Bất cập trong quản lý rừng phòng hộ ở Nghệ An: “Bài toán” chưa được giải xong

Nhiều bất cập tồn tại hàng chục năm, tại rừng phòng hộ ở thị xã Hoàng Mai và Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An như công khai chặt phá, làm nhà trong rừng phòng hộ…
Gia Lai: Khởi tố vụ tàn phá 4.400m2 rừng phòng hộ Khởi tố vụ phá hơn 2,2ha rừng ở tỉnh Gia Lai Đắk Nông: Cưỡng chế các trường hợp lấn chiếm đất rừng phòng hộ cảnh quan

Rừng phòng hộ bằng cây dứa và mía

Theo phản ánh của người dân, những bất cập tồn tại rừng phòng hộ ở thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An không phải là câu chuyện mới mà từ nhiều năm qua. Tại những cánh rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An quản lý, người dân ở đây ồ ạt tự ý chặt phá rừng phòng hộ để trồng cây nông nghiệp, làm trang trại chăn nuôi quy mô lớn, dựng nhà kiên cố ngay giữa rừng trước sự bất lực của cơ quan chức năng.

Bất cập trong quản lý rừng phòng hộ ở Nghệ An: “Bài toán” chưa được giải xong
Nhiều cánh rừng gọi là phòng hộ nhưng trên thực tế là bạt ngàn dứa, sắn và mía

Hệ quả là đến bây giờ, nhiều cánh rừng gọi là phòng hộ nhưng trên thực tế là bạt ngàn dứa, sắn và mía. Việc tự ý chặt phá rừng rồi tự ý thay mới cây trồng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái đầu nguồn.

Theo người dân xã miền núi Tân Thắng (huyện Quỳnh Lưu), cả khu vực này đều là rừng phòng hộ. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên thì bạt ngàn nơi đây là những cánh rừng phòng hộ nhưng chỉ trồng dứa và mía, tuyệt nhiên không có cây lớn nào.

Nhiều bất cập được chỉ ra, ví như tại cánh rừng trồng keo nằm trên diện tích rừng phòng hộ, cách lòng hồ Vực Mấu chỉ chưa đầy 1km.

Hơn 20 năm trước, nhiều gia đình được giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02, với đầy đủ giấy tờ hợp pháp. Thế nhưng, đến năm 2007 Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An mới được thành lập. Chính vì thế, người dân cho rằng việc khai thác rừng là chính đáng. Còn về phía Ban quản lý rừng phòng hộ “Dù rừng do người dân bỏ vốn ra trồng muốn khai thác cũng phải có phương án thiết kế, được sự cho phép của cơ quan chức năng. Đặc biệt là không được khai thác trắng, đồng thời phải trồng mới loại cây phù hợp với đặc trưng của phòng hộ. Vì thế, việc người dân tự ý khai thác là vi phạm quy định pháp luật…”, ông Trần Văn Sơn - Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An cho hay.

Hàng loạt ngôi nhà “lọt thỏm” giữa rừng phòng hộ

Thêm một thực trạng đó là nhiều năm nay, hàng chục trang trại lớn nhỏ, cùng với nhiều ngôi nhà kiên cố vẫn nằm lọt thỏm giữa rừng phòng hộ.

Hộ ông Đậu Ngọc Cần (75 tuổi) ở xóm 4, xã Quỳnh Tân, Quỳnh Lưu, là một trong số những hộ ở giữa rừng phòng hộ cho biết: Những nằm đầu thập niên 90, sau khi Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng theo Nghị định 02, ông Cần xin nghỉ làm giáo viên, trở thành một trong những hộ tiên phong nhận đất, nhận rừng. Năm 1996, ông được cấp lâm bạ với hàng chục hécta, có thời hạn 50 năm để sản xuất.

Ông Cần nói rằng: “Tôi không hề hay biết, khu vực gia đình đang ở thuộc quy hoạch của rừng phòng hộ. Thậm chí, năm 2011, gia đình ông còn được Uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu trao chứng nhận đạt tiêu chí kinh tế trang trại…”.

Bất cập trong quản lý rừng phòng hộ ở Nghệ An: “Bài toán” chưa được giải xong
Nhiều năm nay, hàng chục trang trại lớn nhỏ, cùng với nhiều ngôi nhà vẫn nằm lọt thỏm giữa rừng phòng hộ

Tiếp đó là trang trại nuôi lợn của gia đình ông Vũ Văn Toàn ở phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai), lên mua đất để làm trang trại ở đây từ năm 2016. Theo Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An, đơn vị đã lập biên bản đồng thời gửi hàng loạt công văn đến các cơ quan có thẩm quyền để xử phạt. Tuy nhiên sau 6 năm, đã có rất nhiều cuộc họp, rất nhiều công văn được ban hành liên quan đến trại lợn của ông Toàn nhưng đến nay, trang trại này vẫn chăn nuôi bình thường.

