Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trên tạp chí Influences
Thực hiện Thanh Thảo - Quốc Chuyển - Thuỳ Dương
05/10/2024 06:00

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết trên tạp chí Influences.

Nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 tại Pháp từ ngày 4-5/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết trên tạp chí Influences.

Báo Công Thương trân trọng đăng tải toàn văn nội dung bài viết:

Ý tưởng về một không gian kinh tế Pháp ngữ đã ra đời tại Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ VII tại Hà Nội từ ngày 14-16/11/1997 - hội nghị cấp cao đầu tiên được tổ chức tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Cùng với việc thông qua Hiến chương Pháp ngữ, hội nghị này đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng của Pháp ngữ từ khuôn khổ hợp tác về văn hóa thông qua ngôn ngữ chung là tiếng Pháp sang hợp tác toàn diện cả về chính trị và kinh tế.

undefined
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết trên tạp chí Influences. (Ảnh: ttxn.vn)

Không gian Pháp ngữ, với dân số khoảng 1,2 tỷ người, chiếm 16% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 20% thương mại toàn cầu, là một mảnh đất đầy tiềm năng cho hợp tác kinh tế.

Là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng Pháp ngữ, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ và chủ động tham gia các nỗ lực của Pháp ngữ nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, vì sự phồn vinh và phát triển bền vững của các thành viên.

Năm 2023, với quy mô GDP khoảng 430 tỷ USD, Việt Nam trở thành nền kinh tế lớn thứ 34 trên thế giới.

Từ một nước thiếu lương thực, đến nay, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo và nông sản hàng đầu thế giới. Việt Nam cũng nằm trong số những nền kinh tế mở nhất thế giới, với kim ngạch thương mại hơn 735 tỷ USD, tham gia 16 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với hầu hết các đối tác lớn trên thế giới...

Tuy nhiên, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên của Pháp ngữ còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và thế giới.

Đầu tư của các nước Pháp ngữ đến Việt Nam và từ Việt Nam đến các nước Pháp ngữ cũng chưa tương xứng với tiềm năng, trong khi nền kinh tế của chúng ta hoàn toàn có thể bổ trợ cho nhau trong chuỗi cung toàn cầu.

Do đó, phát huy những tiềm năng to lớn về hợp tác kinh tế với các nước trong cộng đồng Pháp ngữ là một trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong hợp tác Pháp ngữ những năm tới đây.

Với những thành quả tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đang cùng một số thành viên Pháp ngữ châu Phi triển khai hợp tác Nam-Nam và hợp tác ba bên một cách hiệu quả.

Hợp tác trong lĩnh vực này cần được thúc đẩy hơn nữa, nhất là với sự tham gia của các quốc gia phát triển trong Pháp ngữ.

Hợp tác về nông nghiệp sẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, thực hiện hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững trong không gian Pháp ngữ.

Cùng với đó, chúng ta cần khai thác thêm tiềm năng hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Việc Pháp tổ chức Diễn đàn FrancoTech bên lề hội nghị cấp cao là một sáng kiến thiết thực và hữu ích.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, Pháp ngữ cần tạo cơ hội để các quốc gia, các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu chia sẻ thông tin, thúc đẩy hợp tác về các công nghệ mới và tiên phong, trong đó có trí tuệ nhân tạo và tự động hóa.

Chúng tôi mong muốn các thành viên phát triển Pháp ngữ hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là về các ngành công nghệ mới nổi.

Để thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ cần phát huy hơn nữa vai trò trong thúc đẩy các chiến lược, dự án, chương trình hợp tác kinh tế Pháp ngữ.

Bên cạnh đó, Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ là cầu nối thúc đẩy các hoạt động hợp tác, kinh doanh giữa các doanh nghiệp Pháp ngữ, tăng cường hơn nữa thương mại, đầu tư giữa các thành viên Pháp ngữ.

Những nhiệm vụ trên cần được thực hiện đồng thời với việc tiếp tục thúc đẩy phổ biến, giảng dạy tiếng Pháp. Tiếng Pháp cần phải trở thành ngôn ngữ của kinh doanh, sáng tạo, tri thức, đổi mới và khởi nghiệp. Đó chính là điều bảo đảm cho sự sống động và tính gắn kết của ngôn ngữ tuyệt vời này.

Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ cũng như đóng góp vào các nỗ lực chung của Pháp ngữ vì hòa bình, hợp tác, đoàn kết và phát triển bền vững trong không gian Pháp ngữ.

