Bạn có biết: Tầm quan trọng của Tiêm chủng mở rộng?

Vắc xin được coi là một trong những phát minh vĩ đại của loài người vì nhớ có vắc xin mà hàng triệu sinh mệnh đã được cứu sống mỗi năm khỏi các bệnh nghiêm trọng mà trước đó không thể ngăn chặn và chữa khỏi. Chính vì vậy, chương trình tiêm chủng mở rộng các loại vắc xin đã và đang được áp dụng thường kỳ tại các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Vai trò quan trọng của vắc xin và vì sao cần tiêm chủng mở rộng

Cơ chế hoạt động của vắc xin khi đưa vào cơ thể là nhằm kích thích sản sinh kháng thể, tăng cường miễn dịch chống lại virus xâm nhập - vốn là mầm mống của bệnh truyền nhiễm. Theo thống kê, trên thế giới hiện nay đã phát minh ra vắc xin chống 30 loại bệnh truyền nhiễm, trong đó con số quốc gia và vùng lãnh thổ phổ cập vắc xin cho người dân qua hình thức tiêm chủng mở rộng là hơn 190.

Lợi ích của tiêm chủng mở rộng đối với an sinh xã hội:

Đây là biện pháp giúp nhân loại phòng tránh một cách hiệu quả những căn bệnh truyền nhiễm và làm giảm tỷ lệ tử vong ở người do các căn bệnh này:

Nhờ được tiêm vắc-xin, cơ thể người sẽ sinh ra miễn dịch và không bị mắc bệnh, làm giảm hoặc không bị di chứng do dịch bệnh để lại. Hàng năm, có khoảng 2,5 triệu trẻ em thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhờ được tiêm chủng vắc xin các bệnh truyền nhiễm. Và tiêm chủng mở rộng là một biện pháp hiệu quả giúp giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới - một trong các mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

Tiêm chủng mở rộng vắc xin giúp cứu sống hàng triệu sinh mạng mỗi năm
Vắc xin giúp cứu sống hàng triệu sinh mạng mỗi năm

Tiêm chủng mở rộng đảm bảo sự khỏe mạnh cho nguồn lao động tương lai

Trẻ em là tương lai của đất nước, của nhân loại. Vì thế nếu trẻ em được chăm sóc và bảo vệ tốt ngay từ khi còn nhỏ sẽ là tiền đề cho một xã hội có nguồn lực lao động chất lượng cả về sức khỏe cũng như trí tuệ. Đây cũng là chiến lược phát triển kinh tế - an sinh xã hội thiết yếu của mỗi quốc gia.

Tiêm chủng mở rộng góp phần xóa đói giảm nghèo:

Nhờ tiêm chủng, trẻ em trở nên khỏe mạnh và gia đình tiết kiệm được các khoản viện phí khi trẻ ốm đau, bệnh tật. Hơn nữa, kể cả người lớn cũng có ít đi những nguy cơ bị bệnh (ví dụ như tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, vắc xin phòng cúm, phòng viêm gan,…), nhờ đó có sức khỏe để lao động và đảm bảo cuộc sống.

Sẽ như thế nào nếu trẻ không được tiêm vắc xin hoặc tiêm muộn?

Theo như đã phân tích, vắc xin đối với trẻ em là vô cùng quan trọng vì nếu trẻ không được tiêm vắc xin, tiêm không đủ liều hoặc tiêm muộn thì sẽ dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng sau này như ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản, bệnh bạch hầu,… làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ. Ngoài ra các bệnh cần phải được tiêm phòng vắc xin thì có yếu tố lây nhiễm rất cao trong công đồng. Vì vậy trẻ em cần phải được cha mẹ, gia đình lưu ý để tiêm chủng đầy đủ và đúng thời điểm. Đây không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm đối với con trẻ, trách nhiệm đối với bản thân gia đình và đối với toàn xã hội.

Vắc xin đối với trẻ em là vô cùng quan trọng
Vắc xin đối với trẻ em là vô cùng quan trọng

Các giai đoạn áp dụng chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam

Đã hơn 30 năm Chương trình tiêm chủng mở rộng được chính phủ Việt Nam áp dụng, dưới đây là một số cột mốc đáng ghi nhận về những nỗ lực bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân tại Việt Nam thông qua chương trình này:

Giai đoạn 1 - thí điểm (1981 - 1984):

Năm 1981 là mốc thời gian Tiêm chủng mở rộng bắt đầu được tiến hành thí điểm tại Việt Nam và dần dần mở rộng qua các năm sau đó. Sau 3 năm, từ 1981 - 1984, hơn 50% số tỉnh áp dụng thành công tiêm chủng mở rộng.

Giai đoạn 2 - mở rộng tiêm chủng trên phạm vi cả nước (1985 - 1990):

6 loại vắc xin chống các bệnh truyền nhiễm như Sởi, Bại liệt, Uốn ván, Lao, Ho gà, Bạch hầu đã được đẩy mạnh trên cả nước vào năm 1985. Số liệu của năm 1900 cho thấy có tới hơn 96% số xã và 100% các huyện đã thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Giai đoạn 3 - xóa “mù” tiêm chủng cho các xã (1991 - 1995):

Hết năm 1900, số xã chưa triển khai tiêm chủng mở rộng là gần 4% trên cả nước. Tuy con số này là còn khá ít nhưng chúng ta lại gặp rất nhiều khó khăn do vấn đề địa hình cản trở vì hầu hết những xã này đều nằm ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo, điều kiện giao thông, phương tiện đi lại còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn và truyền thông y tế cũng khó phổ biến thông tin đến tất cả đồng bào, bà con tại những nơi này. Sau đó, nhờ sự kết hợp của Bộ đội Quân Y biên phòng và Bộ Y tế, năm 1995 có 100% tất cả các xã tại Việt Nam đã được bao phủ tiêm chủng mở rộng.

Giai đoạn 4 - tăng cường triển khai tiêm chủng mở rộng thêm 6 loại vắc xin mới (1997 - 2012)

Trong năm 1997, chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam đã đưa thêm 4 loại vắc xin mới chống các bệnh nghiêm trọng như Viêm gan B, Thương hàn, Tả, Viêm não Nhật Bản. Như vậy tổng cộng Việt Nam đã triển khai thành công 10 vắc xin nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Vắc xin thứ 11 là vắc xin Hib có tác dụng phòng chống bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ được triển khai từ tháng 6/2010. 2 năm sau, ngày 04/9/2012, vắc xin phòng bệnh Sởi - Rubella dành cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi đã được đưa vào dự án Tiêm chủng mở rộng và thực hiện thành công trong giai đoạn 2014 - 2015, đánh dấu đây là vắc xin thứ 12 trong danh sách của chương trình.

Ngày càng có thêm các loại vắc xin được bổ sung vào Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam
Ngày càng có thêm các loại vắc xin được bổ sung vào Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan chức năng xác định, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân và mẫu thực phẩm lấy ở tiệm bánh mì cô Băng (TP. Long Khánh, Đồng Nai) đều bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.
TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh không phát hiện ngộ độc tập thể tại Trường Tiểu học Linh Chiểu (Thủ Đức) và Đặng Trần Côn (quận 4), khiến 82 học sinh nghỉ học cùng lúc.
Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ, tuy nhiên người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố vẫn chưa được hỗ trợ.
Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Liên quan đến vụ ngộ độc bánh mì ở TP. Long Khánh, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, ghi nhận thêm 5 ca nhập viện, các trường hợp nặng có tiến triển tốt.
Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Số ca mắc ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai hiện đã lên đến hơn 500 người, trong đó có những trường hợp nguy kịch. Sự việc khiến người dân không khỏi hoang mang.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa ra quyết định thu hồi trên toàn quốc sản phẩm Serum phục hồi da hư tổn và sản phẩm Black Pearl – Cleopatra Mask For All Skin Types.
Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Trong số khoảng 530 ca ngộ độc thực phẩm nghi sau khi ăn tại tiệm bánh mì cô Băng (Đồng Nai) có 5 bệnh nhi bị nặng, trong đó có bệnh nhi tiên lượng không tốt.
Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Tính đến 6h sáng ngày 4/5, tổng cộng có 529 ca nhập viện chữa trị do ngộ độc thực phẩm nghi sau khi ăn tại tiệm bánh mì cô Băng (TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai)
Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc.
TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa có thông tin về trường hợp 15 học sinh từ 7-11 tuổi trên địa bàn TP. Thủ Đức bị ngộ độc nghi do ăn sushi ở trước cổng trường.
Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Trước thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có phản hồi về thông tin này.
Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Tính đến sáng nay, số ca nhập viện nghi do ngộ độc tại Tiệm bánh mì Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) đã lên đến gần 450 người.
Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai.
Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành ở Việt Nam sẽ được khám tim miễn phí. Những trường hợp mắc bệnh tim sẽ được hỗ trợ để được phẫu thuật kịp thời.
Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

An toàn thực phẩm “nóng” hơn bao giờ hết khi hàng loạt vụ ngộ độc tập thể diễn ra gần đây. Quý I/2024, số người bị ngộ độc thực phẩm tăng gần 3 lần so cùng kỳ.
Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Bộ Y tế vừa có thông tin về một số đối tượng sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cũng như thời gian hưởng.
Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh/thành; đơn vị liên quan yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Ngày 24/4, Bộ Y tế có văn bản yêu cầu chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng, an toàn người bệnh và khuyến cáo phòng ngừa sự cố y khoa.
Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Cả nước ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ

Đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 13.000 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so cùng kỳ.
Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu cho người dân trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh; không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5...
Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Sẽ giảm số lượng bệnh viện thuộc Bộ Y tế

Bộ Y tế chỉ giữ lại một số ít bệnh viện thuộc tiêu chí là bệnh viện đầu ngành, phù hợp quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia.
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin

Chiều ngày 18/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa sibutramin.
Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Đề xuất bảo hiểm y tế chi trả cho nhiều bệnh, trong đó có cả ung thư

Bộ Y tế đang nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế với hướng tăng quyền lợi cho người tham gia.
Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

Nhằm nâng cao giải pháp chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam, Pfizer, VNVC và Tâm Anh hợp tác nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do phế cầu khuẩn và RSV
Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về Quản lý đường thở WAAM lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị đồng diễn ra tại Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vào ngày 13 - 14/4 thu hút 600 chuyên gia đầu ngành tham dự.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động