Thứ sáu 22/11/2024 17:36

Ban quản lý khu kinh tế Quảng Bình chủ động tháo gỡ khó khăn

Ngay từ những ngày đầu năm 2015, Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Bình đã chủ động và quyết liệt triển khai thực hiện nhiệm vụ đã đề ra.  

Ưu tiên dự án có vốn đầu tư lớn

Theo ông Phạm Văn Năm - Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Bình, năm 2015 Ban quản lý tiếp tục lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong khu kinh tế (KKT) Hòn La, KKT Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo; hoàn thành quy hoạch chi tiết và thành lập các khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

Bên cạnh đó, Ban quản lý còn chú trọng cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư; phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách nhằm ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư. Đặc biệt, tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ dự án; cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và quản lý dự án theo quy định. “Chúng tôi sẽ dành ưu tiên cho những dự án có vốn đầu tư lớn, dự án sản xuất các mặt hàng ưu tiên đầu tư, đóng góp ngân sách lớn, thu hút nhiều lao động” – ông Phạm Văn Năm nhấn mạnh.

Cũng theo ông Năm, để tiếp tục thu hút và tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư, năm 2015, Quảng Bình vẫn xác định tập trung nguồn lực, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của KKT và hệ thống các KCN. Đáng chú ý, việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật sẽ được rà soát chặt chẽ, ưu tiên và tập trung nguồn lực để hoàn thành dứt điểm một số công trình cấp bách, quan trọng như: Hệ thống giao thông, điện, nước, mặt bằng, bến bãi trong KKT, KCN

Cùng với đó, công tác duy tu, bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường tại các KKT và KCN sẽ được chú trọng để sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời nhằm quản lý, khai thác có hiệu quả nhất các công trình hạ tầng đã đưa vào sử dụng.

Những năm qua, ngân sách của Quảng Bình dành cho đầu tư hạ tầng KCN, KKT còn ít, chủ yếu dựa vào nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ với số lượng, tiêu chí, đối tượng áp dụng rất hạn hẹp. Chính vì vậy, nhiều hạng mục cần thiết đầu tư sớm nhưng không thuộc đối tượng hỗ trợ vốn của Chính phủ nên không đáp ứng được tiến độ. Trong khi đó, vấn đề bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng một số dự án gặp khó khăn do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, do lấn chiếm, xây dựng công trình lấn chiếm trái phép….vẫn còn xảy ra.

Cần tiếp tục được tháo gỡ về vốn

Xác định được những hạn chế này, để thực hiện hiệu quả các kế hoạch đã đặt ra, ngay từ cuối năm 2014, Ban quản lý khu kinh tế Quảng Bình đã chủ động đề ra nhiều giải pháp để triển khai trong năm 2015 như: Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tích cực tham mưu UBND tỉnh tăng cường đầu tư kinh phí từ nhiều nguồn vốn; tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương để hoàn thiện các hạng mục hạ tầng kỹ thuật cơ bản; Rà soát, hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO phù hợp với kết quả thực hiện thủ tục cải cách hành chính của Chính phủ; tích cực phối hợp và chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các dự án trọng điểm mang tính động lực trong KKT, KCN như: Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch, Cảng Hòn La, Nhà máy xi măng, Nhà máy phôi thép, KCN Hòn La II…

Bên cạnh những nỗ lực của Ban quản lý, ông Phạm Văn Năm bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm bố trí ngân sách địa phương nhiều hơn nữa để góp phần hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư; sự phối hợp từ các địa phương nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai, kiểm tra và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.

Riêng với công tác xúc tiến đầu tư, năm 2015, Ban sẽ thực hiện bằng nhiều hình thức, tăng cuờng phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng có liên quan nhằm đảm bảo kết nối với nhà đầu tư thông suốt, thống nhất và hiệu quả hơn. Ban cũng tham mưu tỉnh Quảng Bình tăng kinh phí xúc tiến thương mại; đồng thời, ban hành quy trình thủ tục thực hiện đầu tư tại KKT, KCN… để việc giao đất, cho thuê đất không phải qua nhiều đầu mối, gây khó khăn trong quá trình thực hiện, cũng như ảnh hưởng đến cơ chế, chính sách thu hút đầu tư.

*Tính đến hết năm 2014, đã có hơn 45 dự án đầu tư vào các KCN của Quảng Bình với tổng số vốn đăng ký 8.045,59 tỉ đồng.

*KKT Hòn La đã thu hút được khoảng 21 dự án, với tổng số vốn đăng ký 37.450,48 tỉ đồng;

*KKT Cửa khẩu Cha Lo thu hút 8 dự án, với tổng số vốn đăng ký 482,20 tỉ đồng.

Thu Hoài

Tin cùng chuyên mục

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công

Hội thảo giới thiệu về chương trình chuyển đổi số cho các cơ sở công nghiệp nông thôn

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Trà Vinh: 9 tháng nghiệm thu 6 đề án khuyến công

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tại Tuyên Quang chuyển đổi số