Thứ hai 18/11/2024 07:16
Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Bộ Công Thương tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công trên toàn quốc

Sáng ngày 9/11, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (PCTHCRB). Trình bày trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh nên cần kiểm soát để giảm mức tiêu thụ.  

Thiệt hại 65.000 tỷ đồng mỗi năm do tác hại của rượu, bia

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam có xu hướng gia tăng nhanh nên cần được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ, thể hiện qua 3 tiêu chí (mức tiêu thụ, mức độ phổ biến của việc uống rượu, bia và tỷ lệ uống rượu, bia ở mức nguy hại).

Cụ thể, nếu quy đổi rượu, bia ra lít cồn nguyên chất thì mức tiêu thụ bình quân đầu người Việt Nam (trên 15 tuổi) hằng năm theo số liệu ước tính năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới là 8,3 lít, lên vị trí 64/194 nước. Trong khi đó, tỷ trọng tiêu thụ cồn nguyên chất từ bia đang tăng nhanh và cao hơn từ rượu: Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc; bình quân mỗi người dân đã tiêu thụ khoảng 42 lít bia.

Đáng chú ý, trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD10, sử dụng rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật, trong đó có các rối loạn tâm thần, hành vi, các bệnh ung thư, bệnh tim mạch, đột quỵ, giảm sút trí nhớ.... Trên thế giới, mỗi năm, rượu, bia là nguyên nhân gây tử vong cho 3,3 triệu người, chiếm 5,9% tổng số tử vong, làm mất đi 5,1% số năm sống khỏe mạnh của con người, tương đương gánh nặng về sức khỏe do hút thuốc lá gây ra...

Đặc biệt, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, phí tổn kinh tế do rượu, bia chiếm từ 1,3% đến 3,3% GDP của mỗi quốc gia. Nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia tại Việt Nam ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65 nghìn tỷ đồng. Ước tính tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư mà rượu, bia là một trong những nguyên nhân cấu thành chính đã là 25.789 tỷ đồng, chiếm 0,25% tổng GDP năm 2017; chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia chiếm tới 1% GDP (khoảng 5.000 tỷ đồng theo GDP năm 2017). Năm 2017, chi phí của người dân cho tiêu thụ chỉ riêng đối với bia là gần 4 tỷ USD....

Trong khi đó, rượu, bia ở Việt Nam hiện nay sẵn có và rất dễ tiếp cận. Thời gian bán, số lượng rượu bán để uống tại chỗ không bị hạn chế. Hoạt động quảng cáo, khuyến mại, tài trợ bia vẫn chưa được kiểm soát bằng các quy định pháp luật, diễn ra phổ biến, tần suất cao; chưa có biện pháp hạn chế đối với trẻ em, thanh thiếu niên...

Ưu tiên các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia

Về các nội dung cụ thể, Dự thảo Luật PCTHCRB tập trung quy định các biện pháp, cách thức cụ thể để phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu các tác hại của rượu, bia như ưu tiên các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý chặt chẽ nguồn cung cấp rượu, bia; từng bước giảm sản lượng sản xuất rượu thủ công không đăng ký kinh doanh; tăng thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình phù hợp để giảm mức tiêu thụ rượu, bia cũng như khắc phục thực trạng hiện nay là thuế tiêu thụ đặc biệt của Việt Nam rất thấp, chỉ chiếm khoảng 30% giá bán lẻ của rượu, bia trong khi thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia của các nước rất cao, chiếm từ 50-85% giá bán lẻ rượu, bia (gấp từ 1,5-2,5 lần Việt Nam); quyền và trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng rượu, bia và phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Đáng chú ý, theo Dự thảo Luật PCTHCRB, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia thuộc lĩnh vực quản lý và các nhiệm vụ, quyền hạn: Cụ thể, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh rượu, bia và phòng, chống tác hại của rượu, bia trong sản xuất, kinh doanh; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các ngưỡng tối đa bảo đảm an toàn thực phẩm của rượu, bia và tổ chức việc thực hiện;

Trên cơ sở đó, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với kinh doanh rượu, bia về: an toàn thực phẩm; phân phối; khuyến mại, tài trợ, ghi nhãn sản phẩm; quản lý rượu thủ công; địa điểm, phương thức không được bán rượu, bia; phòng ngừa và xử lý rượu, bia nhập lậu, giả, không bảo đảm chất lượng, không an toàn; hướng dẫn thực hiện khuyến cáo về số lượng đơn vị rượu quy đổi theo nồng độ cồn nguyên chất tương ứng với khối lượng rượu, bia có trong sản phẩm trên nhãn sản phẩm hàng hóa (nếu có) và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.

Ngoài ra Bộ Công Thương, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý đối với sản xuất rượu thủ công trên toàn quốc.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh phát biểu tại Quốc hội

Về quản lý rượu thủ công, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Nguyễn Thúy Anh nhất trí với quy định của Dự thảo Luật, nhưng đề nghị Dự thảo Luật cần bảo đảm tính khả thi, đơn giản hóa thủ tục hành chính với lộ trình hợp lý nhằm tiến tới mục tiêu rượu thủ công được kiểm soát, có đăng ký nhãn hàng hóa, gắn với thương hiệu, làng nghề truyền thống, sản phẩm đạt chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm và hạn chế tối đa tác hại của rượu thủ công đối với sức khỏe. "Do vậy, đề nghị Chính phủ cân nhắc theo hướng quy định cá nhân, tổ chức sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh phải bảo đảm an toàn thực phẩm và đăng ký việc sản xuất rượu với Ủy ban nhân dân cấp xã. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu cụ thể hóa các giải pháp hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp", bà Nguyễn Thúy Anh nêu quan điểm.

Dự thảo PCTHCRB bia sẽ được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ vào ngày 12/11 và thảo luận ở hội trường vào ngày 19/11.
Lan Anh- Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: ngộ độc rượu

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi (Cà Mau)

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải phát huy ngoại giao cao hơn, rộng hơn thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản

Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và phát biểu tại APEC lần thứ 31

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo các nền kinh tế nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao APEC

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Cà Mau

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường gặp lãnh đạo Indonesia, Hong Kong (Trung Quốc), New Zealand

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Chủ tịch nước tham dự Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC và khách mời

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Thủ tướng phân công 4 Phó Thủ tướng theo dõi, giải quyết kiến nghị của Quảng Trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu

Quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn bao lâu?

Đa dạng hoạt động nhân Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Cơ hội đưa quan hệ Việt Nam-Cộng hòa Séc lên tầm cao mới

Thủ tướng dự Hội nghị thượng đỉnh G20, thăm chính thức Dominica: Củng cố, thúc đẩy hợp tác với các đối tác