Thứ bảy 10/05/2025 06:44

Bị lừa hơn nửa tỷ đồng khi cài đặt phần mềm giả mạo dịch vụ công

Hai người phụ nữ ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã bị mất hơn nửa tỷ đồng khi cài đặt phần mềm giả mạo dịch vụ công.

Ngày 4/4, Công an TP. Hà Nội cho biết, Công an quận Cầu Giấy đang điều tra 2 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn.

Theo đó, ngày 22/3, chị H. (SN 1993) đến Công an phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy trình báo việc bị mất hơn 300 triệu đồng khi khi cài đặt phần mềm giả mạo Dịch vụ công.

Chị H. cho biết, có nhận được cuộc gọi của một đối tượng tự xưng là cán bộ Công an phường yêu cầu chị cài đặt định danh cá nhân. Sau đó, đối tượng hướng dẫn chị cài đặt và đăng nhập phần mềm giả mạo Dịch vụ công. Một lúc sau chị phát hiện tài khoản bị mất hơn 320 triệu đồng.

Cảnh giác không cài đặt phần mềm giả mạo. (Ảnh: Công an cung cấp)

Cùng ngày, Công an phường Trung Hòa tiếp tục nhận tin trình báo của chị T. (SN 1984) về việc bị mất hơn 200 triệu đồng với thủ đoạn tương tự.

Đối tượng tự xưng Công an phường hướng dẫn chị cài đặt và đăng nhập phần mềm giả mạo Dịch vụ công. Sau đó chị phát hiện tài khoản bị mất hơn 200 triệu đồng nên đã đến cơ quan công an trình báo.

Từ hai vụ việc nêu trên, Công an TP. Hà Nội cảnh báo, người dân cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ tự xưng là cán bộ công an để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin dữ liệu dân cư qua điện thoại.

Để phòng tránh lừa đảo, Công an Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác khi nhận các cuộc gọi từ người lạ, tự xưng là cán bộ công an để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin dữ liệu dân cư qua điện thoại.

Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng. Nếu cài đặt phần mềm giả mạo sẽ có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân.

Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.

"Trường hợp nhận được các tin nhắn và cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan Công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật", Công an Hà Nội khuyến cáo.

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Công an Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy

Công ty Sản xuất Tân Thành bị cưỡng chế thuế

Quản lý thị trường kết luận vụ Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều đại diện doanh nghiệp