Thứ tư 27/11/2024 15:22

Bờ Biển Ngà vượt lên là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất tại châu Phi

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính đến hết năm 2019, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà đạt 583.579 tấn, trị giá 252,6 triệu USD, tăng 111% về lượng và 61% về giá trị so với năm 2018. Bờ Biển Ngà đã vượt Ga-na, trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi.

Cộng hòa Bờ Biển Ngà là một trong những nền kinh tế hàng đầu khu vực Tây Phi với GDP năm 2018 đạt 43 tỷ USD, xuất khẩu đạt 11,8 tỷ USD và nhập khẩu 11 tỷ USD. Nền công nghiệp Bờ Biển Ngà khá phát triển với các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, da giày, hoá chất, khai khoáng. Hơn nữa, Bờ Biển Ngà còn là nước sản xuất và xuất khẩu ca cao lớn nhất trên thế giới.

Bờ Biển Ngà vượt lên là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam. Ảnh Internet

Trong giai đoạn 2015-2019, trao đổi xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Bờ Biển Ngà có sự tăng trưởng tích cực, từ 589 triệu USD năm 2015 lên mức 975 triệu USD năm 2019, riêng năm 2017 đạt mức kỷ lục trên 1 tỷ USD. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà đạt 273 triệu USD, tăng 50% và nhập khẩu từ thị trường này đạt 702 triệu USD, giảm 12% so với năm 2018. Bờ Biển Ngà hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam tại khu vực châu Phi, sau Nam phi và Ai cập.

Về cơ cấu hàng hóa, Việt Nam xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà chủ yếu là các mặt hàng gạo, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, sản phẩm dệt may... Bờ Biển Ngà là nước cung cấp các nguyên liệu đầu vào quan trọng phục vụ cho sản xuất trong nước của Việt Nam, chủ yếu là hạt điều thô (đạt 642,8 triệu USD, chiếm hơn 90% tổng giá trị nhập khẩu năm 2019) và bông các loại.

Đối với mặt hàng gạo, Bờ Biển Ngà là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn trên thế giới, trung bình mỗi năm nước này nhập khẩu từ 1 - 1,5 triệu tấn gạo, chủ yếu từ các nước châu Á (trong đó khối lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam chiếm trung bình khoảng 19% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Bờ Biển Ngà giai đoạn 2014-2018).

Các nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Bờ Biển Ngà giai đoạn 2014-2018

Đơn vị: tấn

Nguồn: Trung tâm thương mại quốc tế (ITC)

Bờ Biển Ngà là một trong những thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của Việt Nam tại châu Phi từ nhiều năm nay. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, gạo thường chiếm khoảng 80-92% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà. Gạo Việt Nam được đánh giá cao và đáp ứng được thị hiếu của người dân nước này. Ngoài việc nhập khẩu gạo để phục vụ tiêu dùng trong nước, nhờ vị trí địa lý trung tâm trong khu vực Tây Phi, Bờ Biển Ngà còn tái xuất sang các nước láng giềng.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà giai đoạn 2014-2019

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà đạt khối lượng 583.579 tấn, trị giá 252,6 triệu USD, tăng 111% về lượng và 61,3% về giá trị so với năm 2018; chủng loại gạo xuất khẩu chủ yếu là gạo trắng và gạo tấm. Bờ Biển Ngà hiện là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trên thế giới, chỉ sau Philippines. Gạo Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường này do có giá bán hợp lý, chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Hiện nay, Chính phủ Bờ Biển Ngà đang cố gắng đa dạng hóa các lĩnh vực nông nghiệp và đặt mục tiêu tự túc lúa gạo trong những năm tới. Tuy nhiên, việc sản xuất lúa còn gặp nhiều khó khăn như thiếu nước tưới, thiếu máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc thu hoạch, sản xuất và vận chuyển. Nhìn chung, gạo sản xuất nội địa chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và ít được ưa chuộng. Với tỷ lệ đô thị hóa và dân số tăng nhanh, lực lượng lao động châu Á đến Bờ Biển Ngà ngày càng nhiều, dự kiến gạo sẽ tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới.

Cao Minh Tú

Tin cùng chuyên mục

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc