Thứ hai 23/12/2024 07:58

Bộ Công Thương tiếp tục đào tạo tư vấn cải tiến trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại phía Nam

Chiều ngày 8/1/2022, 56 học viên tại khu vực phía Nam đã được Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam (trực thuộc Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương) trao chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo tư vấn viên, tư vấn cải tiến sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo.

Theo đại diện của Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam (IDCS), tiếp nối thành công của 12 khóa đào tạo trong 3 năm 2018 - 2020 trong khuôn khổ biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công Thương và Công ty TNHH Samsung Điện tử Việt Nam, với hơn 300 tư vấn viên Việt Nam được đào tạo bài bản và 56 doanh nghiệp được tư vấn cải tiến nâng cao năng suất chất lượng. Năm 2021 IDCS đã tổ chức thành công 2 khóa đào tạo với 56 học viên đã hoàn thành được cấp chứng nhận, bổ sung thêm nguồn nhân lực cho công cuộc phát triển công nghiệp của Chính phủ.

“Những khóa đào tạo này triển khai dựa trên quy trình tư vấn đã được Samsung áp dụng rất thành công gồm: Đánh giá tình hình hoạt động và kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam; Tư vấn cải tiến, đổi mới sản xuất, quản lý chất lượng và lưu thông hàng hóa, cải thiện và duy trì môi trường làm việc (5S3D), tăng năng suất lao động nhằm mục tiêu tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tham gia và tham gia sâu vào chuổi cung ứng toàn cầu”- đại diện của IDCS cho biết.

Ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp phát biểu tại lễ tổng kết

Phát biểu tại lễ tổng kết chương trình “Hỗ trợ đào tạo chuyên gia tư vấn cải tiến sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến - chế tạo tại khu vực phía Nam” chiều 8/1, ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết: Xác định nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố then chốt quyết định thành công của chương trình phát triển công nghiệp, chương trình hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như chuyên gia tư vấn cải tiến sản xuất, chuyên gia kỹ thuật khuôn mẫu, chuyên gia kỹ thuật phát triển nhà máy thông minh với sự phối hợp của chuyên gia đến từ Công ty TNHH Samsung Điện tử Việt Nam là nội dung được ưu tiên triển khai liên tục trong những năm qua và mang lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp khi tham gia chương trình này.

Ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp trao chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo cho các học viên.

Theo ông Ngô Khải Hoàn, năm 2021 do ảnh hưởng của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, nhiều chương trình đã phải hoãn hủy, tuy nhiêm với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Cục Công nghiệp và sự nỗ lực của IDCS, chương trình đã hoàn thiện với 56 tư vấn viên hoàn thành chương trình được cấp chứng nhận. Đây là nguồn lực hữu ích cho quá trình triển khai các chương trình phát triển công nghiệp của Chính phủ.

“Cục Công nghiệp ghi nhận và đánh giá cao sự tin tưởng, đồng hành của các doanh nghiệp, đồng thời mong muốn các doanh nghiệp sẽ các nhân tố tích cực lan tỏa làn sóng cải tiến, đổi mới trong sản xuất, kinh doanh đến cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong khu vực, từ đó cùng đưa công nghiệp hỗ trợ trong nước cùng phát triển”- ông Ngô Khải Hoàn nhấn mạnh.

Được biết, khóa đào tạo gồm 12 tuần. Trong đó, thời gian học lý thuyết 3 tuần tập trung tại TP. Hồ Chí Minh và miền Tây, các học viên sẽ được trang bị các kiến thức về quản lý sản xuất như các nguyên tắc về quản lý hiện trường, cải tiến lãng phí, tìm hiểu về kỹ thuật công nghiệp, tìm hiểu về năng suất, hoạt động nâng cao năng suất, hoạt động cải tiến dòng vận chuyển sản xuất, kiến thức về quản lý chất lượng như Quality Management, các đặc trưng của tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý, tạo ra chất lượng… Sau 3 tuần học lý thuyết, học viên có 9 tuần thực hành thực tế tại doanh nghiệp theo hình thức chia nhóm và được trang bị các quy trình tư vấn cải tiến 4 Step, 13 Process, 22 Activity kết hợp với kiến thức lý thuyết được học và sự chỉ dẫn trực tiếp của các chuyên gia tư vấn nhiều kinh nghiệm.

Sau các khóa đào tạo tại Việt Nam, một số tư vấn viên xuất sắc nhất sẽ tiếp tục được cử sang Hàn Quốc để hoàn thành khóa học chuyên sâu trong năm 2022.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP