Tinh thần vượt khó năm 2023 của ngành Công Thương rất đáng ghi nhận

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (đoàn Hà Nội) ghi nhận ngành Công Thương đã có nhiều nỗ lực trong năm 2023.
Ngành Công Thương đoàn kết, đổi mới, đóng góp cho sự lớn mạnh của đất nước Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bộ Công Thương cần phát huy vai trò “nhạc trưởng” trong lĩnh vực Công và Thương Công Thương khối địa phương: Chung sức đẩy nhanh tăng trưởng ngành

Năm 2023, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động nhưng tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt khoảng trên 5%, là mức khá cao so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Trong kết quả này có những đóng góp từ lĩnh vực công nghiệp, thương mại nội địa và hoạt động xuất nhập khẩu. Xin ông cho biết một số đánh giá về hoạt động quản lý, điều hành của Bộ Công Thương trong năm qua để cùng cả hệ thống chính trị thực hiện thành công các mục tiêu, kế hoạch của Quốc hội, Chính phủ?

Theo tôi, điểm đầu tiên, đáng ghi nhận nhất, đó là trong lúc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, Bộ Công Thương đã chỉ đạo đẩy mạnh vấn đề bán lẻ nội địa. Đây là thành công rất lớn trong năm nay. Dự kiến, tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước đạt khoảng 6.205,58 tỷ đồng, tăng khoảng 9,2% so với năm 2022, vượt mục tiêu kế hoạch của ngành (mục tiêu tăng 8 - 9%).

đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (đoàn Hà Nội)
Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ - đoàn Hà Nội

Thứ hai, trong lúc gặp rất nhiều khó khăn đối với các thị trường truyền thống, ngành Công Thương đã mở rộng, đa dạng hóa thị trường và được các quốc gia, thị trường mới đón nhận, tích cực giao thương với Việt Nam. Chẳng hạn, xuất khẩu sang các nước: châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á, Trung Đông… đã tăng lên, bên cạnh các thị trường chủ lực, truyền thống như: EU, Mỹ, Hàn Quốc.

Ngoài ra, tiếp tục khai thông hiệu quả hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức chính ngạch đã tạo thuận lợi hơn cho công tác xuất khẩu nông sản.

Nhờ những biện pháp đó, xuất khẩu của chúng ta mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn có những điểm sáng. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước sau 11 tháng đạt 619,2 tỷ USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu 322,5 tỷ USD, nhập khẩu 296,7 tỷ USD.

Điểm sáng nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu là cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư sau 11 tháng đạt 25,83 tỷ USD - đây là mức tăng ấn tượng, lên tới 250% so với cùng kỳ năm 2022. Kết quả này góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu thế giới sụt giảm, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục vượt qua khó khăn. Mặc dù chưa đạt được mức tăng trở lại so với năm trước, nhưng mức suy giảm tiếp tục được thu hẹp (từ mức giảm 12% trong nửa đầu năm 2023 xuống giảm 5,9% trong 11 tháng năm 2023).

Thứ ba, việc cung ứng nguồn điện cơ bản được đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Bên cạnh việc phát triển các nguồn điện sạch, để tăng nguồn dữ trữ, Bộ Công Thương cũng linh hoạt trong vấn đề nhập khẩu than để phục vụ cho vận hành các nhà máy nhiệt điện. Đây là hành động rất kịp thời. Dự kiến thực hiện cả năm 2023, sản lượng than nhập khẩu đạt trên 13,2 triệu tấn.

Thứ tư, ngành Công Thương tiếp tục phát huy hiệu quả các lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là các hiệp định FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP… Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Nhờ những giải pháp trong công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương, hoạt động xuất khẩu trong năm 2024 sẽ tiếp tục tăng trưởng. Chúng ta có thể thấy tín hiệu từ các ngành xuất khẩu lớn như: Dệt may, thủy sản, những hàng nhu yếu phẩm khác… hiện nay đã ký kết được nhiều hợp đồng. Đây là một tín hiệu tích cực cho vấn đề xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024, có những tiềm năng, lợi thế hơn so với năm 2023.

Ngay trong những tháng cuối năm 2023, chúng ta cũng thấy quy mô xuất nhập khẩu của Việt Nam đang tăng trở lại, cao hơn so với những tháng đầu năm. Ông kỳ vọng gì về hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2024?

