Ban hành Nghị định quản lý và sử dụng vốn ODA
Theo đó, Nghị định 20/2023/NĐ-CP bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản và hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Nghị định 20/2023/NĐ-CP bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA |
Cụ thể, Nghị định 20/2023/NĐ-CP bổ sung khoản 3a, 3b Điều 12 về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi. Trong đó, khoản 3a quy định: Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để chuẩn bị dự án đầu tư do cơ quan, tổ chức mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
Khoản 3b quy định, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, phê duyệt dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi để chuẩn bị dự án đầu tư do địa phương quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 2 Điều này.
Cùng với việc bổ sung quy định về thẩm quyền, Nghị định 20/2023/NĐ-CP cũng bổ sung khoản 5a, 5b Điều 14 về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản và hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, khoản 5a quy định, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan chủ quản thực hiện.
Khoản 5b quy định, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của hội đồng nhân dân cấp tỉnh thực hiện.