thách thức, nắm bắt cơ hội mới

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.
Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Chủ động trước thách thức, nắm bắt cơ hội mới” của PV Minh Phương được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 17/10/2024 tại trang web: congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.
Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã nghe Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.
Chiều 16/10, phiên làm việc đầu tiên của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã nghe Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch và Ban Thường trực khóa IX (2019 - 2024).
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng khẳng định trong nhiệm kỳ qua, Ủy ban, Đoàn Chủ tịch và Ban Thường trực đã đạt được những kết quả tích cực, nổi bật. Báo cáo nhấn mạnh những thành tựu đạt được dựa trên việc bám sát đường lối lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, và đáp ứng những vấn đề Nhân dân quan tâm. Các hoạt động đều tuân thủ Luật, Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nghị quyết, Chương trình hành động của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, cùng các Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hằng năm.

undefined
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng trình bày Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban Trung ương, Đoàn Chủ tịch và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IX. Ảnh: Quang Vinh

Báo cáo cũng đánh giá cao vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân của Mặt trận, thể hiện qua việc:
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Thực hiện vai trò nòng cốt chính trị, chủ trì, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động với các tổ chức thành viên, phân công trách nhiệm cụ thể để phát huy thế mạnh của từng tổ chức.
Bảo vệ quyền lợi Nhân dân: Nâng cao vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Lắng nghe ý kiến Nhân dân: Mở rộng thành phần và đa dạng các hình thức lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân để có những kiến nghị, đề xuất phù hợp, kịp thời, xác đáng với Đảng, Nhà nước.
Báo cáo cho thấy, các nội dung công tác và hoạt động của Mặt trận ngày càng thực chất, hiệu quả, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư. Phát huy trí tuệ của các vị Ủy viên Ủy ban Trung ương, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, các Hội đồng tư vấn giúp thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ công tác Mặt trận, nhất là nắm bắt tình hình nhân dân và tham gia giám sát, phản biện xã hội. Bên cạnh đó, việc tăng cường phối hợp với các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ quan trung ương và địa phương góp phần bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo cơ chế đảm bảo cho tổ chức Mặt trận hoạt động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.
Dựa trên thực tiễn hoạt động của Ủy ban Trung ương, Đoàn Chủ tịch, Ban Thường trực khóa IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đã rút ra 6 bài học kinh nghiệm quan trọng:
Một là, bám sát đường lối lãnh đạo và tình hình thực tế: Xác định nội dung hoạt động bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Đại hội; kịp thời điều chỉnh, bổ sung chương trình hành động và kế hoạch hằng năm để thích ứng tình hình mới.
Hai là, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc: Quán triệt sâu sắc, triển khai quyết liệt nhiệm vụ xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tổ chức thực hiện sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng, giai tầng xã hội, địa phương, vùng miền.
Ba là, xây dựng tập thể đoàn kết, đồng thuận: Xây dựng tập thể Ủy ban, Đoàn Chủ tịch và Ban Thường trực đoàn kết, đồng thuận, thực sự tâm huyết, trách nhiệm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động Mặt trận.
Bốn là, đổi mới hoạt động Mặt trận: Đổi mới tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận, hướng mạnh về cơ sở, cán bộ Mặt trận phải thực sự gần dân, sát dân, trọng dân.
Năm là, lắng nghe ý kiến Nhân dân: Lắng nghe phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân là nhân tố quan trọng, kịp thời có những kiến nghị với Đảng, Nhà nước.
Sáu là, chủ động ứng phó với biến động: Chủ động nghiên cứu, dự báo đúng tình hình, có giải pháp phù hợp, thích ứng linh hoạt với những biến động quốc tế và quá trình hội nhập của đất nước trên nguyên tắc bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc.
Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch và Ban Thường trực khóa IX đã khẳng định vai trò quan trọng của Mặt trận trong việc góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra những hạn chế, tồn tại và đưa ra các giải pháp để khắc phục trong nhiệm kỳ mới, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận trong giai đoạn tiếp theo.
Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm” (Kỳ 1)

Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm” (Kỳ 1)

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm” của TS Nguyễn Trọng Phú - Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương tại trang web: congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.

Câu chuyện “sợ trách nhiệm” của cán bộ, đảng viên đã nhiều lần được nhắc đến trong các diễn đàn từ Trung ương đến địa phương, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí trong nước và nước ngoài. Nếu gõ từ khóa “sợ trách nhiệm” bằng bất cứ công cụ tìm kiếm nào trên mạng Internet, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều góc nhìn khác nhau về vấn đề này.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập, là điểm nghẽn, gây nhiều hệ lụy cho cán bộ khi thực thi công vụ. Các thế lực thù địch thường xuyên vin vào cớ này để tung ra các luận điệu kích động, đánh tráo khái niệm, gây hoài nghi, đổ lỗi cho căn nguyên khiến các cán bộ, công chức“làm gì cũng sợ” là do thể chế chính trị Việt Namtạo ra, nhằm bôi nhọ danh dự lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.

Từ thực trạng căn bệnh nêu trên của một số cán bộ, đảng viên thời gian qua, bài viết dưới đây sẽ phân tích, nhận diện những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm” xác định nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp xử lý, khắc phục; đồng thời làm rõ quan điểm, chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng ta về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp (đã được thể hiện qua các kỳ Đại hội Đảng, nhất là từ thời kỳ đổi mới đất nước đến nay) cũng như nhận diện, phê phán những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực phản động, thù địch liên quan đến vấn đề này.

Mở đầu

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ ta; là khâu then chốt của then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Khi nói về vai trò của cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định”.

Nhận định về vai trò cốt lõi vô cùng quan trọng của cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp cách mạnh nước ta qua các thời kỳ, trong cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: “Suy cho cùng mọi thành bại đều do con người và tất nhiên sự nghiệp cách mạng thành bại cũng chủ yếu do cán bộ, đảng viên”[3]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh chủ trương: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài; có cơ chế bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,... đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”[4]. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.

Phải công tâm đánh giá rằng, đa số cán bộ lãnh đạo các cấp có phẩm chất tốt, có uy tín, có tư duy đổi mới, có năng lực hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; làm việc tùy tiện, quan liêu; giải quyết công việc chậm, kéo dài; thái độ phục vụ hách dịch, cửa quyền. Tình trạng cán bộ, đảng viên sợ sai không dám làm, không dám quyết; đùn đẩy trách nhiệm giữa các bộ phận, cơ quan, đơn vị, từ dưới đẩy lên, từ trên đẩy xuống... khiến các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và người dân bị đình trệ, gặp nhiều khó khăn.

Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Căn bệnh “sợ trách nhiệm” của cán bộ, đảng viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta bắt bệnh và chỉ ra từ lâu. Xoay quanh vấn đề này, nội dung dưới đây sẽ trích dẫn một số ý kiến nhận diện về biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm” đối với cán bộ, đảng viên qua các bài viết, các diễn đàn thời gian qua.

Trong di sản tư tưởng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến căn nguyên của căn bệnh “sợ trách nhiệm” một cách rất cụ thể: "Có lợi cho tôi thì tôi tích cực; không có lợi cho tôi thì tôi tiêu cực. Tôi muốn có địa vị cao, nhưng lại sợ trách nhiệm". Theo Bác, những người mắc bệnh sợ trách nhiệm là những người: "Họ muốn địa vị cao, nhưng lại sợ trách nhiệm nặng. Dần dần tinh thần đấu tranh và tính tích cực của họ bị kém sút, chí khí anh dũng và phẩm chất tốt đẹp của người cách mạng cũng kém sút; họ quên rằng tiêu chuẩn số một của người cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng".

Những năm đầu thập kỷ 80, trong bối cảnh miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội với quy mô ngày càng lớn. Khi đó nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi mọi người phải có tinh thần trách nhiệm rất cao, nhất là cán bộ, đảng viên: “phải là một chiến sĩ xung kích trong cuộc đấu tranh xây dựng nền kinh tế mới, chế độ mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, suy nghĩ và hành động với tinh thần cách mạng tiến công, với ý thức làm chủ tập thể, luôn luôn nhạy bén trước cái mới, chủ động và sáng tạo trong công tác, kiên quyết đấu tranh chống những tư tưởng và hành động trái với quan điểm và đường lối của Đảng, chống những xu hướng tiêu cực, bảo thủ”.

Nhưng thực tế trong cán bộ, đảng viên ta lúc bấy giờ vẫn còn có những đồng chí sợ trách nhiệm. Vì vậy, tháng 11/1973, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khi đó còn là một biên tập viên trẻ của Tạp chí Cộng sản, đã đăng bài viết "Bệnh sợ trách nhiệm" trên chuyên mục "Sinh hoạt tư tưởng". Bài viết đã chỉ ra một số biểu hiện của người sợ trách nhiệm là: “(1) Làm việc một cách cầm chừng cho “đủ bổn phận”, cốt sao không phạm phải khuyết điểm gì lớn (2) Thường rụt rè, do dự trong khi giải quyết công việc, không phát biểu rõ ràng, dứt khoát ý kiến riêng của mình, không dám quyết đoán những việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình (…), mà việc lớn, việc nhỏ gì cũng muốn đưa ra tập thể bàn, chờ “ý kiến tập thể” cho “đỡ phiền”; (3) Ngại “va chạm” trong quan hệ với các đồng chí trong đơn vị, với cấp trên và cả với cấp dưới. Lấy cớ phải có tác phong “thận trọng, chín chắn”, phải “giữ gìn đoàn kết”; không thẳng thắn phê bình những người phạm khuyết điểm, không đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực, những tư tưởng và việc làm trái với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước”.

Theo đồng chí Nguyễn Thái Học, quyền Bí Thư tỉnh Lầm Đồng thì: “Biểu hiện cụ thể của tình trạng sợ trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên, công chức hiện nay có nhiều điểm giống với những biểu hiện mà đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra cách đây 50 năm, rõ nhất là trên lĩnh vực đầu tư công, quản lý đất đai...”. Những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm” trong cán bộ, đảng viên nêu trên dẫn đến những hệ lụy và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, gây rất nhiều khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, gây bức xúc trong xã hội.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Bút chiến 35 của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Bộ Công Thương: Các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh

Bộ Công Thương: Các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Bộ Công Thương: Các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh” của PV Bảo Thoa được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 15/10/2024 tại trang web: congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Bộ Công Thương cho biết, các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh tạo lập lại môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước.

undefined
Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam xử lý các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Ảnh: Hoà Phát

Năm 2024, xu hướng phi toàn cầu hoá đang trỗi dậy mạnh mẽ, chính sách bảo hộ xuất hiện trở lại ở nhiều nước dưới các hình thức khác nhau. Các nước phát triển càng ngày càng quan tâm nhiều đến các vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu. Từ đó, dựng lên những tiêu chuẩn và quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu; đặc biệt, nhiều thị trường gia tăng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại...

Tại báo cáo về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động động thương mại tháng 9/2024, theo Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 8 năm 2024, đã có 257 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường và vùng lãnh thổ điều tra đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, các vụ điều tra chống bán phá giá là 141 vụ việc; các vụ việc tự vệ là 52 vụ việc; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là 37 vụ việc và chống trợ cấp là 27 vụ việc.

Nhằm ứng phó với các vụ điều tra, Bộ Công Thương đã cập nhật danh sách cảnh báo các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh phòng vệ thương mại (danh sách cập nhật vào tháng cuối hàng quý) gửi các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, Hiệp hội, doanh nghiệp liên quan để phối hợp theo dõi.

Đồng thời, công tác cảnh báo sớm cũng như hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vụ việc phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua đã đem lại một số kết quả tích cực. "Nhờ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế phòng vệ thương mại hoặc bị áp thuế ở mức thấp, góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu"- theo Bộ Công Thương.

Ở chiều ngược lại, Bộ Công Thương cho biết, công tác khởi kiện, điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh nhằm tạo lập lại môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước trước bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá hoặc được trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho một số ngành sản xuất trong nước.

Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 29 vụ việc phòng vệ thương mại và đã áp dụng 22 biện pháp với hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời, Cục Phòng vệ thương mại tiếp tục triển khai công tác điều tra, rà soát các vụ việc phòng vệ thương mại.

Cụ thể gồm: Tiếp tục điều tra, rà soát 7 vụ việc đã khởi xướng trong năm 2023; khởi xướng điều tra 2 vụ việc mới, khởi xướng rà soát 2 vụ việc rà soát cuối kỳ; tiếp nhận và xử lý 9 hồ sơ đề nghị điều tra và rà soát mới. Hiện tại, trong số 29 vụ việc điều tra thì đang có 17 biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực.