Tô Lâm

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

rewind
play
fast-forward
00:00
/
00:00

Nghe thêm

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam là hình mẫu của hoà bình, là ‘ngôi sao của ASEAN’

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam là hình mẫu của hoà bình, là ‘ngôi sao của ASEAN’

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam là hình mẫu của hoà bình, là ‘ngôi sao của ASEAN’ của nhà báo Nguyên Minh - Nguyễn Cường đưa tin trực tiếp từ thủ đô Viêng Chăn (Lào) ngày 11/10/2024, được đăng tải trên Báo Công Thương tại trang web: congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc mong Việt Nam tiếp tục đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu.

undefined
Thủ tướng cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ quý báu của Liên Hợp Quốc đối với công cuộc đổi mới, phát triển của Việt Nam gần 40 năm qua

Sáng 11/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị liên quan tại Viêng Chăn, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng thành công tốt đẹp của Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai vừa được tổ chức tại New York, Hoa Kỳ; đánh giá cao vai trò của Tổng Thư ký và các cơ quan Liên Hợp Quốc trong gìn giữ hoà bình, ổn định, thu hẹp khoảng cách và thúc đẩy phát triển trên toàn cầu.

Thủ tướng cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ quý báu của Liên Hợp Quốc đối với công cuộc đổi mới, phát triển của Việt Nam gần 40 năm qua. Khẳng định Việt Nam coi trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong quản trị toàn cầu, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế, đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu thúc đẩy đối thoại và hợp tác, tham gia hiệu quả sứ mệnh gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị Liên Hợp Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường khả năng chống chịu, ứng phó với thảm hoạ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres chúc mừng những thành tựu kinh tế-xã hội của Việt Nam; đánh giá Việt Nam là hình mẫu của hoà bình và phát triển bền vững, "ngôi sao của ASEAN"; đóng góp vào nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển.

Tổng Thư ký mong phối hợp chặt chẽ với Việt Nam triển khai các kết quả quan trọng đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai; mong Việt Nam tiếp tục đi đầu trong các nỗ lực thúc đẩy hoà bình, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững trên toàn cầu. Tổng Thư ký cũng nhất trí cao với tầm nhìn và cách tiếp cận "toàn dân, toàn diện" của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong giải quyết các vấn đề toàn cầu như thảm hoạ thiên tai, biến đổi khí hậu, già hoá dân số, cạn kiệt tài nguyên...

Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ ASEAN-Liên Hợp Quốc; phát huy vai trò cầu nối của ASEAN thúc đẩy đối thoại, hợp tác trong bối cảnh thế giới và khu vực diễn biến phức tạp với nhiều mâu thuẫn, xung đột nổi lên.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Liên Hợp Quốc và các cơ quan thành viên đã tích cực điều phối, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả của bão Yagi.

Thủ tướng trân trọng mời Tổng Thư ký Liên hợp quốc thăm Việt Nam. Tổng Thư ký Liên hợp quốc vui vẻ nhận lời và cho biết sẽ thu xếp thăm Việt Nam trong thời gian tới.

Từ ngày 8-11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến công tác tại Lào tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Lào theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 Sonexay Siphandone

Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan. Tham gia Đoàn công tác Bộ Công Thương có đại diện lãnh đạo các Cục, Vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Viện Nghiên cứu cơ khí, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế, Văn phòng Bộ, Báo Công Thương...

Bên cạnh những hoạt động của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ, trao đổi song phương bên lề trong chuyến công tác.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện

Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện” được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương tại trang web congthuong.vn, nguồn từ Thông tấn xã Việt Nam, sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Kính thưa quý vị!

Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Pháp về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6-7/10, hai nước đã ra tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Pháp:

Trên cơ sở những thành tựu hợp tác song phương đạt được từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, trên cơ sở sự tương đồng về mặt lợi ích và chia sẻ tầm nhìn chung thống nhất về việc tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 6-7/10/2024.

undefined

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron họp báo chung. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Làm sâu sắc hơn hợp tác chính trị trước những thách thức quốc tế

Hai nước cam kết thúc đẩy quan hệ song phương trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng bình đẳng, chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của mỗi bên.

Trên bình diện song phương, hai bên cam kết duy trì trao đổi và tiếp xúc cấp cao thông qua tất cả các kênh giữa chính quyền Pháp với Đảng Cộng sản, Chính phủ, Quốc hội và chính quyền địa phương Việt Nam; nâng cấp, nâng cao hiệu quả và mở rộng các cơ chế hợp tác song phương.

Pháp và Việt Nam nhấn mạnh vai trò quan trọng của chủ nghĩa đa phương, trong đó Liên hợp quốc giữ vị trí trung tâm, đồng thời tái khẳng định cam kết tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc, đặc biệt là tầm quan trọng của việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.

Hai bên cam kết tăng cường tham vấn và phối hợp tại các diễn đàn khu vực, đặc biệt là ASEAN, và quốc tế, trong đó có Tổ chức quốc tế Pháp ngữ.

Pháp và Việt Nam tái khẳng định cam kết duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông cũng như cam kết đối với việc tôn trọng đầy đủ Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật Biển.