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An cũng thừa nhận, nhiều trang trại quy mô lớn, kiên cố được xây dựng trái phép trong rừng phòng hộ. Ngoài nhà ở của người dân còn có nhà xưởng, lò than, lò gạch…. Cụ thể, tại địa bàn thị xã Hoàng Mai, có 16 trang trại, 1 lò than, 1 nhà xưởng và 1 lò gạch quy mô lớn xây dựng trong rừng phòng hộ. Tại xã Quỳnh Tân, không chỉ có ông Toàn, ông Cần mà có tới gần nửa thôn 4 với khoảng 70 hộ dân hiện đang lọt thỏm giữa rừng phòng hộ. Còn tại huyện Quỳnh Lưu, có 19 trang trại lớn nhỏ xây dựng trong rừng phòng hộ. Gọi là những trang trại, những ngôi nhà xây dựng trong rừng phòng hộ, nhưng trên thực tế, hầu hết ở những khu vực này hiện nay đều không có rừng. Xung quanh đó phần lớn là những cánh đồng dứa, mía mà người dân canh tác lâu nay.

Loay hoay tìm giải pháp

Ông Trần Văn Sơn thừa nhận tình trạng người dân tự ý ồ ạt khai thác rừng rồi lại tự trồng mới trên đất rừng phòng hộ. Ngoài ra, trong rừng phòng hộ cũng có nhiều công trình trái phép tồn tại. Tuy nhiên, theo ông Sơn để xảy ra những việc này đều do lịch sử để lại.

Cụ thể, khi thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ năm 2007, cơ quan có thẩm quyền đã không đền bù để thu hồi đất đã bàn giao cho người dân trước đó. Bởi trong số 4.800 ha quy hoạch rừng phòng hộ thì có tới khoảng 2.000 ha trước đây đã được Nhà nước lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất theo Nghị định 163, giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 02, giao đất theo Quyết định 184 cho người dân. Trong khi đó, Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An dù đã được thành lập 15 năm nhưng đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa được đóng mốc ranh giới rừng phòng hộ ngoài thực địa nên công tác quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.

Khoảng 2.000 ha đất rừng giao cho người dân đến nay vẫn chưa thu hồi được. Trong khi đó, Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An là đơn vị được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ và đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mặt quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng diện tích rừng này. Vì thế có sự chồng chéo, cũng có thể hiểu là một rừng nhưng có 2 chủ”, ông Trần Văn Sơn nói.

Đó là chưa kể những diện tích rừng người dân tự trồng sau khi đã khai thác tận thu rừng trồng của các dự án Nhà nước trước đây như 372, 661, KFW4…. Khi đến kỳ khai thác, hầu hết các hộ dân nhận khoán tự ý khai thác trắng mà không xây dựng phương án khai thác tận thu, hồ sơ thiết kế theo quy định.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An thừa nhận lực lượng chức năng đang rất bế tắc, bất lực trước tình trạng rừng phòng hộ ở Quỳnh Lưu và Hoàng Mai bị người dân tự ý khai thác. Ông Tuấn cũng cho rằng, do sai sót lịch sử để lại nên hiện nay không thể xử lý được hành vi phá rừng phòng hộ của người dân.

Đây là hậu quả của quá trình quy hoạch nửa vời. Đất đã giao cho người dân rồi lại còn quy hoạch cho rừng phòng hộ. Ở đó có hồ Vực Mấu, nên quy hoạch rừng phòng hộ để bảo vệ nguồn nước là hợp lý. Nhưng khi làm quy hoạch thì phải đền bù cho người dân để thu hồi đất. Đến bây giờ, gây ra hệ lụy, Ban quản lý rừng phòng hộ được thành lập nhưng lại bất lực, không làm được gì khi chứng kiến người dân tự ý khai thác rừng”, ông Tuấn nói.

Trước thực trạng này, ngành lâm nghiệp tỉnh Nghệ An đã có rất nhiều cuộc làm việc suốt nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Theo ông Tuấn, hiện nay có 2 giải pháp để xử lý thực trạng này Thứ nhất là thu hồi đất rừng trước đó Nhà nước đã giao cho người dân. Hoặc điều chỉnh quy hoạch, đưa diện tích đất này ra khỏi rừng phòng hộ, để không bị chồng lấn.

Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Nghệ An được giao quản lý hơn 4.800 ha đất rừng phòng hộ trên địa bàn thị xã Hoàng Mai và Quỳnh Lưu. Trong số này hiện chỉ còn 780 ha rừng tự nhiên. Số còn lại là diện tích của rừng trồng hoặc đất chưa có rừng. Trong số diện tích rừng tự nhiên còn sót lại có đến 733 ha là rừng thứ sinh (rừng phục hồi sau nương rẫy). Hơn 46 ha còn lại là rừng nghèo sau khai thác kiệt. Trên địa bàn không còn một cánh rừng nguyên sinh nào.