Bộ Công Thương đánh giá, các biện pháp này đã góp phần bảo đảm môi trường thương mại công bằng nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước và lao động, việc làm, bảo đảm an ninh kinh tế và an sinh xã hội, tăng thu cho ngân sách nhà nước khoảng 1,5 nghìn tỷ mỗi năm.

Theo Bộ Công Thương, trong những tháng cuối năm 2024, hoạt động sản xuất và thương mại của nước ta, nhất là xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như châu Âu, châu Mỹ sẽ tiếp tục có cả những thuận lợi và thách thức.

Trong đó, nhu cầu tiêu thụ cuối năm tại các thị trường lớn như Mỹ và EU sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, hàng tiêu dùng, và dệt may (các nhà bán lẻ toàn cầu tăng cường dự trữ hàng hóa cho các dịp lễ lớn). Ngoài ra, xuất khẩu dệt may của nước ta sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn khi các đơn hàng xuất khẩu được dịch chuyển từ Bangladesh. Thị trường các FTA tiếp tục có tác động tích cực, duy trì lợi thế của Việt Nam trong hoạt động thương mại, đầu tư…

Tuy nhiên, Bộ Công Thương chỉ rõ, diễn biến địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều khó khăn, thách thức, yếu tố rủi ro, bất định, đặc biệt là căng thẳng địa chính trị và xung đột vũ trang ở châu Âu và Trung Đông. Các nước phát triển quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề phát triển bền vững, an toàn cho người tiêu dùng tạo nên những tiêu chuẩn, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường khắt khe hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu.

Cùng với đó, xu hướng điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục được các quốc gia sử dụng. Do vậy, thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm củng cố thể chế về phòng vệ thương mại hướng tới bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế.

Đồng thời, Bộ Công Thương nêu rõ, sẽ tiếp tục nâng cao việc sử dụng hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước và hỗ trợ hiệu quả các ngành xuất khẩu của Việt Nam ứng phó hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Thủ tướng: Phải giảm thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh hơn

Thủ tướng: Phải giảm thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh hơn

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Thủ tướng: Phải giảm thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh hơn” của PV Chí Tâm được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 15/10/2024 tại trang web: congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đã quyết liệt rồi thì phải quyết liệt hơn, đã nỗ lực rồi thì phải nỗ lực hơn, quyết tâm rồi thì quyết tâm hơn để tạo sự bứt phá.

Sáng ngày 15/10, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị giữa Ban Cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Kỳ họp rất quan trọng, việc chuẩn bị có nhiều đổi mới

undefined
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị giữa Ban Cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, cùng với sự đồng hành của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, trong 9 tháng qua, chính trị - xã hội đất nước ta ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường, an ninh trật tự được bảo đảm, đối ngoại và hội nhập được đẩy mạnh, nhất là kinh tế đối ngoại đạt nhiều kết quả, thu hút FDI trên 25 tỷ USD và đặc biệt là giải ngân vốn FDI trên 17 tỷ USD.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Cải cách hành chính được chú trọng, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo được thúc đẩy mạnh mẽ. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.

"Tuy nhiên, tình hình vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần tiếp tục nỗ lực, Quốc hội và Chính phủ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Ngay sau Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Chính phủ đã bắt tay vào việc chuẩn bị phục vụ Kỳ họp thứ 8, riêng Thủ tướng đã ban hành 15 văn bản phân công, đôn đốc với tinh thần 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm.

Theo Thủ tướng, tại Kỳ họp thứ 8, công việc rất nặng nề, dự kiến lập kỷ lục mới về khối lượng công việc, trong đó dự kiến Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo, trong đó có 25 dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, tích cực chuẩn bị các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội, theo quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội theo đúng tinh thần của Hội nghị Trung ương 10 và chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt.

Khắc phục các điểm nghẽn về thể chế, tất cả vì phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng nhấn mạnh, tinh thần rất rõ của Hội nghị Trung ương và yêu cầu lãnh đạo chủ chốt là chỉ bàn làm, không bàn lùi, mạnh dạn làm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội; làm việc nhiều hơn, tích cực hơn, tăng tốc hơn, bứt phá hơn, quyết liệt hơn, trọng tâm, trọng điểm hơn, hiệu quả hơn trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc để theo kịp, tiến cùng và vượt lên so với thế giới, khẳng định tầm vóc đất nước, sự lớn mạnh của dân tộc trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới khó khăn.

Cùng với đó, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát. Trong công tác xây dựng pháp luật, cần chuyển từ tập trung vào mục tiêu quản lý sang mục tiêu vừa quản lý được, vừa mở rộng không gian phát triển, kiến tạo phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo, xóa bỏ quan liêu bao cấp, xóa bỏ xin cho, đơn giản, cắt giảm thủ tục hành chính.

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đã quyết liệt rồi thì phải quyết liệt hơn, đã nỗ lực rồi thì phải nỗ lực hơn, quyết tâm rồi thì quyết tâm hơn để tạo sự bứt phá trong năm 2024 và năm 2025 - năm chuẩn bị bước sang giai đoạn mới của đất nước, có nhiều sự kiện trọng đại như kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 80 năm thành lập nước, 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, cần có những công trình trọng điểm mang tính biểu tượng để chào mừng các sự kiện quan trọng này.

"Chúng ta cần quán triệt tinh thần này trong tư duy, nhận thức và hành động, phối hợp với nhau thật tốt, tạo động lực, truyền cảm hứng cho các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp, tự tin bước sang kỷ nguyên mới", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng nêu rõ, Kỳ họp thứ 8 rất quan trọng với sự phát triển của đất nước; thể chế hóa, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 10; và tháo gỡ nhiều vướng mắc mà người dân, doanh nghiệp rất trông đợi. Việc chuẩn bị cho kỳ họp có nhiều đổi mới.

Thủ tướng cho biết, với tinh thần chủ động hơn để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, ngay sau Hội nghị Trung ương 10, Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã tổ chức hội nghị vào ngày 17/9 và hôm nay tiếp tục tổ chức Hội nghị để rà soát lại các công việc với quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để triển khai các nhiệm vụ được giao. Công việc từ sau Hội nghị lần trước đã được tích cực triển khai trong bối cảnh chúng ta vừa chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, vừa phải khắc phục hậu quả rất nặng nề, còn kéo dài của cơn bão số 3.

Lấy một số ví dụ như yêu cầu xây dựng lại cầu Phong Châu (Phú Thọ) trong năm 2025; khẩn trương hỗ trợ nhà ở cho các hộ dân có nhà bị ảnh hưởng do bão; thu hút các dự án FDI lớn, công nghệ cao… Thủ tướng nêu rõ, những việc này đều đòi hỏi cơ chế, chính sách phù hợp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nắm bắt xu thế, tận dụng được các cơ hội, phát huy được mọi nguồn lực phát triển.

Thủ tướng cũng cho rằng, trong bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, chúng ta phải có thực lực, tiềm lực thì mới khẳng định được vị thế, vai trò trên thế giới, mới kêu gọi được sự ủng hộ của quốc tế, phát huy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, lấy nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá.

Nhấn mạnh tình hình biến đổi nhanh thì phải phản ứng chính sách, ứng xử kịp thời, Thủ tướng nhất trí cao với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là "vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó, trách nhiệm ở cấp nào thì cấp đó giải quyết".

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức mình trong việc chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu trình Quốc hội tại Kỳ họp; đề nghị các đồng chí lãnh đạo Chính phủ, các Bộ trưởng phải trực tiếp, tích cực vào cuộc, căn cứ thẩm quyền được giao, phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, chủ động, tích cực trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu, dữ liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời, khách quan, trên cơ sở đó để đưa ra các quyết sách, chính sách kịp thời, phù hợp, hiệu quả, đi vào thực tế, với tinh thần tất cả vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, tất cả vì nhân dân, tất cả vì sự phát triển của đất nước.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Thủ tướng đề nghị Ngân hàng AIIB hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn làm đường sắt nối với Trung Quốc

Thủ tướng đề nghị Ngân hàng AIIB hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn làm đường sắt nối với Trung Quốc

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Thủ tướng đề nghị Ngân hàng AIIB hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn làm đường sắt nối với Trung Quốc” của NB Nguyên Minh - Nguyễn Cường đưa tin trực tiếp từ Thủ đô ViêngChan - Lào ngày 10/10/2024, được đăng tải trên Báo Công Thương tại trang web: congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

https://congthuong.vn/thu-tuong-de-nghi-ngan-hang-aiib-ho-tro-viet-nam-nguon-von-lam-duong-sat-noi-voi-trung-quoc-351563.html

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng AIIB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam huy động nguồn lực thực hiện các dự án đường sắt kết nối hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Ngày 10/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng một số đại biểu cấp cao Việt Nam tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính trong buổi tiếp Chủ tịch Ngân hàng AIIB Kim Lập Quần.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những đóng góp của AIIB cho sự phát triển của Việt Nam thời gian qua; khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục coi trọng và tham gia tích cực, có trách nhiệm các sáng kiến hợp tác của AIIB.

undefined
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị AIIB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam huy động nguồn lực thực hiện các dự án lớn, như các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội… Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chia sẻ về tình hình và các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh ưu tiên cao của Việt Nam về phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược đường bộ, đường sắt.
Thủ tướng đề nghị AIIB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam huy động nguồn lực thực hiện các dự án lớn, mang tính biểu tượng như các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Lạng Sơn - Hà Nội… Thủ tướng cũng đề nghị AIIB cung cấp các khoản vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để triển khai các dự án quan trọng này.
Chủ tịch AIIB Kim Lập Quần nhất trí cao với các đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh tầm quan trọng và tác động lan toả của các dự án hạ tầng quy mô lớn đối với kết nối, nâng cao năng lực logistics và phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, qua đó thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư chất lượng cao vào Việt Nam.
Ông Kim Lập Quần khẳng định, AIIB sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam huy động nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm, bảo đảm năng lượng cho vận hành các tuyến đường sắt tốc độ cao; tham gia vào các dự án hạ tầng giao thông, y tế, thích ứng với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng ở tiểu vùng Mekong.
Hai bên nhất trí sẽ thành lập các nhóm làm việc để triển khai nghiên cứu tiền khả thi cho các dự án hợp tác; tăng cường kết nối giữa sáng kiến "Hai hành lang, Một vành đai" của Việt Nam và sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc; cùng thúc đẩy AIIB trở thành một ngân hàng phát triển khu vực có uy tín, hiệu quả cao, đáp ứng các nhu cầu và lợi ích thiết thực của các nước thành viên.
Từ ngày 8-11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến công tác tại Lào tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Lào theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone
Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan. Tham gia Đoàn công tác Bộ Công Thương có đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Viện Nghiên cứu cơ khí, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Văn phòng Bộ, Báo Công Thương...
Bên cạnh những hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ, trao đổi song phương bên lề trong chuyến công tác.
Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng lòng xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại (Phần 2)

Phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng lòng xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại (Phần 2)

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.
Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT, ĐỒNG LÒNG XÂY DỰNG THỦ ĐÔ NGÀY CÀNG GIÀU ĐẸP, VĂN MINH, HIỆN ĐẠI” của BÙI THỊ MINH HOÀI - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, được đăng tải trên Báo điện tử Nhân Dân ngày 10/10/2024 tại trang web nhandan.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Trò chuyện cùng Công Thương ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Quy mô, vị thế, tầm vóc của thành phố hôm nay

undefined
Mỗi cán bộ, đảng viên cùng toàn thể nhân dân lại càng thêm nỗ lực, trách nhiệm, chung sức đồng lòng để cống hiến nhiều hơn, viết tiếp những trang sử hào hùng để xây dựng và kiến tạo Thủ đô thêm giàu đẹp. (Ảnh minh họa)

Văn kiện Đại hội cũng phải được xây dựng bảo đảm chất lượng, tiến độ, thực sự là kết tinh trí tuệ, tình cảm, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô. Trong đó, Đảng bộ thành phố sẽ tập trung cụ thể hóa các chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đối với Hà Nội trong giai đoạn tới - đó là Thủ đô phải phát triển nhanh, bền vững, kết hợp hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, an toàn và hạnh phúc của nhân dân; với triết lý phát triển của Thủ đô dựa trên 5 trụ cột: Văn hóa và con người; 3 chuyển đổi (chuyển đổi xanh - chuyển đổi số - kinh tế tuần hoàn); Hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao; Kinh tế số, đô thị thông minh; Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đảng bộ thành phố tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TƯ về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, năng lực điều hành của bộ máy chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng thiết thực, hiệu quả; mở rộng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan đầu não, các hoạt động của Đảng và Nhà nước, các sự kiện lớn của đất nước. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, tranh thủ mọi nguồn lực và môi trường thuận lợi cho phát triển Thủ đô.
Thành phố cũng tập trung cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tháo gỡ hiệu quả các “điểm nghẽn”, “nút thắt” về cơ chế, giải phóng nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển của thành phố; đồng thời sớm hoàn thiện các điều kiện, thủ tục để đưa các huyện lên quận, trước mắt là hai huyện Đông Anh và Gia Lâm; phát triển hai thành phố trực thuộc: Thành phố phía Bắc sông Hồng (Đông Anh - Mê Linh - Sóc Sơn) và Thành phố phía Tây (Hòa Lạc - Xuân Mai). Hà Nội cũng sẽ xây dựng thêm nhiều cây cầu qua sông Hồng như Trần Hưng Đạo, Tứ Liên, Thượng Cát, Hồng Hà, Mễ Sở...; đồng thời bổ sung chức năng lưỡng dụng hai sân bay Hòa Lạc, Gia Lâm, mở ra cơ hội giao thương, phát triển nhanh, hiệu quả hơn.
Hà Nội tiếp tục tập trung đầu tư cho các lĩnh vực y tế, giáo dục, góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng đời sống nhân dân. Cùng với đó là chăm lo, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến, anh hùng; nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; phát triển văn hóa, con người Hà Nội thực sự là nguồn lực quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững, bởi suy cho cùng, mọi thành quả của công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô đều hướng đến hạnh phúc, ấm no và sự bình yên của người dân, mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả của sự phát triển.