Năm 2024 có nhiều tín hiệu tích cực hơn. Trước hết, các công ty, doanh nghiệp của chúng ta đã lường trước được những khó khăn, thực tiễn của năm 2023 để khắc phục những hạn chế, yếu kém và tích cực tìm các đơn hàng một cách chủ động, mở rộng. Hiện nay, kết quả bước đầu đã được ghi nhận bằng các hợp đồng, đơn hàng của các quốc gia đã ký kết với doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, chúng ta tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để một số mặt hàng trước đây xuất khẩu theo hình thực tiểu ngạch, nay nâng lên thành xuất khẩu chính ngạch. Điều này đảm bảo việc xuất khẩu một cách lâu dài, bền vững hơn cũng như nâng cao chất lượng xuất khẩu.

Mặt khác, chúng ta đa dạng hóa các thị trường, từ các thị trường rất lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, bây giờ chúng ta mở rộng sang Trung Đông. Đồng thời, tiếp tục tận dụng hiệu quả các hiệp định FTA để đẩy mạnh xuất khẩu.

Ngoài ra, các doanh nghiệp, tập đoàn FDI lớn cho biết sẽ đẩy mạnh xuất khẩu với những mẫu sản phẩm mới, mở ra nhiều triển vọng. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường phát triển công nghiệp hỗ trợ để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này sẽ tạo đà tốt trong tương lai gần, thậm chí mang tính chiến lược để xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng bền vững hơn.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được đánh giá đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là động lực dẫn dắt nền kinh tế tăng trưởng và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Xin ông cho biết quan điểm về vấn đề này?

Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đặt mục tiêu đến năm 2025 nước ta sẽ là nước có công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%.

Đại biểu Trương Xuân Cừ: Năm 2024, trong lĩnh vực công nghiệp có tín hiệu khả quan từ cam kết đầu tư của nhiều tập đoàn về công nghiệp bán dẫn. Nếu chính sách của chúng ta tốt, cam kết hỗ trợ lâu dài để họ đầu tư vào Việt Nam, sẽ mở ra một triển vọng mới cho nền công nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 22/3/2018 đã đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đạt 30%; tăng trưởng giá trị gia tăng ngành chế biến chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm; đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại.

Từ những mục tiêu đặt ra có thể thấy, công nghiệp chế biến chế tạo được xác định là một trong những yếu tố tạo động lực tăng trưởng của giai đoạn tới, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, cơ cấu lại nền kinh tế để có thể tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, tránh bẫy thu nhập trung bình và đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thực tiễn cho thấy, sức hút đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo rất lớn. Đây là lĩnh vực thu hút nhiều dự án FDI lớn. Qua đó, không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư, tăng vị thế của Việt Nam trong bản đồ kinh tế thế giới. Đồng thời, giúp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua cung ứng các sản phẩm, linh kiện cho các tập đoàn lớn trên thế giới đang đầu tư tại Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, học hỏi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành…

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có nhiều giải pháp để thúc đẩy sự phát triển đúng hướng, hiệu quả, từng bước đem lại diện mạo mới cho công nghiệp chế biến, chế tạo. Tuy nhiên, để thúc đẩy doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển, giúp gia tăng giá trị tạo ra trong nước của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo… ngoài những hỗ trợ chung, cần phải có một quỹ đổi mới để hỗ trợ cho các doanh nghiệp để họ có thể tiếp thu công nghệ, thuê các chuyên gia của nước ngoài… Đây là con đường nhanh nhất, lộ trình thiết thực nhất để doanh nghiệp hội nhập thành công, hiệu quả.

Xin cảm ơn ông!

Quỳnh Nga (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Vàng ế và bài toán nguồn cung cho thị trường vẫn chưa chốt lời giải

Câu chuyện đảm bảo nguồn cung cho thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước tiệm cận giá thế giới không thể giải quyết thấu đáo ngày một, ngày hai.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Đấu thầu vàng - lời giải cho bài toán quản lý thị trường vàng hay chỉ là giải pháp ngắn hạn?

