Bản sắc Công Thương

Khi Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và đoàn công tác của Bộ Công Thương trực tiếp thị sát tình hình xuất nhập khẩu tại tỉnh Lạng Sơn ngày 7/3/2020, tình hình tại nơi được coi là đầu cầu xuất khẩu của cả nước đã khác nhiều so với thời điểm trước Tết Canh Tý. Khi đó, những dấu ấn của dịch Covid-19 còn chưa hiện ra, các diễn tiến về kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu của tỉnh Lạng Sơn vẫn theo đúng các kịch bản.

Linh hoạt trong bối cảnh mới

Giờ đây, dịch bệnh diễn biến phức tạp trên toàn cầu, những quy trình kiểm soát đã làm chậm lại đà thông quan, xe chở hàng ùn ứ tại các bãi đã được mở rộng chỗ đỗ. Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Phan Văn Chinh cho biết, đã có lúc, 5 ngày liền, giao thương qua biên giới không thông quan được xe nào. Chỉ tính riêng hai tỉnh đầu cầu quan trọng nhất về giao thương của Việt Nam là Lạng Sơn và Lào Cai, nếu dừng 1 tháng, thiệt hại cỡ 100 - 200 triệu USD và nếu kéo dài 2 tháng, con số này có thể lên đến 600 - 700 triệu USD.

ban sac cong thuong
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh (bìa trái) kiểm tra thực tế hoạt động của doanh nghiệp (ngày 5/3/2020)

Câu chuyện xuất nhập khẩu không chỉ là thông quan hàng hóa, tiểu ngạch hay chính ngạch mà xa hơn nữa là chuyện khơi thông thị trường. Chưa lúc nào, mối quan hệ giữa thị trường trong và ngoài nước được đặt ra bức thiết như hiện nay. Có thể thấy rõ hơn triết lý mới của việc xây dựng chính sách để tháo gỡ ách tắc không chỉ vài nghìn xe hàng, bảo đảm đích đến cho những hàng hóa mà còn là sự vận hành của một nền kinh tế có độ mở rất cao như Việt Nam. Triết lý đó, nói như Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, mọi giải pháp phải hướng mạnh đến doanh nghiệp (DN), tổ chức, người dân.

Cũng chính từ triết lý ấy, tại các cuộc giao ban làm việc với lãnh đạo đơn vị trực thuộc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhiều lần yêu cầu phải thay đổi mạnh mẽ tư duy, thay vì chỉ tập trung vào chức năng nhiệm vụ thuần túy. Phải ở tâm thế nhìn tổng thể bối cảnh, liên tục nắm bắt thực tế mới nảy sinh để cùng phối hợp giải quyết. Đó là tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và ông cũng đòi hỏi rất cao, quyết liệt từ góc độ một ngành nắm đến 60 - 70% GDP của cả nước mà ông là Tư lệnh.

Nhưng giải pháp đưa ra cũng không thể chung chung. Thay vào đó, phải biết DN cần gì ở những thời điểm “nước sôi, lửa bỏng” của nền kinh tế khi đối phó với dịch bệnh; để khi DN gồng hết sức qua dịch, vẫn còn niềm tin vào chính sách, các giải pháp đề ra phát huy rõ tác dụng và còn sức để tiếp tục tái cơ cấu. Chưa bao giờ, lợi ích DN và đời sống người lao động lại gắn bó với nhau như lúc này.

Cục trưởng Phan Văn Chinh mới đây cho biết, chưa khi nào, đơn vị ông chỉ trong vòng chưa đến 3 tháng mà đã tham mưu cho lãnh đạo Bộ ban hành đến 15 thông tư, văn bản chuyên môn. Điều này cho thấy, những nỗ lực không chỉ riêng của đơn vị ông mà cả sự quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, lãnh đạo Bộ và “chung tay” của các đơn vị chức năng khác thuộc Bộ. Để từ đó, bảo đảm sự thông thương cao nhất đến mức có thể cho hàng hóa, nguồn cung đầu vào cho DN trong nước không chỉ ở đầu cầu biên giới mà tới các thị trường khu vực và xa hơn nữa.