Khát vọng "rồng bay" từ nền văn hiến nghìn đời
Hà Nội hôm nay rộng lớn hơn về diện tích và dân số, vẫn tiếp tục là nơi tài hoa tụ hội, tiếp tục hội tụ và tỏa sáng, dòng chảy văn hóa Thăng Long vẫn không ngừng được bồi đắp. Hà Nội luôn mang trong mình khát vọng “Rồng bay” từ nền tảng văn hiến nghìn đời, quyết tâm xây dựng tâm thế, tầm vóc mới của một Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế.
Hà Nội hôm nay còn mang trong giá trị nội tại một sứ mệnh lớn lao, là trung tâm kinh tế, tài chính quan trọng của khu vực và thế giới, minh chứng rõ nét nhất chính là sự tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế, Hà Nội liên tục trong nhóm dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI); Hà Nội được vinh danh là một trong những điểm đến du lịch tốt nhất thế giới; là thành phố đầu tiên của Việt Nam tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
Nhìn lại những giá trị thời đại, tự hào về chặng đường đã qua của Hà Nội - một biểu tượng rạng rỡ của dân tộc Việt Nam, mỗi cán bộ, đảng viên cùng toàn thể nhân dân lại càng thêm nỗ lực, trách nhiệm, chung sức đồng lòng để cống hiến nhiều hơn, viết tiếp những trang sử hào hùng để xây dựng và kiến tạo Thủ đô thêm giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng với những công lao và sự hy sinh to lớn của các thế hệ đi trước đã không ngừng bồi đắp để có một “Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội nghìn năm văn hiến”, một “Thủ đô Anh hùng”, một “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, một “Thành phố vì hòa bình”, Thành phố sáng tạo - xứng đáng là Thủ đô, trái tim của cả nước, vai trò đầu tàu, vị trí trung tâm đầu não chính trị-hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, và hội nhập quốc tế.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Trò chuyện cùng Công Thương của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng lòng xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

Phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng lòng xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.
Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng lòng xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại” của tác giả Bùi Thị Minh Hoài - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, được đăng tải trên Báo điện tử Nhân Dân ngày 10/10/2024 tại trang web nhandan.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Trò chuyện cùng Công Thương ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.
Phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng lòng xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại
Hà Nội, những khoảnh khắc tháng 10 thật đặc biệt. Từ Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 trên quảng trường Ba Đình, đến những ngày tháng lịch sử 10/10/1954, khi Thủ đô rực rỡ cờ hoa với niềm hân hoan tột cùng đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

undefined
Thủ đô Hà Nội ngày càng đổi mới, phát triển

Sứ mệnh và sức mạnh của Thủ đô anh hùng
Quãng thời gian 70 năm so với lịch sử hơn nghìn năm của Thủ đô là không dài, nhưng đây là giai đoạn rất đáng tự hào và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong suốt thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy sức mạnh đoàn kết, bản lĩnh, sáng tạo, đi đầu trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, cùng đất nước vượt qua nhiều chặng đường cam go, thử thách, vun đắp truyền thống văn hóa và anh hùng của Thăng Long để Hà Nội thêm tỏa sáng trong thời đại Hồ Chí Minh vinh quang.
Sau ngày giải phóng, Thủ đô Hà Nội bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; khắc phục những hậu quả của chế độ thực dân để lại. Thủ đô của chúng ta vừa nỗ lực xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa cùng nhân dân miền Bắc dốc sức chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đất nước tạm thời bị chia cắt, Hà Nội và miền Bắc thường xuyên bị giặc tập trung đánh phá ác liệt. Nhưng Thủ đô ở những thời khắc cam go nhất vẫn sắt son một niềm tin vào Đảng, kiên định với chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, nỗ lực vượt qua bao khó khăn, vượt lên mọi đau thương, mất mát, thi đua lao động sản xuất, tạo dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, chung sức với nhân dân miền Bắc xây dựng hậu phương lớn, làm chỗ dựa vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng quân xâm lược.
Đấu tranh kiên cường, gan dạ và vô cùng sáng tạo, Hà Nội đã cùng quân, dân miền Bắc làm nên chiến thắng lẫy lừng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, góp phần quan trọng buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris rút quân khỏi nước ta, mở đường cho Đại thắng Mùa xuân năm 1975, thu non sông về một mối.
Sau khi đất nước thống nhất, Hà Nội cùng nhân dân cả nước nỗ lực vượt qua muôn vàn khó khăn do hậu quả nặng nề của chiến tranh, và đất nước bị bao vây cấm vận; bởi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không còn phù hợp… Trước những thử thách ngặt nghèo đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hà Nội cùng cả nước quyết tâm tiến hành công cuộc đổi mới, từng bước đưa đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tiếp tục phát triển đi lên.
Từ năm 1986 đến nay, Hà Nội gương mẫu đi đầu cùng đất nước tiến hành sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Thành tựu đạt được qua gần 40 năm đổi mới khẳng định mạnh mẽ sức vươn của Thủ đô Anh hùng, nhất là dấu ấn trong thực hiện quyết định lịch sử của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Hà Nội từ ngày 1/8/2008. Trên chặng đường ấy, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng Thủ đô luôn gương mẫu đi đầu từ công tác xây dựng Đảng, đến các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh. Trong đó, Đảng bộ thành phố luôn thể hiện được vai trò tiên phong, gương mẫu, không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo để đưa Thủ đô vững bước đi lên, đúng như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đảng bộ Hà Nội phải làm gương mẫu cho các đảng bộ khác”.
Những năm gần đây, cùng với cả nước, Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, nhất là đại dịch Covid-19 hoành hành dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu và gần đây là cơn bão số 3 (siêu bão Yagi) gây ảnh hưởng lớn đến hạ tầng, đời sống nhân dân. Nhưng bằng nhiều giải pháp quyết liệt, đúng đắn, kịp thời, cùng truyền thống xuyên suốt là sự đoàn kết, thống nhất cao được thấm nhuần, phát huy trong cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã phát huy được vai trò, lãnh đạo nhân dân vững vàng vượt qua thiên tai, dịch bệnh. Trong gian khó, tình đồng chí, nghĩa đồng bào càng thêm tỏa sáng, đáng quý biết bao. Hình ảnh cán bộ các cấp cùng lực lượng vũ trang, các ngành, đoàn thể sát cánh cùng nhân dân vượt qua gian khó, lo từ sự an nguy tính mạng, sức khỏe đến từng bữa cơm, giấc ngủ của mỗi người dân, đã để lại ấn tượng thực sự sâu sắc, vừa củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, vừa bồi đắp thêm niềm tin với Đảng, với chính quyền và cả hệ thống chính trị. Cùng với đó, thành phố cũng tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra; khẩn trương triển khai có hiệu quả giải pháp kinh tế nhằm hỗ trợ nhân dân khôi phục sản xuất, kinh doanh; sớm tiếp tục triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Đồng thời, Hà Nội cũng trực tiếp đồng hành, hỗ trợ các tỉnh, thành phố khác khắc phục hậu quả của mưa bão, lũ lụt, thể hiện rõ tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”.
Quá trình phấn đấu, trưởng thành của Thủ đô Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Quốc hội và sự phối hợp, giúp đỡ của các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương trong cả nước là những nguồn sức mạnh nội sinh giúp Thủ đô vẫn đạt nhiều thành tựu nổi bật, toàn diện, rất đáng tự hào.
Thành phố đã duy trì mạch tăng trưởng liên tục hàng thập kỷ, cụ thể trong gần 40 năm đổi mới, năng suất lao động của Hà Nội tăng bình quân trên 7%/năm. Tăng trưởng kinh tế Thủ đô cao hơn tăng trưởng chung cả nước. Thu ngân sách Nhà nước qua các năm đều lập nên những cột mốc mới cao hơn, năm 2023 đã đạt trên 410 nghìn tỷ đồng, vươn lên dẫn đầu cả nước về thu nội địa; chỉ riêng chín tháng đầu năm 2024 là 376.430 tỷ đồng, đạt 92,1% dự toán, tăng 22,2% so với cùng kỳ.
Công tác an sinh xã hội, tiến bộ xã hội được quan tâm; quốc phòng-an ninh được củng cố và tăng cường; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Hà Nội là địa phương có chỉ số phát triển con người cao nhất cả nước, có quy mô lớn hàng đầu về giáo dục-đào tạo. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chăm lo các gia đình chính sách, những người có công luôn được quan tâm chú trọng.
Hà Nội xây dựng nông thôn mới về đích trước hai năm so với kế hoạch. Đến nay, 100% các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 172 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 65 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một thành tựu quan trọng góp phần nâng cao đời sống của người dân khu vực nông thôn; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn và tạo ra sự phát triển đồng đều, bền vững trên toàn địa bàn thành phố. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao với mức thu bình quân trên 151 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 còn 0,03%, nhiều quận, huyện không còn hộ nghèo.
Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, trật tự, an toàn giao thông được tập trung chỉ đạo quyết liệt và có chuyển biến tích cực, nhiều dự án, công trình giao thông trọng điểm được triển khai, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả như hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội. Cùng với việc cơ bản khép kín đường Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 3, thành phố và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đang quyết liệt triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, phấn đấu hoàn thành đường song hành trong năm 2025. Khi tuyến đường được đưa vào khai thác sẽ mở ra không gian, tạo thêm động lực phát triển cho cả vùng đồng bằng sông Hồng.
Lĩnh vực văn hóa-xã hội tiếp tục phát triển cả quy mô và chất lượng, trong đó nhiều chỉ tiêu phát triển trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao dẫn đầu cả nước. Văn hóa Thăng Long, văn hóa xứ Đoài và các vùng văn hóa khác hội tụ ngày càng sâu sắc, bồi đắp thêm cho nhau, kết tinh và lan tỏa tạo thành bản sắc văn hóa chung của Hà Nội, mở rộng nhịp cầu giao lưu văn hóa với cả nước và bạn bè quốc tế. Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045” và là địa phương đầu tiên của cả nước có một nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa. Điều này cho thấy quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị thành phố nhằm tạo bước phát triển toàn diện các ngành công nghiệp văn hóa, cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, bảo đảm phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao.
Có được những kết quả quan trọng đó là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của cấp ủy và chính quyền các cấp có nhiều đổi mới theo hướng tập trung, kiên quyết, dứt điểm và hiệu quả. Ngày 7/8/2023, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” để xử lý, giải quyết nhiều việc mới, việc khó, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thành phố cũng thực hiện quyết liệt công tác phân cấp, ủy quyền theo hướng tăng tính chủ động hơn cho các địa phương, để vừa nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành, vừa thực hiện hiệu quả đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông.