Ngoài ra, trong số 4.800 ha đất rừng phòng, có tới 830 ha đất chưa có rừng. Trong đó, 260 ha đang trồng các loại cây nông nghiệp, mà chủ yếu là dứa và mía, sắn…. Thế nhưng, đây chỉ là số liệu được thống kê từ năm 2019. Từ đó đến nay, diện tích trên những cánh đồng dứa, mía trên đất rừng phòng hộ đã tăng lên đáng kể.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 12 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Lào Cai: Tạm hoãn xuất cảnh 12 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Ngày 7/5, Cục Thuế tỉnh Lào Cai thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với 12 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế.
Khoảng tối đấu thầu cây xanh (Bài 2): Bản sao

Khoảng tối đấu thầu cây xanh (Bài 2): Bản sao ''trùm thầu'' và địa chỉ quen

Vén những khoảng tối liên quan tới “trùm thầu” Cây xanh Công Minh, Báo Công Thương tìm thấy một “bản sao” cùng các đối tác và một địa chỉ quen.
Bạc Liêu: Thanh tra vạch loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Thiên Long

Bạc Liêu: Thanh tra vạch loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Thiên Long

Nhiều lãnh đạo sở, ngành và TP. Bạc Liêu bị đề nghị xem xét trách nhiệm do tùy tiện giao dự án cho nhà đầu tư không có năng lực.
Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển công an điều tra

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển công an điều tra

Liên quan đến vụ ngộ độc nghi sau khi ăn ở tiệm bánh mì cô Băng (TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai), vụ việc đã được chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.
Khoảng tối đấu thầu cây xanh (Bài 1):

Khoảng tối đấu thầu cây xanh (Bài 1): ''Trùm thầu'' lộ diện

Cây xanh Công Minh được xem là một trong những “ông trùm” trong lĩnh vực đấu thầu cây xanh, khi trúng nhiều gói thầu theo kiểu "một mình một ngựa".

Tin cùng chuyên mục

Theanh28 và nhiều

Theanh28 và nhiều ''Idol TikTok'' lợi dụng clip nhạy cảm để ''câu like bẩn''

Lợi dụng sự cố các cá nhân lộ clip nhạy cảm hay đánh ghen, Theanh28, Nhật Hải Biết Tuốt và Ngũ A Ca đã lên nhiều video để “câu like bẩn”.
Vi phạm pháp luật về kinh doanh đa cấp, Công ty Lô Hội bị phạt 220 triệu đồng

Vi phạm pháp luật về kinh doanh đa cấp, Công ty Lô Hội bị phạt 220 triệu đồng

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, với nhiều vi phạm pháp luật về kinh doanh đa cấp, Công ty TNHH Thương mại Lô Hội đã bị xử phạt hành chính 220 triệu đồng.
Nghiêm trị những trang mạng dựng chuyện, bôi nhọ cán bộ ngành điện

Nghiêm trị những trang mạng dựng chuyện, bôi nhọ cán bộ ngành điện

Nhiều trang mạng xã hội đã dựng chuyện sếp ngành điện đi ăn phở bị tính tiền lũy tiến nhằm bôi nhọ, xúc phạm ngành điện, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Nghệ An: Cưỡng chế thuế bằng biện pháp phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Thiên Đức Lộc

Nghệ An: Cưỡng chế thuế bằng biện pháp phong tỏa tài khoản đối với Công ty TNHH Thiên Đức Lộc

Theo Cục Thuế Nghệ An, Chi cục Thuế TP.Vinh vừa ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp phong tỏa tài khoản ngân hàng của Công ty TNHH Thiên Đức Lộc từ ngày 3/5.
Quảng Nam: Thanh tra dự án của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam

Quảng Nam: Thanh tra dự án của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam

Tỉnh Quảng Nam giao Thanh tra tỉnh phối hợp với các đơn vị thanh tra dự án của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam tại Cụm công nghiệp Thanh Hà.
Đắk Lắk: 15 năm “trầy trật” đi đòi 55 tỷ từ ngân sách tạm ứng cho Công ty Sao Đỏ

Đắk Lắk: 15 năm “trầy trật” đi đòi 55 tỷ từ ngân sách tạm ứng cho Công ty Sao Đỏ

Tỉnh Đắk Lắk liên tiếp ban hành các văn bản chỉ đạo ngành chức năng khẩn trương có biện pháp thu hồi hơn 55 tỷ đồng tiền tạm ứng cho Công ty Sao Đỏ.
Lạng Sơn: Kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến dự án khu đô thị mới Mai Pha