Trong những ngày cao điểm dịch bệnh Covid-19 cũng là lúc các cục, vụ chức năng của Bộ “chạy đua” với thời gian, công văn đi, công văn đến, tổ chức gặp gỡ DN, hiệp hội ngành hàng để nắm bắt thực tế nảy sinh. Đây cũng là thời điểm thực tế điều hành nảy sinh nhiều điều mới mẻ; xúc tiến thương mại gặp nhau trên màn hình video; trao đổi những vấn đề cốt tử của kinh tế, thương mại qua liên lạc đường dài thay vì gặp trực tiếp như trước đây. Hiệu quả mang lại cũng rất ấn tượng.

Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú, sau buổi giao thương trực tuyến giữa các DN Việt Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức mới đây, kết nối giao thương đã đạt tới con số 3,9 triệu USD. Hiệu quả đến mức, Tham tán thương mại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội Hồ Tỏa Cẩm đã đề xuất Bộ Công Thương Việt Nam nên có công hàm gửi Ủy ban Thương mại quốc tế Trung Quốc để tiếp tục có những cuộc xúc tiến thương mại với DN các tỉnh Trung Quốc. Tới đây, một sự kiện tương tự giữa DN Việt Nam với DN tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cũng sẽ diễn ra với sự tham gia của 200 DN. Dự kiến, trong tháng 5 sẽ có các sự kiện với DN Singapore và Ấn Độ.

Điều mới mẻ từ điều hành quyết liệt và nắm bắt thực tiễn, đồng hành cùng DN đã khơi dậy nội lực, khả năng mới của DN. Câu chuyện sản xuất khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang kháng giọt bắn là một ví dụ. Các đơn vị thuộc Bộ, Thương vụ… khẩn trương tìm DN đáp ứng nguồn cung vải; nghiên cứu nguồn nguyên liệu tại chỗ để chủ động cũng như phối hợp cùng Bộ Y tế xây dựng quy chuẩn khẩu trang. DN dệt may chủ động, nhanh chóng chuyển hướng sản xuất, đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu một mặt hàng quan trọng mà cách đây mấy tháng không ai nghĩ đến.

Ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp - cho biết, trong khi DN trong nước có khả năng cung ứng đến 11 triệu khẩu trang/ngày thì lượng khẩu trang xuất khẩu thời gian gần đây đã đạt đến 37 triệu chiếc. Dịch bệnh còn kéo dài thì không chỉ khẩu trang mà việc sản xuất các vật phẩm, thiết bị y tế cũng được xem là một hướng đi khả thi.

Bình ổn thị trường, ổn định đời sống người dân

Một điều ai cũng nhận thấy, giữa tâm dịch, ngay cả các nền kinh tế phát triển cũng đối diện với những thách thức từ thị trường, người dân đi vét nhu yếu phẩm, thì tại Việt Nam, tình hình thị trường hàng hóa được kiểm soát rất tốt, tạo thêm hình ảnh đẹp cho đất nước. Từ các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh tới các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, hàng hóa thiết yếu cho đời sống nhân dân vẫn hoàn toàn được đáp ứng. Lực lượng quản lý thị trường đã đóng góp không nhỏ vào thành công trong bình ổn thị trường với việc quyết liệt xử lý tận gốc những hành vi găm hàng, cố tình lợi dụng “đục nước, béo cò” tại các địa phương với việc xử lý 8.445 vụ; số tiền xử phạt vi phạm hành chính ước đạt 4,33 tỷ đồng. Cùng đó, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số bên cạnh việc chung tay góp phần đưa hình thức thương mại điện tử nhanh chóng đến với người tiêu dùng cũng đã “hạ bệ” trên 17.000 cửa hàng “ảo”, dỡ trên 34.000 mặt hàng xâm phạm lợi ích người tiêu dùng…

Câu chuyện thành công này chắc chắn sẽ còn tiếp tục được mổ xẻ, tổng kết sâu thêm để có thể tạo cơ sở cho việc nâng cấp các hệ thống phân phối trong nước theo hướng hiện đại hơn. Song, nói như ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, điều này cho thấy, tầm quan trọng của việc kết nối cung - cầu trong mọi hoàn cảnh. DN bán lẻ cũng cần có hướng quản trị kinh doanh mới để cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ còn ngấp nghé thị trường Việt Nam. Cũng trong câu chuyện bình ổn thị trường trong nước nhìn từ đợt dịch Covid-19, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã đặt vấn đề rất rốt ráo: Về lâu dài, các hình thức vận động tiêu dùng hàng Việt sẽ dần hoàn thành sứ mệnh. Cần phải có các giải pháp, chính sách hỗ trợ DN bán lẻ trong nước để tạo sự phát triển bền vững hơn và công việc này phải được làm từ bây giờ.