Quy mô, vị thế, tầm vóc của thành phố hôm nay
Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, chắc ai cũng vui mừng, tự hào khi thấy thế và lực của Thủ đô không ngừng phát triển. Từ một thành phố có diện tích và dân số nhỏ (152,2km2 với 437.000 người) vào năm 1954, Hà Nội hôm nay mang tầm vóc của một đô thị lớn với diện tích 3.359,84km2, dân số khoảng 8,5 triệu người.
Đảng bộ Hà Nội ngày càng lớn mạnh với 50 Đảng bộ trực thuộc, hơn 480.000 đảng viên. Với những danh hiệu cao quý: “Thủ đô Anh hùng”, “Thành phố Vì hòa bình”; ba lần được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng…, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội tự hào cùng cả nước đã xây dựng và phát triển Thủ đô từng bước xứng đáng với vai trò trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, và hội nhập quốc tế của đất nước, là hình ảnh thân yêu trong lòng mỗi người dân và bạn bè quốc tế. Như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Hà Nội chưa khi nào có được quy mô, vị thế, tầm vóc và cơ hội phát triển như bây giờ, nhưng yêu cầu đặt ra đối với Hà Nội cũng phải cao hơn với các địa phương khác. Đảng bộ Hà Nội cần phải có tầm nhìn không chỉ là một hay vài nhiệm kỳ, mà phải nhìn xa hơn nữa, với những cách làm, bước đi phù hợp, tận dụng tối đa những thời cơ, vận hội, huy động được nguồn lực tổng hợp để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô”.
Đây cũng chính là những tiền đề quan trọng để Thủ đô tiếp tục hướng đến những mục tiêu lớn lao hơn trong giai đoạn tiếp theo. Muốn vậy, Đảng bộ thành phố xác định sẽ phải nỗ lực, quyết tâm hơn nữa để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 17 đã đề ra. Cùng với đó, thành phố tiếp tục các bước chuẩn bị kỹ lưỡng cả về Văn kiện và nhân sự để tổ chức thành công Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 18, góp phần tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Với những danh hiệu cao quý: “Thủ đô Anh hùng”, “Thành phố Vì hòa bình”; ba lần được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng…, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội tự hào cùng cả nước đã xây dựng và phát triển Thủ đô từng bước xứng đáng với vai trò trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, trái tim của cả nước, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, và hội nhập quốc tế của đất nước, là hình ảnh thân yêu trong lòng mỗi người dân và bạn bè quốc tế.
Đối với công tác nhân sự, Thành ủy Hà Nội lấy chất lượng làm hàng đầu, yêu cầu cấp ủy khóa mới phải tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, trí tuệ, phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực, uy tín; thật sự là trung tâm đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tầm nhìn, tư duy đổi mới, có khát vọng phát triển, gắn bó mật thiết với nhân dân. Đồng thời tập trung đánh giá thực chất cán bộ để “không bỏ sót” những người thật sự có đức, có tài; đồng thời, kiên quyết “không để lọt” vào cấp ủy khóa mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng; phẩm chất, đạo đức, năng lực, uy tín giảm sút, ý thức tổ chức kỷ luật kém, mất đoàn kết; cơ hội, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm.

Bồi hồi trái tim cả nước hướng về Ngày Giải phóng Thủ đô

Bồi hồi trái tim cả nước hướng về Ngày Giải phóng Thủ đô

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.
Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Bồi hồi trái tim cả nước hướng về Ngày Giải phóng Thủ đô” của Thu Thủy, được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 10/10/2024 tại trang web congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Trò chuyện cùng Công Thương ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.
Bồi hồi trái tim cả nước hướng về Ngày Giải phóng Thủ đô

undefined
Những ngày tháng 10 mùa Thu, cả nước hướng về thủ đô Hà Nội với bao cảm xúc ngập tràn, quá khứ, lịch sử hào hùng

Những ngày tháng 10 mùa Thu, cả nước hướng về thủ đô Hà Nội với bao cảm xúc ngập tràn, quá khứ, lịch sử hào hùng lại hiện lên trong kiêu hùng mà bất diệt.
Khi nghe câu hát: “Mặt hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô, đường lộng gió thênh thang năm cửa ô, nghe tiếng cười không quên niềm thương đau. Hà Nội đó niềm tin yêu hy vọng, của núi sông hôm nay và mai sau, chân ta bước lòng ung dung tự hào, kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao… Hà Nội đó niềm tin yêu hy vọng, của hôm nay và mai sau…” ngân lên như cho ta thấy một Hà Nội xưa yêu kiều mà hùng thiêng, rạng rỡ.
Rồi lời bài hát “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao như một khúc tráng ca về ngày vinh quang của Thủ đô đã trở lại: “Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về… trùng trùng xoay trong câu hát, lấp lánh người đi sáng ngời, chúng ta đem vinh quang, sức dân tộc trở về cả cuộc đời tươi vui về đây, năm cửa ô đón mừng, đoàn quân tiến về, như đài hoa đón mừng nở năm cánh đào…”.
70 năm đã trôi qua kể từ ngày tiếp quản Thủ đô (1954-2024), cuộc sống đã nhiều đổi thay, giờ đây, mỗi công dân Hà Nội tự hào, hãnh diện không chỉ được sống ở một Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà vinh dự hơn, còn là một thành phố 25 năm trước (16/7/1999) đã trở thành thành phố châu Á đầu tiên được UNESCO trao tặng danh hiệu Thành phố vì hòa bình. Những ngày thu Hà Nội năm nay, trong mỗi trái tim người Hà Nội lại thổn thức ký ức nóng hổi về một thời Máu và Hoa. Để buổi sáng ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội trùng trùng tiến về tiếp quản Hà Nội.
Hòa bình rồi! Tự do muôn năm! Dòng cảm xúc ấy tuôn trào trong lồng ngực 20 vạn người dân Thủ đô rạo rực, náo nức ngập tràn trong rừng cờ đỏ sao vàng phấp phới, niềm vui chiến thắng hòa thành nhịp đập trong hàng vạn trái tim tràn dâng hạnh phúc, xua đi bao mất mát, đau thương để cảm xúc trong ngày giải phóng được vẹn đầy hạnh phúc. "Hà Nội mến yêu của tôi, Thủ đô mến yêu của tôi" dang rộng vòng tay, khát khao chào đón đoàn quân chiến thắng trở về trong hân hoan nhịp bước Tiến quân ca. Hình ảnh Hà Nội ngày ấy và bây giờ vẫn rạo rực niềm vui giải phóng, luôn tự hào về sức mạnh kháng chiến, sức mạnh của quân và dân ta dưới sự dẫn dắt của Đảng và Bác Hồ kính yêu.
Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô năm nay diễn ra chuỗi các hoạt động văn hóa - lịch sử đầy ý nghĩa, thiết thực, có sức hút mãnh liệt với người dân Thủ đô nói riêng và đồng bào cả nước. Đó là: “Ngày hội văn hóa vì hòa bình”; triển lãm "Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản"; trưng bày chuyên đề “Bàng ơi”; lễ hội áo dài du lịch Hà Nội… tái hiện lại không gian lịch sử ở các giai đoạn: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneve; quá trình chuẩn bị tiếp quản Thủ đô…. Và hoạt động bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô cũng đã dừng lại, không tổ chức để chung tay, chia sẻ cùng đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ vừa qua.
Đó cũng là một Hà Nội vì tình nghĩa đồng bào, là lời tri ân sâu sắc tới những chiến sĩ đã chiến đấu quả cảm, hy sinh anh dũng để Giải phóng Thủ đô; tưởng nhớ công lao của các chiến sĩ yêu nước cách mạng bị thực dân Pháp bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò... Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lịch sử dân tộc hào hùng cho các thế hệ hôm nay, để chúng ta biết trân trọng hơn những giá trị lịch sử, phát huy chủ nghĩa anh hùng vẻ vang của dân tộc ta. Để hôm nay, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha anh, lớp lớp thế hệ nối tiếp ra sức xây dựng Tổ quốc, đáp lại sự hy sinh xương máu của những thế hệ cha ông bằng sự nỗ lực, cố gắng học tập, xây dựng Thủ đô hôm nay thành trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, vươn tầm quốc tế và gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

undefined
70 năm đã trôi qua kể từ ngày tiếp quản Thủ đô (1954-2024), cuộc sống đã nhiều đổi thay, giờ đây, mỗi công dân Hà Nội tự hào, hãnh diện với một Thủ đô ngàn năm văn hiến

Hà Nội hôm nay có thể chưa hoa lệ như Pari của nước Pháp, chưa thể hiện đại bằng Singapore, song, có một Hà Nội luôn khát khao vì hòa bình, tiến bộ. Tinh thần ấy của người Thủ đô cũng như cả dân tộc Việt Nam vẫn mãi là khúc tráng ca bất diệt, là mạch nguồn cảm hứng lưu truyền từ trong quá khứ tới hiện tại, là niềm tin mãnh liệt của tương lai… để con đường đi tới hạnh phúc, phồn vinh của đất nước ta tiếp tục được nở hoa, kết trái.
Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Trò chuyện cùng Công Thương của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Công nghiệp bán dẫn - lĩnh vực hợp tác tiềm năng của ASEAN trong tương lai

Công nghiệp bán dẫn - lĩnh vực hợp tác tiềm năng của ASEAN trong tương lai

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.
Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Công nghiệp bán dẫn - lĩnh vực hợp tác tiềm năng của ASEAN trong tương lai” của Nhà báo Nguyên Minh - Nguyễn Cường đưa tin trực tiếp tại Viêng-Chăn Lào, được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 9/10/2024 tại trang web congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Công nghiệp bán dẫn - lĩnh vực hợp tác tiềm năng của ASEAN trong tương lai

undefined
Tại phiên đối thoại với Thanh niên ASEAN, Thủ tướng cho biết, Việt Nam cùng các nước nhấn mạnh thanh niên là lực lượng to lớn, tài sản quý giá và niềm hy vọng của tương lai khu vực - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

ASEAN có nhiều tiềm năng tăng trưởng và dẫn dắt trong những ngành công nghiệp mới như bán dẫn, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu.
Chiều 9/10, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị liên quan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng lãnh đạo các nước ASEAN tham dự phiên đối thoại với đại diện Hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) và Thanh niên ASEAN.
Tại phiên đối thoại với đại diện Hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA), các nghị viện thành viên AIPA khẳng định, ASEAN và AIPA cần tăng cường phối hợp, phát huy vai trò kết nối và dẫn dắt trong các tiến trình hợp tác ở khu vực. Trên tinh thần đó, các nghị viện thành viên đề xuất tăng cường đối thoại và phối hợp giữa các chính phủ và nghị viện trong tiến trình xây dựng cộng đồng, cụ thể hóa cam kết của ASEAN thông qua các khuôn khổ pháp lý, tạo các điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới như kinh tế số, năng lượng sạch, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy các chính sách bao trùm, thu hẹp khoảng cách phát triển, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa.
Các Chính phủ và nghị viện cần tiếp tục đồng hành thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định khu vực, tăng cường hợp tác thiết thực giữa ASEAN với các đối tác, đề cao những nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử của ASEAN, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