Lạng Sơn: Kỷ luật nhiều cán bộ liên quan đến dự án khu đô thị mới Mai Pha

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Lạng Sơn đề nghị thi hành kỷ luật nhiều cán bộ do để xảy ra sai phạm tại dự án khu đô thị mới Mai Pha, thành phố Lạng Sơn.
Lào Cai: Công khai danh sách 88 doanh nghiệp nợ thuế hơn 176 tỷ đồng

Lào Cai: Công khai danh sách 88 doanh nghiệp nợ thuế hơn 176 tỷ đồng

Cục thuế tỉnh Lào Cai vừa có thông báo công khai danh sách 88 doanh nghiệp có số tiền nợ thuế đến thời điểm ngày 22/4/2024 với số tiền hơn 176 tỷ đồng.
Quảng Ninh: Thêm 2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 3/5 do nợ thuế

Quảng Ninh: Thêm 2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 3/5 do nợ thuế

Ngày 5/5, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế.
Phát lộ cách thức lừa đảo chứng khoán mới: Miếng phô mai béo bở chỉ có trên bẫy chuột!

Phát lộ cách thức lừa đảo chứng khoán mới: Miếng phô mai béo bở chỉ có trên bẫy chuột!

Trên mạng xã hội đang xuất hiện các đối tượng chuyên giả mạo chuyên gia, nhân viên công ty chứng khoán có tên tuổi để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhà đầu tư...
Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Đã bắt 23 bị can, đang mở rộng điều tra

Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn: Đã bắt 23 bị can, đang mở rộng điều tra

Liên quan đến vụ Tập đoàn Phúc Sơn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.
Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang bị khởi tố vì liên quan vụ Tập đoàn Thuận An

Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang bị khởi tố vì liên quan vụ Tập đoàn Thuận An

Ông Dương Văn Thái, Bí thư tỉnh Bắc Giang bị điều tra về hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ liên quan vụ án tại Tập đoàn Thuận An.
Bắc Giang: Công ty CP Đầu tư Minh Hùng bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản hơn 8 tỷ đồng

Bắc Giang: Công ty CP Đầu tư Minh Hùng bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản hơn 8 tỷ đồng

Mới đây, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang thông tin về việc cưỡng chế, yêu cầu phong tỏa tài khoản đối với Công ty CP Đầu tư Minh Hùng hơn 8 tỷ đồng...
Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ giám đốc doanh nghiệp, tạm hoãn xuất nhập cảnh 7 cá nhân

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Tạm giữ giám đốc doanh nghiệp, tạm hoãn xuất nhập cảnh 7 cá nhân

Công an tỉnh Đồng Nai đã tạm giữ Giám đốc Công ty gỗ Bình Minh và tạm hoãn xuất nhập cảnh 7 cá nhân người nước ngoài để phục vụ điều tra.
Đồng Nai: Vừa báo lỗ, Công ty Cổ phần Đầu tư LDG lại bị cưỡng chế thuế

Đồng Nai: Vừa báo lỗ, Công ty Cổ phần Đầu tư LDG lại bị cưỡng chế thuế

Chi Cục thuế khu vực Trảng Bom – Thống Nhất (Cục thuế Đồng Nai) vừa có quyết định về việc cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (huyện Trảng Bom).
Làm rõ hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Nhật Linh Phú Thọ

Làm rõ hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Nhật Linh Phú Thọ

Nhận được phản ánh về dấu hiệu vi phạm trong khai thác khoáng sản trên sông Hồng, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các lực lượng chức năng xác minh, làm rõ.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Quản lý Tài sản B&H bị cưỡng chế hơn 3 tỷ đồng tiền thuế

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Quản lý Tài sản B&H bị cưỡng chế hơn 3 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Quản lý Tài sản B&H vừa bị Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quyết định cưỡng chế thuế với số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Lào Cai: Lại thêm 3 giám đốc bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế từ 26/4/2024

Lào Cai: Lại thêm 3 giám đốc bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế từ 26/4/2024

Ngày 3/5, Cục Thuế tỉnh Lào Cai thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế.
Bắc Giang: Cấp sổ đỏ trái qui định, nhiều cán bộ phải kiểm điểm trách nhiệm

Bắc Giang: Cấp sổ đỏ trái qui định, nhiều cán bộ phải kiểm điểm trách nhiệm

Nhiều cán bộ của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang phải kiểm điểm do tham mưu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân không đúng quy định pháp luật.
Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp vận tải Bảo Anh Minh và thiết bị điện Thơm Tuyến

Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp vận tải Bảo Anh Minh và thiết bị điện Thơm Tuyến

Ngày 3/5, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang thông tin về việc cưỡng chế thuế đối với Công ty TNHH vận tải Bảo Anh Minh và Công ty Thiết bị điện Thơm Tuyến do nợ thuế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động