Câu chuyện đấu thầu vàng đang được dư luận rất quan tâm, song lại nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà kinh tế.
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhiều người dân ở TP. Nha Trang lo ngại, hạn chế sử dụng các món ăn chế biến từ thịt gà.
Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Câu chuyện nữ hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thọ (tỉnh Thanh Hóa) bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú, dư luận mong sớm có kết luận từ cơ quan Công an.
Gạo ST25 bị làm giả và câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Gạo ST25 bị làm giả và câu chuyện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Gạo ST25 bị mạo danh, làm giả xuất hiện tràn lan một lần nữa báo động thực trạng giả mạo thương hiệu thông qua nhãn mác, bao bì, thậm chí là giả mạo gạo ST25.
Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

Sản xuất công nghiệp: Để niềm vui trọn vẹn hơn

Quý I/2024, giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,98%, khu vực này tiếp tục trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng.
Sự thật chứng minh không có cơn sốt đất nào cả!

Sự thật chứng minh không có cơn sốt đất nào cả!

Nhà đất ở Hà Nội tăng giá theo ngày chỉ là ảo. Thống kê số lượng giao dịch thực tế từ cơ quan chức năng cho thấy không có cơn sốt đất nào cả!
Để những kỳ nghỉ lễ dài ngày không còn là nỗi lo

Để những kỳ nghỉ lễ dài ngày không còn là nỗi lo

Những kỳ nghỉ lễ kéo dài sẽ mang đến những tác động tích cực nhưng đồng thời cũng là những điểm hạn chế. Vậy giải pháp cho những vấn đề này là gì?
Tiếp tục cảnh báo về an toàn thực phẩm học đường

Tiếp tục cảnh báo về an toàn thực phẩm học đường

Sau việc 23 học sinh lớp 4 ở Quảng Trị vừa bị ngộ độc; 1 học sinh ở Nha Trang tử vong mới đây, câu chuyện về an toàn thực phẩm học đường tiếp tục được cảnh báo.
Bóng đá Việt Nam tự nâng tầm hay chìm trong "vũng lầy" kỷ luật?

Bóng đá Việt Nam tự nâng tầm hay chìm trong "vũng lầy" kỷ luật?

Tài năng trẻ Đình Bắc đã gặp phải những thử thách về mặt chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, điều này phản ánh những vấn đề sâu rộng hơn của nền bóng đá Việt Nam
Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng du lịch: Không thể chủ quan!

Ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng du lịch: Không thể chủ quan!

Các vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra tại các thành phố, địa phương du lịch nổi tiếng không chỉ ảnh hưởng đến cư dân bản địa mà còn đến khách du lịch...
Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Từ chuyện Shopee cho trả hàng trong 15 ngày: Khi bán hàng online không còn là “miếng bánh” dễ ăn

Những ngày qua cộng đồng người bán hàng trên Shopee "dậy sóng" khi sàn thương mại điện tử này thay đổi chính sách trả hàng/hoàn tiền lên đến 15 ngày.
Làm gì khi lừa đảo trên mạng tăng mức độ hoành hành?

Làm gì khi lừa đảo trên mạng tăng mức độ hoành hành?

Lừa đảo trên mạng vẫn phức tạp và nguy hiểm hơn khi có xu hướng dịch chuyển "bắt kịp" những nhu cầu cao trong cộng đồng.
Tỷ phú Trần Bá Dương và giấc mơ đưa Quảng Nam trở thành trung tâm logistics miền Trung

Tỷ phú Trần Bá Dương và giấc mơ đưa Quảng Nam trở thành trung tâm logistics miền Trung

Với việc tập trung đầu tư vào hạ tầng, cảng biển, sân bay, đường bộ, ông Trần Bá Dương tin rằng, Quảng Nam sẽ trở thành trung tâm logistics trong tương lai.
“Tráo nhà hàng” nơi thành phố du lịch: Đừng làm xấu hình ảnh địa phương

“Tráo nhà hàng” nơi thành phố du lịch: Đừng làm xấu hình ảnh địa phương

Từ việc đoàn khách đến Nha Trang du lịch bị tài xế taxi “tráo nhà hàng”, một lần nữa dấy lên vấn nạn “chi hoa hồng”, "chặt chém" vốn tồn tại nhiều năm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động