undefined
Tại phiên đối thoại với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC), Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh chủ đề về "Kết nối thương mại số" trong năm 2025 của Chủ tịch ASEAN-BAC Malaysia - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại phiên đối thoại với đại diện Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC), các đại biểu ASEAN-BAC chia sẻ, ASEAN có nhiều tiềm năng tăng trưởng và dẫn dắt trong những ngành công nghiệp mới như bán dẫn, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu. Theo đó, ASEAN-BAC kiến nghị tăng cường hợp tác công-tư, khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, phối hợp tháo gỡ các rào cản đối với thương mại, đầu tư và tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Nhấn mạnh tiềm năng to lớn của Hiệp định khung Kinh tế số ASEAN, ASEAN-BAC kiến nghị đẩy mạnh hợp tác đổi mới sáng tạo ở khu vực, tạo lập dòng chảy dữ liệu tự do, tin cậy, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đầu tư hạ tầng số, góp phần thúc đẩy hội nhập số và tăng trưởng kinh tế số ở khu vực.
Trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, các đại biểu ASEAN-BAC nhấn mạnh nhu cầu phi carbon hóa các ngành công nghiệp, đề xuất các nước ASEAN phối hợp hài hòa chính sách, tinh giản quy trình và giảm thiểu chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp.
Trong khi đó, tại phiên đối thoại với các đại diện thanh niên ASEAN bày tỏ mong muốn được tham gia và đóng góp cho tiến trình xây dựng cộng đồng, nuôi dưỡng và phát huy tinh thần trách nhiệm công dân trong giới trẻ. Các doanh nghiệp trẻ của ASEAN có thể phát huy vai trò tiên phong, mang lại những ý tưởng mới, đột phá cho cộng đồng, khu vực và thế giới. Các thanh niên cũng mong muốn được tạo điều kiện tham gia ứng phó các thách thức đang nổi lên hiện nay như biến đổi khí hậu, thiên tai.
Đề cao vai trò của giáo dục, đào tạo trong bối cảnh hiện nay, các đại diện thanh niên kiến nghị lãnh đạo các nước tiếp tục quan tâm, xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục-đào tạo chất lượng, toàn diện, bảo đảm tiếp cận cho tất cả mọi người. Các đại diện thanh niên cũng đề xuất mở rộng các chương trình giao lưu văn hóa, kết nối thanh niên nhằm tăng cường hiểu biết, hữu nghị.
Phát biểu tại các phiên đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò và sự tham gia của các nghị viện thành viên, doanh nghiệp và thanh niên, góp phần triển khai các ưu tiên, trọng tâm của ASEAN. Củng cố đoàn kết ASEAN là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu, cần nâng cao khả năng thích ứng của ASEAN trước các vấn đề lớn có tính toàn cầu, toàn dân như chiến tranh và hòa bình, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số.
Hoan nghênh chủ đề của AIPA năm nay về "Vai trò của Nghị viện trong tăng cường kết nối và tăng trưởng bao trùm của ASEAN" bổ trợ và tương đồng với chủ đề của ASEAN là "Thúc đẩy kết nối và tự cường", Thủ tướng Chính phủ đề nghị các nước cần định hướng cụ thể, hành động quyết liệt, cùng hướng đến mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN kết nối, tự cường, phát triển bền vững và bao trùm. Cùng với các động lực tăng trưởng truyền thống, các nghị viện và chính phủ cần đồng hành thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, cũng như các ngành mới nổi khác như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật…
Nhấn mạnh thể chế vừa là động lực, vừa là nguồn lực cho phát triển nhanh và bền vững, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các nghị viện thành viên đoàn kết, hỗ trợ nhau xây dựng thể chế, góp phần bảo đảm tính tự cường, kết nối, toàn diện và bao trùm của phát triển. Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị các nghị viện phát huy vai trò giám sát tối cao đối với các cơ quan, trong đó có chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chính phủ tham gia và đóng góp hiệu quả cho các mục tiêu phát triển và tự cường của mỗi quốc gia.
Bày tỏ vui mừng trước những thành quả kinh tế ở khu vực, Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, hoan nghênh chủ đề về "Kết nối thương mại số" trong năm 2025 của Chủ tịch ASEAN-BAC Malaysia.
Thủ tướng Chính phủ đề nghị ASEAN-BAC tăng cường tham gia vào giải quyết các vấn đề lớn ở khu vực như biến đổi khí hậu, môi trường, già hóa dân số, cạn kiệt tài nguyên, thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh.
Tăng cường kết nối chính phủ và doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh các doanh nghiệp cần phát huy tinh thần tiên phong, đổi mới, tham vấn chính sách cho chính phủ về những vấn đề vướng mắc cũng như các vấn đề về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, mở ra các cơ hội cho doanh nghiệp tham gia và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của khu vực và từng quốc gia.
Khẳng định tầm quan trọng của kết nối doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tăng cường huy động nguồn lực thông qua hợp tác công-tư, chuyển giao công nghệ, kết nối quản trị thông minh, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực…
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp trong bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Chia sẻ nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực này, Thủ tướng Chính phủ khẳng định không hy sinh công bằng xã hội và môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Một ASEAN phát triển bền vững và bao trùm không thể thiếu vai trò và đóng góp của doanh nghiệp.
Tại phiên đối thoại với thanh niên, Việt Nam cùng các nước nhấn mạnh thanh niên là lực lượng to lớn, tài sản quý giá và niềm hy vọng của tương lai khu vực. Văn kiện Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên Hợp Quốc tháng 9 vừa qua cũng nhấn mạnh "sự tham gia đầy đủ, hiệu quả, an toàn và có ý nghĩa của thanh niên là thiết yếu để duy trì và thúc đẩy hòa bình và an ninh quốc tế".
Khẳng định vai trò chủ động của thanh niên trong xây dựng Cộng đồng ASEAN đổi mới và phát triển, Việt Nam đề nghị ba tiên phong trong thích ứng các xu thế mới toàn cầu như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, trong tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề xã hội ở khu vực như biến đổi khí hậu, già hóa dân số, ô nhiễm môi trường, và trong đề xuất các ý tưởng đột phá hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN trong tương lai.
Theo lịch trình dự kiến, sáng 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ cùng Lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 27, Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 25 và Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 27.
Từ ngày 8-11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến công tác tại Lào tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Lào theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone
Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan. Tham gia Đoàn công tác Bộ Công Thương có đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Viện Nghiên cứu cơ khí, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Văn phòng Bộ, Báo Công Thương...
Bên cạnh những hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ, trao đổi song phương bên lề trong chuyến công tác.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Tạo đột phá chiến lược trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Campuchia - Lào

Tạo đột phá chiến lược trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Campuchia - Lào

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.
Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Tạo đột phá chiến lược trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Campuchia - Lào” của Nhà báo Nguyên Minh - Nguyễn Cường đưa tin trực tiếp tại Viêng - Chăn (Lào), được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 9/10/2024 tại trang web congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Tạo đột phá chiến lược trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam - Campuchia - Lào
Ba Thủ tướng nhất trí đánh giá nhiều cơ chế hợp tác ba bên Việt Nam - Campuchia - Lào đã được hình thành và phát huy hiệu quả, góp phần củng cố hợp tác 3 nước.
Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Thủ đô Viêng-Chăn, Lào, ngày 9/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã cùng ăn sáng, làm việc để rà soát, đánh giá và thúc đẩy hợp tác giữa 3 nước.

undefined

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet tại cuộc ăn sáng, làm việc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ba Thủ tướng nhấn mạnh truyền thống đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam-Campuchia-Lào là tài sản quý giá, là nền tảng phát triển quan hệ hợp tác, tin cậy lẫn nhau và là yếu tố then chốt trong thúc đẩy đoàn kết, gắn bó giữa ba nước.
Ba Thủ tướng nhất trí đánh giá nhiều cơ chế hợp tác ba bên giữa Việt Nam-Campuchia-Lào đã được hình thành và phát huy hiệu quả, góp phần thiết thực vào việc củng cố và vun đắp cho hợp tác ba nước.
Hợp tác quốc phòng-an ninh tiếp tục là trụ cột quan trọng của quan hệ hợp tác ba nước. Hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư có bước chuyển mạnh mẽ. Các chương trình giao lưu nhân dân ngày càng phong phú. Hợp tác kênh Đảng giữ vai trò nòng cốt, định hướng quan hệ phát triển.
Trên tinh thần đó, ba bên nhất trí phối hợp tổ chức tốt cuộc gặp giữa người đứng đầu ba Đảng thời gian tới; tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong bảo đảm an ninh quốc gia, xây dựng và phát triển đất nước; duy trì thường xuyên tiếp xúc song phương và ba bên ở cấp cao và các cấp, các ngành; tăng cường giao lưu giữa lãnh đạo trẻ và thanh niên.
Ba Thủ tướng cho rằng hợp tác phát triển kinh tế, thương mại giữa ba nước cần có những bước đột phá chiến lược để tương xứng với tầm vóc quan hệ chính trị và tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước.
Ba nhà lãnh đạo nhất trí chung tay tăng cường hợp tác đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự ở khu vực biên giới, đặc biệt là vùng tiếp giáp ba nước; thúc đẩy hợp tác phát triển ở khu vực biên giới, trong đó chú trọng phát huy hiệu quả hệ thống cửa khẩu trên đất liền giữa ba nước; đẩy mạnh kết nối cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, liên kết kinh tế giữa ba nước, tạo thuận lợi tối đa cho giao lưu, hợp tác về mọi mặt giữa ba nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng.
Ba bên duy trì nguyên tắc không cho phép các lực lượng thù địch sử dụng lãnh thổ của nước này làm phương hại đến an ninh của nước kia; đồng thời nhất trí tổ chức tốt cuộc gặp thường niên giữa Bộ trưởng Quốc phòng ba nước và Hội nghị Bộ trưởng Campuchia-Lào-Việt Nam về phòng, chống tội phạm.

undefined
Ba Thủ tướng nhất trí đánh giá nhiều cơ chế hợp tác ba bên giữa Việt Nam - Campuchia - Lào đã được hình thành và phát huy hiệu quả, góp phần thiết thực vào việc củng cố, vun đắp cho hợp tác ba nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ba Thủ tướng nhất trí tìm giải pháp phát triển các cơ chế hợp tác song phương, ba nước theo hướng hiệu quả, thực chất hơn, vì lợi ích của người dân ba nước, vì Cộng đồng chung ASEAN và tiếp tục đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn và mong muốn Chính phủ Lào và Chính phủ Campuchia tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người gốc Việt ở cả hai nước sinh sống ổn định, hội nhập xã hội sở tại, đóng góp tích cực cho sự phát triển của Lào và Campuchia cũng như quan hệ giữa ba nước.
Lãnh đạo ba nước cũng khẳng định tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc; ủng hộ Campuchia tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 20 vào năm 2026.
Từ ngày 8-11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến công tác tại Lào tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone
Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan. Tham gia Đoàn công tác Bộ Công Thương có đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng trong Bộ: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Viện Cơ khí, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Văn phòng Bộ, Báo Công Thương...
Bên cạnh những hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ, trao đổi song phương bên lề trong chuyến công tác.
Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.
Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024” của Nhà báo Nguyên Minh - Nguyễn Cường đưa tin trực tiếp tại Viêng - Chăn (Lào), được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 8/10/2024 tại trang web congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.
https://congthuong.vn/bo-truong-nguyen-hong-dien-thap-tung-thu-tuong-du-hoi-nghi-thuong-dinh-kinh-doanh-va-dau-tu-asean-2024-351089.html


Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024

undefined
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng lãnh đạo một số bộ, ngành tháp tùng Thủ tướng Chính phủ tham dự hội nghị