Giờ đây, khi dịch Covid-19 dần được kiềm chế, cũng là lúc kế hoạch hành động với các giải pháp phát triển hậu Covid-19 của Bộ Công Thương đang nhanh chóng được hình thành. Yêu cầu mới đã được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đặt ra, đó là thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực; bảo đảm yêu cầu về tăng trưởng cho năm 2020 và những năm tiếp theo; tiếp tục tăng cường theo dõi sát tình hình; duy trì quan hệ làm việc chặt chẽ với địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng để cập nhật kịp thời những diễn biến mới tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, có biện pháp đề xuất mang rõ tinh thần “căn cơ hơn, thấu đáo hơn”, hoàn thiện và đảm bảo hiệu quả chung trong chính sách điều hành của Chính phủ cũng như Bộ Công Thương.

Chưa có ngay đánh giá hiệu quả, tác dụng của 127 đề mục công việc mà các đơn vị chức năng Bộ Công Thương đã tiến hành từ đầu dịch Covid-19 đến nay, nhưng có thể thấy, những nỗ lực đã được minh chứng bằng thành công quan trọng bước đầu.
Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam chưa có đủ thông tin để đánh giá tác động của dự án kênh đào Funan Techo và mong muốn Campuchia chia sẻ đầy đủ.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Ngày 9/5, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội và Thường trực các cơ quan của Quốc hội.
Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, trong đó Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".
Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng chỉ ra giải pháp trong triển khai quy hoạch vùng và phát triển, liên kết Vùng đồng bằng sông Hồng với 12 "từ khóa" quan trọng bao trùm và toàn diện.
Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra sáng 9/5.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023, với kết quả này, đây là năm thứ 7 tỉnh Quảng Ninh giữ vai trò “quán quân” PCI.
Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong Chiến thắng Điện Biên Phủ đã truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Hai nước đã xác lập ''định vị mới'' cho quan hệ song phương, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Chiều 8/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông.
Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng đề nghị Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, hiện tỉ lệ giải ngân của 3 địa phương đạt dưới mức bình quân chung.
Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa đề nghị kỷ luật các ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. HCM; Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong, Nguyên Chủ tịch UBND TP. HCM.
Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Lấy ý kiến về quy định bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất

Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giá đất sẽ được lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng để hoàn thiện.
Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Hà Nội: Dự án hơn 17.000 tỷ đồng mở rộng gấp đôi đường Láng bao giờ triển khai?

Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất thành phố mở rộng đường Láng từ khoảng 21m lên 53,5m, có chiều dài 3,8km, chi phí dự kiến hơn 17.000 tỷ đồng.
Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Tập trung rà soát, cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính sáng 8/5 nhằm rà soát tiến độ đơn giản hoá, cắt giảm điều kiện kinh doanh; phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Bắc Giang: Tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc

Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sắp thanh tra, kiểm tra VNPT và Viettel Kon Tum

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum sẽ tiến hành kiểm tra việc quản lý thuê bao di động trả trước tại VNPT Kon Tum và Viettel Kon Tum, trong quý II/2024.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Để gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị liên quan triển khai ngay 3 giải pháp cấp thiết.
Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xe điện 4 bánh nên áp dụng nguyên tắc hài hòa, công nhận theo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của loại phương tiện.
Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt là nguồn động lực để Việt Nam quyết tâm xây dựng một đất nước hùng cường.
Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Chiều 7/5, Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận và chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2 nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án này.
Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người tham dự diễn ra sáng 7/5 tại tỉnh Điện Biên.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng 7/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối theo hình thức trực tuyến.
Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích

Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích ''Điện Biên Phủ mới''

Phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng từ Chiến thắng Điện Biên Phủ, toàn dân chung sức, đồng lòng, tận dụng thời cơ, vận hội để lập nên những kỳ tích mới.
Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại Điện Biên đã diễn ra lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

7 thập kỷ đi qua trong dòng lịch sử, âm hưởng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn sáng ngời, vẫn vẹn nguyên vang vọng trong biết bao thế hệ người Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động