Thứ tư 14/05/2025 15:23

Bình Thuận: Quản lý thị trường phát hiện 187 vụ vi phạm trong 9 tháng

Tính đến tháng 9/2024, Cục Quản lý thị trường Bình Thuận cho biết đã kiểm tra 412 vụ, phát hiện 187 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 4,4 tỷ đồng.

Ngày 10/9, Cục Quản lý thị trường tỉnh /chu-de/tinh-binh-thuan.topic cho biết, từ ngày 15/12/2023 đến ngày 5/9/2024, đơn vị đã tăng cường công tác quản lý địa bàn, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.

Theo thống kê, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận đã kiểm tra tổng 412 vụ và phát hiện 187 vụ vi phạm. Trong đó, xử phạt vi phạm hành chính 186 vụ và chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 1 vụ.

Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước hơn 4,4 tỷ đồng. Trong đó, tiền xử phạt vi phạm hành chính là hơn 3 tỷ đồng, bán hàng hoá tịch thu gần 1,2 tỷ đồng và buộc nộp lại số tiền khoảng 202 triệu đồng. Tổng trị giá hàng hoá vi phạm là 2,8 tỷ đồng.

Về kết quả công tác thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Cục Quản lý thị trường Bình Thuận đã thanh tra một doanh nghiệp khí dầu mỏ hoá lỏng và tiến hành xử phạt 30 triệu đồng về các hành vi vi phạm như: Không báo cáo hệ thống phân phối, nhãn hiệu, hàng hoá và hoạt động mua bán khí trên thị trường đến Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính không đúng thời hạn quy định.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường Bình Thuận đã cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành do các sở và UBND các huyện, thị xã thành lập. Quá trình kiểm tra 152 vụ, phát hiện và xử lý 5 vụ vi phạm. Đồng thời nhắc nhở 120 quầy bán hàng Tết tại chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chấp hành tốt các điều kiện kinh doanh, an toàn thực phẩm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Cục Quản lý thị trường Bình Thuận phát hiện 187 vụ vi phạm trong 9 tháng đầu năm 2024. Ảnh: QLTT

Đánh giá về thị trường hàng hoá, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận Nguyễn Tiến Sơn, cho biết: "Trong 9 tháng đầu năm 2024, tình hình thị trường, giá cả hàng hoá trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định. Lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường đa dạng về chủng loại, phong phú về kiểu dáng. Vào các dịp lễ, tết, lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường tăng nhẹ. Đặc biệt là một số mặt hàng thiết yếu như trứng, gạo, sữa, rau, thịt, cá. Các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cơ sở phân phối, bán lẻ cũng đã chủ động dự trữ hàng hoá, tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá, chăm sóc khách hàng, đáp ứng được nhu cầu mua sắm của người dân."

Cũng theo ông Nguyễn Tiến Sơn, thị trường không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Việc niêm yết và bán đúng giá được thực hiện nghiêm túc. Ngoài ra, tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh khá ổn định, không phát hiện cơ sở kinh doanh xăng dầu nào có hành vi bán giá cao hơn giá niêm yết, đầu cơ, găm hàng, gây ra tình trạng khan hiếm nguồn cung.

Tuy nhiên, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vẫn còn xảy ra, với các hành vi vi phạm như: Kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; buôn bán phân bón khi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện.

Ngoài ra, còn có các hành vi không công bố đầy đủ trên website thương mại điện tử bán hàng thông tin về chủ sở hữu website, không thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng đến người tiêu dùng, sử dụng biểu tượng đã thông báo để gắn lên website thương mại điện tử bán hàng khi chưa được xác nhận thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; lập sổ theo dõi chai LPG đối với LPG chai bán tại cửa hàng bán lẻ LPG chai nhưng không có đủ các thông tin về chai LPG theo quy định, sử dụng người quản lý, nhân viên làm việc tại cửa hàng bán lẻ LPG chai không được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định...

Dự kiến từ nay đến cuối năm, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: Kiểm tra chuyên đề đối với mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu, đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,... Tập trung vào các mặt hàng quan trọng như đường cát, xăng dầu, phân bón, vật tư nông nghiệp và hoá chất, nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, các sản phẩm thuốc lá mới, xì gà, đường, vật liệu xây dựng, thời trang.

Tiểu Kết
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Tạm giữ 3 tấn đường cát nhập lậu

Hậu Giang: Bổ nhiệm loạt lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường

Lâm Đồng chỉ đạo khẩn về công tác chống hàng giả

Vận chuyển trái phép tiền tệ, vàng qua biên giới gia tăng

Chiến dịch 'làm sạch' thị trường sữa, dược phẩm tại Thanh Hóa

Thủ đoạn mới cất giấu ma túy qua tuyến hàng không

Hà Nội: Tạm giữ gần 11 tấn thịt và nội tạng bò đông lạnh

Kiện toàn bộ máy Chi cục Quản lý thị trường TP. Cần Thơ

Hà Nội tạm giữ hơn 18 tấn gà đông lạnh không rõ nguồn gốc

Kiện toàn Ban chỉ đạo 389 các cấp sau sáp nhập tỉnh

Cục trưởng Trần Hữu Linh nêu thủ đoạn mới của đối tượng sản xuất sữa, thuốc giả

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

Hải quan siết chặt quản lý nhập khẩu khí N2O

Cảnh báo về ma túy Fentanyl, Hải quan siết chặt kiểm tra

Bắt giữ nhiều vụ buôn lậu qua tuyến hàng không

Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa

Từ mã QR đến lòng tin vào trái cây Việt Nam

Hàng giả ngập chợ Nhà Xanh, chủ hộ ‘né’ đăng ký kinh doanh

Tội phạm ma túy gia tăng, Hải quan lập 'hàng rào' kiểm soát

Kiểm tra mặt hàng sữa: Quản lý thị trường các địa phương nói gì?