Chiều ngày 8/10, tại thủ đô Viêng Chăn – CHDCND Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tháp tùng Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024.
Tự hào khi ASEAN tự lực, tự cường là tâm điểm tăng trưởng
Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 44 và 45 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2024 và có bài phát biểu quan trọng.
Tham dự hội nghị cùng Thủ tướng về phía Việt Nam có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cùng đại diện một số bộ, ngành...
Hội nghị còn vinh dự được đón nguyên thủ các nước ASEAN và các nước đối tác của ASEAN đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị cũng như đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực.
Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) là diễn đàn liên quan đến doanh nghiệp thường niên lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN.
ASEAN BIS 2024 sẽ được tổ chức trong 04 ngày từ 08-11/10/2024 tại Vientiane, Lào và tập trung thảo luận về các chủ đề doanh nghiệp khu vực đang quan tâm: chuyển đổi số, phát triển bền vững, an ninh lương thực, khả năng phục hồi sức khỏe, y tế đảm bảo hoạt động doanh nghiệp và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.
Ngoài ra, đại biểu dự ASEAN BIS cũng sẽ được nghe các tham luận từ các diễn giả uy tín là Bộ trưởng, quan chức cấp cao, các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp lớn và uy tín trên toàn thế giới tới tham gia sự kiện.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn những tình cảm tốt đẹp, sự chuẩn bị chu đáo, đón tiếp nồng hậu, nhiệt tình của nước chủ nhà Lào dành cho các đại biểu; chúc mừng các bạn Lào, trong vai trò Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) năm 2024, đã đề xuất và thúc đẩy triển khai nhiều sáng kiến thiết thực dưới chủ đề "ASEAN: Thúc đẩy Kết nối và Tự cường".
Theo Thủ tướng, trong những năm qua và hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức: Cạnh tranh địa chính trị gia tăng, nguy cơ gia tăng xung đột cục bộ; cạnh tranh thương mại gay gắt, nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng; tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên, già hóa dân số...
Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh khó khăn, thách thức và cơ hội, thuận lợi đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, ASEAN thống nhất trong đa dạng, tự lực, tự cường vẫn đứng vững và là tâm điểm của tăng trưởng. Đây là điều rất đáng tự hào.
Thủ tướng nêu rõ, trong thành tựu chung này có đóng góp của doanh nghiệp, doanh nhân các nước ASEAN. Doanh nghiệp phát triển được thì quốc gia phát triển được, doanh nghiệp của khối ASEAN phát triển thì các nước ASEAN phát triển, góp phần mang lại ấm no, hạnh phúc cho người dân.
"Chúng tôi luôn ghi nhận, cảm ơn và đánh giá cao đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân. Không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì nền kinh tế sẽ đình trệ và đất nước sẽ không thể thịnh vượng. Các bạn đã đóng góp quan trọng, xứng đáng vào sự phát triển của các nước ASEAN", Thủ tướng nói.
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục đóng góp để các nước ASEAN tiếp tục phát huy đoàn kết, thống nhất, tự lực, tự cường và là tâm điểm của tăng trưởng, ủng hộ các Chính phủ thực hiện bằng được các mục tiêu đã đề ra.
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
Phát biểu tại hội nghị này, Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện 5 tiên phong.
Thứ nhất, tiên phong đóng góp cho một ASEAN tự cường, tham gia xử lý các vấn đề mới nổi, các vấn đề toàn cầu, toàn dân. "Một ASEAN tự cường không thể thiếu một đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp tự cường", Thủ tướng nhấn mạnh. Cụ thể hơn, các doanh nghiệp, doanh nhân cần tiên phong trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0, ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy các lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật…
Thứ hai, tiên phong thúc đẩy kết nối nền kinh tế (gồm kết nối mềm như xây dựng thể chế, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng chính sách ưu tiên cho các lĩnh vực ưu tiên và kết nối cứng về hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, kết nối năng lượng…); lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể, là mục tiêu, nguồn lực, động lực phát triển, mọi chính sách phải hướng tới người dân, doanh nghiệp và người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện các chính sách, không hy sinh công bằng, tiến bộ và an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Thứ ba, tiên phong thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, nhất là trong ứng phó biến đổi khí hậu, già hóa dân số, thiên tai, dịch bệnh và phát triển các lĩnh vực mới nổi, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, đồng thời khắc phục, hạn chế tác động tiêu cực từ mặt trái của phát triển khoa học công nghệ, nhất là chú trọng vấn đề an ninh mạng.
Thứ tư, tiên phong trong xây dựng hạ tầng chiến lược tại từng quốc gia và kết nối giữa các quốc gia, cụ thể là trong xây dựng chính sách, nâng cao năng lực quản trị, huy động nguồn lực phát triển hạ tầng…
Thứ năm, tiên phong trong hội nhập nội khối ASEAN và với thế giới, trong bối cảnh không quốc gia nào có thể giải quyết các vấn đề toàn cầu, toàn dân, nên phải đề cao chủ nghĩa đa phương, đoàn kết quốc tế, mang lại lợi ích cho người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Tạo thuận lợi nhất, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt cho doanh nghiệp
Chia sẻ về những yếu tố nền tảng phát triển, những thành tựu quan trọng của Việt Nam, Thủ tướng cho biết, Việt Nam bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước dựa trên 3 trụ cột: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan điểm xuyên suốt lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, động lực, nguồn lực phát triển, không hy sinh tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Chia sẻ với các đại biểu về 6 nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam trong đối ngoại và hội nhập, phát triển kinh tế, quốc phòng - an ninh, phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, kinh tế Việt Nam thời gian qua đã đạt những kết quả quan trọng. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.
Năm 2023, quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ USD, đứng thứ 34 trong số các nền kinh tế lớn và nhóm 20 quốc gia có quy mô thương mại lớn nhất toàn cầu; thu nhập bình quân đầu người đạt 4.300 USD.
Trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng GDP đạt 6,82%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3%, trong đó xuất khẩu tăng 15,4%, nhập khẩu tăng 17,3%; xuất siêu 20,8 tỷ USD. Thu hút FDI đạt 24,78 tỷ USD, tăng 11,6%; vốn FDI thực hiện đạt 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% (cao nhất trong 5 năm qua).
Với mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập sâu rộng, thực chất, hiệu quả, Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với hơn 60 nước, vùng lãnh thổ.
Thủ tướng cho biết, cùng với việc thực hiện nghiêm túc các cam kết trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN và với các đối tác, Việt Nam không ngừng cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh. Hiện nay, Việt Nam tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược: Hoàn thiện thể chế; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Việt Nam đang dành ưu tiên cao cho việc cải thiện và nâng cao hệ thống hạ tầng chiến lược; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy các ngành công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thông tin, sản xuất chip bán dẫn và chuyển đổi số toàn diện.
Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ; tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.
Cảm ơn doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp, doanh nhân ASEAN đã đến đầu tư, hợp tác tại Việt Nam, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát huy hết khả năng, sự sáng tạo của mình và đồng thời phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ tiếp tục phát huy vai trò kiến tạo với phương châm "chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh", giảm chi phí tuân thủ, chi phí logistics cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp, doanh nhân nước ngoài tiếp tục đến đầu tư, hợp tác tại Việt Nam trên tinh thần "4 cùng": "Cùng lắng nghe và thấu hiểu", "cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động", "cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển", "cùng chung niềm vui, hạnh phúc và tự hào"; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.
Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN” của Nhà báo Nguyên Minh – Nguyễn Cường đưa tin trực tiếp tại Viêng - Chăn (Lào), được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 9/10/2024 tại trang web congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.
https://congthuong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-va-doan-dai-bieu-cap-cao-viet-nam-du-phien-khai-mac-hoi-nghi-cap-cao-asean-351178.html


Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN

undefined
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sáng 9/10, tại thủ đô Vientiane (CHDCND Lào), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam dự phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44.
Tiếp tục các hoạt động trong chuyến công tác tại Lào, sáng ngày 9/10/2024, tại Thủ đô Viêng-Chăn, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44.
Sau phiên khai mạc, Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 (Phiên toàn thể) và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 45 (Phiên họp hẹp).
Buổi chiều, Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ tham dự các sự kiện: Đối thoại với Đại diện Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA); Đối thoại với Đại diện Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC); Đối thoại với Đại diện Thanh niên ASEAN.
Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Thủ đô Vientiane, Lào diễn ra từ ngày 8-11/10 là chuỗi hoạt động cấp cao quan trọng nhất của ASEAN trong năm, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực.
Với tâm thế sẵn sàng đóng góp và nỗ lực hết mình cho thành công chung, Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu sẽ chuyển tải nhiều thông điệp quan trọng về ASEAN và tương lai của ASEAN.

undefined
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị sáng 9/10

Theo chương trình nghị sự và chương trình hoạt động, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ trao đổi nhiều nội dung quan trọng, bao gồm các biện pháp thúc đẩy kết nối và tự cường khu vực theo tinh thần chủ đề của năm nay là "ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường", củng cố tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới mục tiêu liên kết sâu rộng hơn và chuẩn bị cho tương lai phát triển cao hơn của ASEAN, làm sâu sắc quan hệ với các đối tác trên cơ sở hiệu quả, thực chất, cùng có lợi và thảo luận về tình hình quốc tế và khu vực.
Trước đó, ngày 8/10, tại thủ đô Vientiane, Lào đã diễn ra các Hội nghị: Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN và Hội đồng Điều phối ASEAN. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu tham dự các Hội nghị.
Các Bộ trưởng Ngoại giao đã thống nhất chương trình nghị sự và chương trình hoạt động của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan. Theo đó, nhiều nội dung quan trọng sẽ được trao đổi tại các hội nghị cấp cao lần này, bao gồm các biện pháp thúc đẩy kết nối và tự cường khu vực theo tinh thần chủ đề của ASEAN năm nay, củng cố tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới mục tiêu liên kết sâu rộng hơn và chuẩn bị cho tương lai phát triển cao hơn của ASEAN, làm sâu sắc quan hệ với các đối tác trên cơ sở hiệu quả, thực chất, cùng có lợi và thảo luận về tình hình quốc tế và khu vực.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, các Bộ trưởng bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ sâu sắc tới các nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão Yagi vừa qua, khẳng định đoàn kết và sẵn sàng hỗ trợ các nước này khắc phục hậu quả và tái thiết.
Đánh giá cao chủ đề "ASEAN: Thúc đẩy Kết nối và Tự cường", các nước chúc mừng Chủ tịch Lào về những kết quả đạt được trong năm nay, đề cao ý nghĩa chiến lược của tự cường, tự chủ chiến lược trước những chuyển biến phức tạp, khó lường hiện nay.
Các Bộ trưởng ghi nhận những bước phát triển mới trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, mở ra những cơ hội tiềm năng mới. Các nước nhất trí sớm khởi động xây dựng các kế hoạch hành động giai đoạn 2026-2030 giữa ASEAN với một số đối tác, gắn kết và bổ trợ các ưu tiên chiến lược trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045.
Từ ngày 8-11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến công tác tại Lào tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone
Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan. Tham gia Đoàn công tác Bộ Công Thương có đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng trong Bộ: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Viện Cơ khí, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Văn phòng Bộ, Báo Công Thương...
Bên cạnh những hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ, trao đổi song phương bên lề trong chuyến công tác.
Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 3 định hướng quan trọng vì một ASEAN kết nối và tự cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 3 định hướng quan trọng vì một ASEAN kết nối và tự cường

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.
Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Thủ tướng Phạm Minh Chính: 3 định hướng quan trọng vì một ASEAN kết nối và tự cường” của Nhà báo Nguyên Minh - Nguyễn Cường đưa tin trực tiếp tại Viêng-Chăn Lào, được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 9/10/2024 tại trang web congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.
https://congthuong.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-3-dinh-huong-quan-trong-vi-mot-asean-ket-noi-va-tu-cuong-351237.html


Thủ tướng Phạm Minh Chính: 3 định hướng quan trọng vì một ASEAN kết nối và tự cường

undefined
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo ASEAN dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Để thúc đẩy một ASEAN kết nối và tự cường Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng quan trọng cho sự phát triển của ASEAN trong thời gian tới.
Sáng 9/10, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thủ đô Vientiane, Lào, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste cùng nhiều đại diện đối tác, tổ chức quốc tế và khu vực. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lễ khai mạc.
Chào mừng Lãnh đạo các nước ASEAN và các đại biểu đến Thủ đô Vientiane tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone bày tỏ niềm tự hào của đất nước Lào lần thứ 3 đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN.
Với chủ đề hợp tác năm 2024 “ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường”, Lào đã cùng các nước ASEAN triển khai 9 ưu tiên, đạt nhiều kết quả tích cực trên cả 3 trụ cột, đặc biệt là việc xây dựng các Chiến lược triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045. Trước những biến động phức tạp, khó lường, ASEAN cũng như các khu vực khác trên thế giới đối mặt với nhiều thách thức như xung đột, bất ổn kinh tế, rủi ro tài chính, biến đổi khí hậu, thiên tai.
Trong bối cảnh đó, ASEAN cần giữ vững quyết tâm, nâng cao tự chủ, tiếp tục nỗ lực củng cố hợp tác để kịp thời nắm bắt các cơ hội và ứng phó hiệu quả các thách thức. Thủ tướng Sonexay Siphandone tin tưởng rằng, với tinh thần hợp tác, tin cậy và tương trợ giữa các nước thành viên, ASEAN sẽ tiếp tục đạt được những thành công mới. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này là cơ hội để tất cả các nước cùng đánh giá kết quả xây dựng Cộng đồng và đề ra định hướng phát triển và hợp tác, tiếp tục tăng cường quan hệ với các đối tác, củng cố nền tảng cho Cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, đóng góp cho mục tiêu hòa bình, an ninh, ổn định.

undefined
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone phát biểu chào mừng Lãnh đạo các nước ASEAN và các đại biểu tham dự Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại lễ khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith bày tỏ trân trọng về sự giúp đỡ và hỗ trợ quý báu của các thành viên gia đình ASEAN, các nước bạn bè và đối tác dành cho Lào trong cả ba lần đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN kể từ khi gia nhập ASEAN năm 1997.
Trong suốt tiến trình phát triển của mình, ASEAN - một tổ chức khu vực với đặc trưng đa dạng vốn có, đã vượt qua nhiều thử thách, ghi dấu ấn phát triển với sự hình thành Cộng đồng vào năm 2015. ASEAN hiện nay là mái nhà chung của hơn 700 triệu dân, là nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á và thứ 5 trên thế giới, dự báo vươn lên vị trí thứ 4 thế giới vào năm 2030.
Thành tựu của ASEAN trong những thập kỷ qua đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân, hiện thực hóa khát vọng và ước muốn chung của khu vực, củng cố đoàn kết, thống nhất trong đa dạng. Những kết quả này cũng là minh chứng cho thành công của Phương cách ASEAN, phát huy bản sắc và đặc thù riêng có của khu vực để thực hiện thành công mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
Trong bối cảnh môi trường khu vực và quốc tế đang trải qua những biến động nhanh chóng, phức tạp với nhiều thách thức mới, ASEAN phải tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình, phấn đấu cho hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, cam kết mạnh mẽ thúc đẩy chủ nghĩa đa phương trên tinh thần bình đẳng và cùng có lợi. ASEAN cần đẩy mạnh hợp tác theo Phương cách ASEAN, thúc đẩy tự cường, củng cố đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm trong quan hệ với các đối tác.
Chủ tịch nước Lào cũng nhấn mạnh, với việc Timor-Leste trở thành thành viên đầy đủ trong tương lai gần, ASEAN sẽ hội tụ tất cả các quốc gia Đông Nam Á, khẳng định mạnh mẽ sự đa dạng và tiềm năng to lớn của khu vực, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác mới với các đối tác.
Khẳng định ASEAN là một trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại "hòa bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác" của Lào, Chủ tịch Thongloun Sisoulith nhấn mạnh Lào hoàn thành các cam kết và nghĩa vụ với tinh thần trách nhiệm cao vì lợi ích chung của ASEAN. Với chủ đề "ASEAN: Thúc đẩy kết nối và tự cường", các ưu tiên, sáng kiến trong năm Chủ tịch của Lào góp phần thực hiện mục tiêu chung xây dựng một Cộng đồng ASEAN kết nối hơn và tự cường hơn. Điều này cũng phản ánh mong muốn và nỗ lực đưa Lào từ một nước không giáp biển trở thành một trung tâm kết nối của khu vực và quốc tế.
ASEAN thu hút đầu tư đứng thứ 2 toàn cầu
Ngay sau lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng với Lãnh đạo các nước ASEAN và Timor-Leste tham dự phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN, trao đổi về các nội dung hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác.
Theo báo cáo của Tổng Thư ký ASEAN, hợp tác ASEAN trong năm qua tiếp tục đạt nhiều bước tiến quan trọng, bất chấp khó khăn, thách thức cả ở trong và ngoài khu vực. Các Kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng 2025 bước vào chặng triển khai cuối, ghi nhận tỷ lệ thực hiện cao trên cả 3 trụ cột, đặc biệt là chính trị-an ninh đạt 99,6%.
ASEAN duy trì đà tăng trưởng kinh tế tích cực, tiếp tục là điểm đến đầu tư hấp dẫn với tổng vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp năm 2023 là 230 tỷ USD, đứng thứ hai sau Hoa Kỳ. Các khuôn khổ như Hiệp định Khung kinh tế số ASEAN, Khung kinh tế biển xanh, Khung kinh tế tuần hoàn… là cơ sở để ASEAN nhanh chóng bắt kịp các xu hướng phát triển mới, tạo động lực cho tăng trưởng chất lượng và bền vững trong tương lai.
Các nước đánh giá cao các sáng kiến, ưu tiên được triển khai trên cả 3 trụ cột Cộng đồng. Trong đó, nổi bật là việc xây dựng các Chiến lược triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, hợp tác tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, tái cơ cấu chiến lược thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao tự cường y tế, tự cường khí hậu, tăng cường vai trò và sự tham gia của phụ nữ và trẻ em… Các nước nhất trí cần cụ thể hóa và làm sâu sắc hơn nữa nội hàm của kết nối và tự cường trong các chiến lược hợp tác cho giai đoạn mới, nâng cao khả năng thích ứng của ASEAN trước những chuyển động sâu rộng, phức tạp hiện nay.
Hoan nghênh những tiến triển mới trong hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, các nước nhất trí cần giữ vững cân bằng chiến lược của ASEAN trong triển khai quan hệ đối ngoại, tiếp tục đề nghị các đối tác tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, cùng ASEAN thúc đẩy các giá trị đối thoại, hợp tác và tin cậy, đề cao thượng tôn pháp luật, đóng góp xây dựng và trách nhiệm cho hòa bình, an ninh và ổn định.
3 định hướng quan trọng cho ASEAN trong thời gian tới
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ cảm kích trước những lời chia sẻ và sự ủng hộ của các nước ASEAN trong việc khắc phục hậu quả siêu bão Yagi gây ra ở các nước, trong đó có Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tình đoàn kết và tương thân tương ái, "một người vì mọi người, mọi người vì một người" tiếp tục là giá trị cốt lõi và cội nguồn sức mạnh của ASEAN.
Trong bối cảnh thế giới ngày càng biến động, Thủ tướng Chính phủ nhận định về tổng thể thì hòa bình, nhưng cục bộ có chiến tranh; về tổng thể thì hòa hoãn, nhưng cục bộ có căng thẳng; về tổng thể thì ổn định, nhưng cục bộ có xung đột. Trong cục diện nhiều thử thách đó, ASEAN tiếp tục là điểm sáng kinh tế toàn cầu, là cầu nối của đối thoại, hợp tác, và là tâm điểm của các tiến trình hội nhập, liên kết ở khu vực. Các khuôn khổ về kinh tế số, kinh tế biển xanh, kinh tế tuần hoàn… đang từng bước định hình nội hàm hợp tác mới ở khu vực.
Bày tỏ nhất trí với chủ đề ASEAN 2024 về "Thúc đẩy kết nối và tự cường", Thủ tướng Chính phủ đề nghị hơn lúc nào hết, ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm, lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá, và lấy đổi mới sáng tạo làm động lực để tiên phong dẫn dắt.
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã chia sẻ các định hướng quan trọng cho ASEAN trong thời gian tới.

undefined
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Một là, tự cường và tự chủ chiến lược là nền tảng để ASEAN vững vàng trước mọi biến động, vượt qua mọi thách thức. Theo đó, ASEAN cần củng cố đoàn kết, thống nhất trong đa dạng, kiên định các chuẩn mực ứng xử và kiên trì lập trường nguyên tắc của ASEAN trong các vấn đề quốc tế, khu vực. ASEAN cần nâng cao năng lực tự cường, phát huy nguồn lực nội sinh để giữ vững ổn định chiến lược bên trong và phản ứng chiến lược kịp thời trước các rủi ro bên ngoài. Thủ tướng Chính phủ bày tỏ tin tưởng rằng, việc Timor Leste sớm trở thành thành viên sẽ tiếp thêm sức mạnh tự cường cho ASEAN và khu vực.
Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh ASEAN cần giữ vững vai trò trung tâm, độc lập, cân bằng và ứng xử có nguyên tắc trong triển khai quan hệ đối ngoại, mở rộng và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác trên cơ sở bảo đảm hiệu quả, thực chất và cùng có lợi.
Hai là, thúc đẩy kết nối bên trong kết hợp với kết nối bên ngoài, kết nối công-tư, kết nối đa lĩnh vực, trong đó trọng tâm là kết nối hạ tầng, thể chế và con người là đột phá chiến lược cho ASEAN. Theo đó, ASEAN cần thúc đẩy đầu tư cho các công trình hạ tầng chất lượng cao, nhất là hạ tầng chiến lược "cứng" và "mềm", khuyến khích sự tham gia hợp tác của bên thứ ba, các đối tác bên ngoài. ASEAN cần thúc đẩy hài hòa hóa thể chế, tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư. ASEAN cần thúc đẩy kết nối con người, giao lưu nhân dân, tạo thuận lợi hơn nữa cho đi lại của người dân, doanh nhân, và người lao động.
Ba là, đổi mới sáng tạo là sức bật và động lực chính cho ASEAN bắt kịp, tiến cùng và vượt lên với khu vực và thế giới. Theo đó, ASEAN cần đẩy mạnh hợp tác phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển các khung hợp tác số khu vực, song hành với phát triển các tiêu chí quản trị đối với các công nghệ mới nổi, trong đó có trí tuệ nhân tạo. ASEAN cần phát huy nhân tố con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, nguồn lực và động lực của đổi mới sáng tạo, quan tâm tăng cường hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thời đại mới.
Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, ASEAN đang chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới với tư duy mới, tầm nhìn mới, động lực mới và tâm thế mới. Với mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa cho hợp tác khu vực, Thủ tướng Chính phủ thông báo Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025 và trông đợi các nước sẽ tiếp tục quan tâm và ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công sự kiện này.
Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam ủng hộ và phối hợp chặt chẽ cùng Malaysia trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2025 tiếp tục đạt thành quả mới, đánh dấu 10 năm hình thành Cộng đồng ASEAN.
Từ ngày 8-11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến công tác tại Lào tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone
Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan. Tham gia Đoàn công tác Bộ Công Thương có đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng trong Bộ: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Viện Cơ khí, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Văn phòng Bộ, Báo Công Thương...
Bên cạnh những hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ, trao đổi song phương bên lề.
Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Ưu tiên thúc đẩy hợp tác giữa các bộ, ngành địa phương hai nước Việt Nam - Lào

Ưu tiên thúc đẩy hợp tác giữa các bộ, ngành địa phương hai nước Việt Nam - Lào

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.
Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Ưu tiên thúc đẩy hợp tác giữa các bộ, ngành địa phương hai nước Việt Nam - Lào” của PV Khánh An được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 8/10/2024 trên Báo Công Thương tại web congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Ưu tiên thúc đẩy hợp tác giữa các bộ, ngành địa phương hai nước Việt Nam - Lào

undefined
Việt Nam-Lào sẽ tăng cường phối hợp, triển khai tốt các thỏa thuận cấp cao hai nước, trong đó có Tuyên bố chung Việt Nam - Lào

Các bộ, ngành, địa phương hai nước Việt Nam-Lào sẽ tăng cường phối hợp, triển khai tốt các thỏa thuận cấp cao hai nước, trong đó có Tuyên bố chung Việt Nam - Lào.
Tiếp tục chuyến công tác tại Lào, chiều 8/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và lãnh đạo các bộ, ngành tháp tùng Thủ tướng tại buổi hội kiến.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhiệt liệt chúc mừng Lào, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2024, đã tổ chức thành công các Hội nghị quan trọng của ASEAN và chuyển lời chúc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; tin tưởng chắc chắn rằng với sự chuẩn bị chu đáo, chuyên nghiệp, với kinh nghiệm có được trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2004 và 2016, sẽ tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN và AIPA 45, qua đó đóng góp thiết thực cho sự phát triển ổn định, bền vững và tăng trưởng của khu vực, đồng thời nâng cao vai trò, vị thế của Lào trên trường quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào, coi đây là tài sản vô giá, yêu cầu khách quan, ưu tiên hàng đầu, lựa chọn số một và là yếu tố sống còn đối với sự nghiệp cách mạng của hai nước, cần gìn giữ cho các thế hệ mai sau.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương của Lào triển khai tốt các thỏa thuận cấp cao hai nước, trong đó có Tuyên bố chung Việt Nam-Lào nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith đến Lào từ ngày 10-13/9/2024 vừa qua.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith cảm ơn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam sang tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào; gửi lời cảm ơn đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã đón tiếp trọng thị, thắm tình anh em Đoàn đại biểu cấp cao Lào trong chuyến thăm cấp nhà nước vừa qua.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào bày tỏ trân trọng sự giúp đỡ quý báu cả về vật chất lẫn tinh thần của Việt Nam, với tinh thần “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” giúp Lào sớm khắc phục hậu quả mưa lũ; đánh giá cao sự ủng hộ tích cực của Việt Nam dành cho Lào trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2024, khẳng định thành công của Lào trong vai trò Chủ tịch ASEAN có đóng góp quan trọng của Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhất trí trong thời gian tới, hai bên cần tập trung thực hiện hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là kết quả cuộc gặp giữa hai Bộ Chính trị Việt Nam-Lào gần đây tại Hà Nội; tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Lào và giữa ba nền kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia; tiếp tục thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, thông tin, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là tại ASEAN, Liên hợp quốc và các cơ chế tiểu vùng.
Trong bối cảnh thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, hai bên khẳng định tiếp tục vun đắp quan hệ Việt Nam-Lào “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững,” đưa hợp tác kinh tế ngày càng phát triển thực chất, hiệu quả, xứng tầm với quan hệ chính trị, nhằm đáp ứng tốt hơn lợi ích thiết thực của mỗi nước và phù hợp với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Từ ngày 8-11/10/2024, tại Thủ đô Viêng-Chăn của Lào, Hội nghị Cấp cao lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan, với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN, đối tác cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực sẽ được diễn ra.
Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan. Tham gia Đoàn công tác Bộ Công Thương có đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng trong Bộ: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Viện Cơ khí, Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Văn phòng Bộ, Báo Công Thương...
Bên cạnh những hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ, trao đổi song phương bên lề.
Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Phát huy các cơ chế hợp tác, nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Philippines lên 10 tỷ USD

Phát huy các cơ chế hợp tác, nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Philippines lên 10 tỷ USD

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.
Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Phát huy các cơ chế hợp tác, nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Philippines lên 10 tỷ USD” của PV Thụy Anh được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 8/10/2024 trên Báo Công Thương tại web congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.
Phát huy các cơ chế hợp tác, nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Philippines lên 10 tỷ USD (congthuong.vn)

Phát huy các cơ chế hợp tác, nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Philippines lên 10 tỷ USD

undefined
Phát huy các cơ chế hợp tác, nâng kim ngạch thương mại Việt Nam - Philippines lên 10 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai nước Việt Nam-Philippines phát huy hiệu quả cơ chế hợp tác, nâng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD vào năm 2025
Trong chuỗi các hoạt động tại Lào, chiều ngày 8/10, nhân dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và lãnh đạo các Bộ, ngành tháp tùng Thủ tướng tại buổi hội kiến.
Tại cuộc gặp, hai nhà Lãnh đạo vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Philippines thời gian qua trên mọi lĩnh vực; nhất trí đưa quan hệ hai nước tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất, bền vững, lâu dài, đóng góp tích cực cho một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới.
Trao đổi về các trọng tâm hợp tác thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai bên tiếp tục phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có, nhất là cơ chế Ủy ban hỗn hợp về hợp tác song phương; đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp và kinh tế - thương mại tương xứng với tiềm năng của hai nước, mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hoá của nhau, sớm đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2025.
Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị hai bên tích cực nghiên cứu, mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới, phục vụ đột phá chiến lược như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật, kinh tế số, kinh tế xanh, chuyển đổi năng lượng, phát triển hệ sinh thái xe điện.
Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos cảm ơn và chia sẻ ấn tượng tốt đẹp về kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tháng 1/2024, khẳng định Việt Nam luôn là đối tác quan trọng chiến lược của Philippines; nhất trí hai bên phối hợp chặt chẽ triển khai kết quả của chuyến thăm cũng như chuẩn bị cho các hoạt động kỷ niệm 10 thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào năm 2025.
Đề nghị Việt Nam tiếp tục hỗ trợ Philippines bảo đảm an ninh lương thực, cùng triển khai hiệu quả các Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp và hợp tác thương mại gạo được ký kết đầu năm nay, Tổng thống Marcos đồng thời đánh giá cao các dự án phát triển xe điện của Vingroup tại Philippines, cũng như các dự án hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong các lĩnh vực công nghệ cao.
​Về hợp tác biển, hai bên nhất trí tiếp tục tham vấn, phối hợp chặt chẽ về các vấn đề trên biển, tăng cường hợp tác biển, thúc đẩy xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Tổng thống Philippines khẳng định sẽ tiếp tục đối xử nhân đạo với các ngư dân bị bắt giữ trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế và tinh thần hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.
Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là ASEAN và Liên hợp quốc.
Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Việt Nam - Lào tiếp tục tăng cường hợp tác trong chuyển đổi số, xanh, kinh tế tuần hoàn

Việt Nam - Lào tiếp tục tăng cường hợp tác trong chuyển đổi số, xanh, kinh tế tuần hoàn

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Việt Nam - Lào tiếp tục tăng cường hợp tác trong chuyển đổi số, xanh, kinh tế tuần hoàn” của PV Thụy Anh được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 8/10/2024 trên Báo Công Thương tại web congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Việt Nam - Lào tiếp tục tăng cường hợp tác trong chuyển đổi số, xanh, kinh tế tuần hoàn (congthuong.vn)

Việt Nam - Lào tiếp tục tăng cường hợp tác trong chuyển đổi số, xanh, kinh tế tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai nước Việt Nam - Lào tiếp tục tăng cường hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn.

Sáng 8/10, ngay sau khi tới Thủ đô Viêng Chăn, Lào để tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Thủ tướng Sonexay Siphandone đã dành cho Đoàn đại biểu Việt Nam sự đón tiếp thân tình, nồng hậu, trọng thị, chu đáo. Thủ tướng khẳng định Việt Nam đặc biệt coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Lào, luôn nỗ lực vun đắp và đưa quan hệ Việt Nam - Lào tiếp tục phát triển bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu.

undefined
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Chủ tịch ASEAN 2024. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan hệ giữa hai nước đang ở mức gắn bó tin cậy cao nhất, hợp tác kinh tế - thương mại hiệu quả hơn, hợp tác quốc phòng - an ninh chặt chẽ hơn, hợp tác văn hóa du lịch mạnh mẽ hơn, hợp tác địa phương thực chất hơn; cho rằng cuộc gặp lần này là dịp tốt để hai Thủ tướng trao đổi về các biện pháp cụ thể hiện thực hóa chỉ đạo của hai Bộ Chính trị tại cuộc gặp gần một tháng trước.

Do đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị trong thời gian tới hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác hiệu quả trong các lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp, chăn nuôi công nghệ cao, bảo đảm an ninh lương thực; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phối hợp tôn tạo bảo vệ các công trình di tích ghi dấu quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt - Lào; mong muốn Lào tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam làm ăn kinh doanh tại Lào.

Ấn tượng với sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho Hội nghị cấp cao ASEAN, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò của Lào trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2024; bày tỏ mong muốn hai nước phối hợp chặt chẽ hơn nữa với nhau và với các nước thành viên ASEAN nhằm duy trì, củng cố đoàn kết, đồng thuận của ASEAN, bảo đảm ASEAN thể hiện lập trường thống nhất về các vấn đề khu vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tại Hội nghị cấp cao ASEAN sẽ diễn ra trong ngày 9/10/2024 cũng như Đại hội đồng liên Nghị viện các nước ASEAN lần thứ 45 (AIPA - 45) sẽ diễn ra sau đây 10 ngày, Việt Nam sẵn sàng tăng cường phối hợp với Lào và các nước để các hội nghị này thành công tốt đẹp, góp phần phát huy uy tín của Lào và sự đoàn kết, đồng thuận của ASEAN.

Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhất trí với đánh giá của Thủ tướng Phạm Minh Chính về quan hệ hai nước; chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa và sự hỗ trợ vô tư, trong sáng của Việt Nam dành cho Lào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây, cũng như phát triển đất nước ngày nay; nhấn mạnh, việc hai bên quan tâm, thăm hỏi và ủng hộ lẫn nhau khắc phục ảnh hưởng thiên tai gần đây thể hiện tình cảm đồng chí, anh em gắn bó, truyền thống tương thân tương ái giữa hai dân tộc; khẳng định Chính phủ Lào sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam triển khai hiệu quả, đúng tiến độ các dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào.

Về phương hướng hợp tác trong thời gian tới, hai Thủ tướng nhất trí phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả các thỏa thuận cấp cao hai nước, trong đó có kết quả cuộc gặp giữa hai Bộ Chính trị Việt Nam - Lào gần đây; tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn các cấp, các kênh để không ngừng củng cố quan hệ chính trị tin cậy đặc biệt và bền chặt; phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tăng cường hợp tác an ninh, quốc phòng; tăng cường kết nối toàn diện hai nền kinh tế, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, giao thông, đầu tư, du lịch.

Trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp và nhiều thách thức đan xen với cơ hội, hai Thủ tướng nhấn mạnh giá trị của tình đoàn kết Việt Nam - Lào, Việt Nam - Lào - Campuchia; nhất trí tiếp tục phối hợp với Campuchia đưa quan hệ hợp tác ba nước ngày càng thực chất và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thiết thực của ba nước và phù hợp với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Từ ngày 8-11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến công tác tại Lào tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Lào theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone

Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan. Tham gia Đoàn công tác Bộ Công Thương có đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng trong Bộ: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Viện Cơ khí, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Văn phòng Bộ, Báo Công Thương...

Bên cạnh những hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ, trao đổi song phương bên lề trong chuyến công tác.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Dự kiến huy động 256.250 tỷ đồng phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Dự kiến huy động 256.250 tỷ đồng phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Dự kiến huy động 256.250 tỷ đồng phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035” được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương tại trang web congthuong.vn, sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Kính thưa quý vị!

Sáng 8/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển văn hóa

undefined
Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình giai đoạn 2025-2030 dự kiến là 122.250 tỷ đồng. Dự kiến tổng các nguồn lực huy động để thực hiện chương trình giai đoạn 2031-2035 là 134.000 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện chương trình trong 11 năm, từ năm 2025 đến năm 2035, chia làm các giai đoạn:
Năm 2025: Thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá; bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý chương trình; chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác.
Giai đoạn 2026-2030: Tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua; triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đến 2030.
Giai đoạn 2031-2035: Tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc; triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra đến 2035.
Chương trình gồm 7 mục tiêu tổng quát: Thứ nhất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện nhân cách, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam.
Thứ hai, nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa, nhu cầu tập luyện, giải trí của nhân dân, thu hẹp sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư, giới tính từ đó nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc.
Thứ ba, huy động sự tham gia của mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
Thứ tư, huy động nguồn lực, tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả cho phát triển văn hóa, đóng góp trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Thứ năm, xây dựng nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị phục vụ nhu cầu trong nước và hướng đến đáp ứng các thị trường nước ngoài.
Thứ sáu, phát huy tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng của văn hóa thông qua đầu tư để bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, với nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ đóng vai trò quan trọng.
Thứ bảy, hội nhập quốc tế và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam.

Cần đánh giá kỹ quy mô, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực

Chương trình cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể, chẳng hạn đến năm 2030 đạt 9 nhóm mục tiêu gồm: Hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người, hệ giá trị gia đình Việt Nam được triển khai thực hiện trên cả nước thông qua các bộ quy tắc ứng xử; phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 03 loại hình thiết chế văn hóa cấp tỉnh (Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa - Thể thao, bảo tàng, thư viện), 80% các đơn vị hành chính cấp huyện có Trung tâm Văn hóa - Thể thao đạt chuẩn, đảm bảo vận hành hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở cấp xã, thôn.

undefined
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh

Phấn đấu 95% di tích quốc gia đặc biệt (tương đương khoảng 127 di tích) và 70% di tích quốc gia (tương đương khoảng 2.542 di tích) được tu bổ, tôn tạo; phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước; phấn đấu 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa, nghệ thuật thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa; 90% văn nghệ sỹ tài năng, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn.
Các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật, điện ảnh, lý luận phê bình văn học, nghệ thuật xuất sắc, chất lượng cao được hỗ trợ sáng tác, công bố, phổ biến; hàng năm, có ít nhất 5 sự kiện quốc tế lớn về văn hóa, nghệ thuật tại nước ngoài có sự tham gia chính thức của Việt Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho hay, Ủy ban nhất trí với sự cần thiết chủ trương đầu tư Chương trình và cho rằng việc xây dựng Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn.
Ủy ban cơ bản nhất trí với mục tiêu của Chương trình. Tuy nhiên, cần xem xét tính khả thi của 2 mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Mục tiêu số 5, phấn đấu 100% các đơn vị hoạt động văn hóa, nghệ thuật thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; và mục tiêu số 6, 100% học sinh, học viên, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân được tiếp cận, tham gia hiệu quả, thường xuyên các hoạt động giáo dục nghệ thuật, giáo dục di sản văn hóa. Đề nghị Chính phủ tiếp tục cân nhắc về khả năng đạt được các mục tiêu này.
Về kinh phí thực hiện Chương trình, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cơ bản nhất trí với dự kiến tổng mức đầu tư và các nguồn vốn để thực hiện chương trình. Việc bố trí nguồn lực thỏa đáng là cần thiết để cụ thể hóa đầy đủ, hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài chính, Ngân sách có ý kiến, tổng mức đầu tư của chương trình là rất lớn; cần nghiên cứu, đánh giá kỹ quy mô, cơ cấu, khả năng huy động, bố trí các nguồn lực thực hiện chương trình bảo đảm tính khả thi, phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn lực quốc gia, sử dụng hiệu quả ngân sách.
Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo./.

Mobile VerionPhiên bản di động