Hai bên phản đối mạnh mẽ mọi hình thức đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trái với luật pháp quốc tế và tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì an ninh và tự do hàng hải, hàng không không bị cản trở cũng như quyền đi lại không gây hại trên Biển Đông, đồng thời ủng hộ các nỗ lực của khu vực nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và bền vững tại Ukraine, phù hợp với luật pháp quốc tế và trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc.

Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của việc tôn trọng độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của tất cả các quốc gia.

Hai bên bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sự leo thang đáng lo ngại của tình hình Trung Đông, kêu gọi tất cả các bên liên quan giảm leo thang và hết sức kiềm chế; lên án tất cả các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và các hạ tầng dân sự; kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và bền vững tại Dải Gaza, phóng thích tất cả con tin, cho phép vận chuyển quy mô lớn và không bị cản trở viện trợ nhân đạo.

Hai bên nhắc lại cam kết của mình đối với giải pháp hai Nhà nước, như giải pháp duy nhất nhằm bảo đảm một nền hòa bình công bằng và bền vững cho Israel và Palestine cũng như bảo đảm sự ổn định trong khu vực. Đồng thời, hai bên kêu gọi ngừng bắn tại Liban nhằm tìm ra giải pháp ngoại giao phù hợp với Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh

Hai bên cam kết phát triển quan hệ trong lĩnh vực quốc phòng nhằm tăng cường năng lực tự cường, phù hợp với nhu cầu của mỗi bên. Để đạt được mục đích đó, hai bên quyết định tạo động lực mới cho hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng thông qua nghiên cứu, đề xuất và triển khai các dự án mang tính cơ cấu.

Hai bên mong muốn tăng cường trao đổi đoàn, hợp tác, tham vấn cũng như các hoạt động đào tạo, theo các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng, đặc biệt là trong các lĩnh vực quân y, hoạt động gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo và cứu hộ, cứu nạn.

Đồng thời, hai bên mong muốn thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực chia sẻ ký ức sau chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quân đội Pháp nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho các tàu quân sự của Pháp cập cảng Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm phát triển hợp tác và trao đổi chuyên môn giữa hải quân và lực lượng cảnh sát biển hai nước.

Hai bên cam kết thúc đầy hợp tác và đào tạo trong lĩnh vực an ninh, chống nhập cư bất hợp pháp và buôn bán người. Hai bên cam kết tăng cường trao đổi thông tin trong hoạt động chống tội phạm. Đồng thời, hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong bảo vệ người dân và tăng cường năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.

Tăng cường quan hệ đối tác kinh tế nhằm phát triển trao đổi thương mại và đổi mới sáng tạo

Hai bên tái khẳng định quyết tâm chung thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư, trụ cột của quan hệ song phương. Hai bên nhắc lại tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện đầy đủ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, bao gồm tiếp cận thị trường và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Về đầu tư, hai bên tiếp tục thúc đẩy các dự án của hai bên tại mỗi nước nhằm hướng tới một môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định và có thể dự đoán được. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA). Việt Nam mong muốn Pháp sớm thông qua EVIPA.

Hai bên mong muốn phát triển và làm sâu sắc hợp tác chiến lược trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và công nghệ mới, đặc biệt thông qua các trao đổi về chính sách công và hoạt động đào tạo.

Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác với Pháp và các công ty của Pháp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị và đường sắt, năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng, hydrogen phi các-bon, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, logistics và cơ sở hạ tầng cảng biển, hàng không dân dụng và cáp ngầm dưới biển.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ hạt nhân dân dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Hai bên cam kết tăng cường và mở rộng phạm vi hợp tác trong lĩnh vực vệ tinh. Đồng thời, hai bên mong muốn mở rộng hợp tác sang lĩnh vực khoáng sản thiết yếu.

Tăng cường hợp tác vì phát triển bền vững và tự cường

Trước các thách thức do biến đổi khí hậu, hai bên tái khẳng định quyết tâm đạt được mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris 2015. Hai bên tái khẳng định cam kết hướng tới sự cân bằng giữa phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường, trong khuôn khổ Đồng thuận Paris vì Con người và Hành tinh (Đồng thuận 4P).

Pháp hoan nghênh các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và hướng tới việc loại bỏ sử dụng than đá. Pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam đạt được các mục tiêu nói trên đồng thời xây dựng được một mô hình kinh tế phát thải thấp, đặc biệt là thông qua khuôn khổ quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Việt Nam ghi nhận và ủng hộ sáng kiến CTA - Coal Transition Accelerator - nhằm phát triển các giải pháp để thúc đẩy thay thế nguồn năng lượng từ than đá. Pháp sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam nhằm ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn lãnh thổ, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long.

Hai bên công nhận vai trò thiết yếu của đại dương đối với hành tinh và khí hậu và cam kết làm sâu sắc hơn các trao đổi về chủ đề này trong khuôn khổ đối thoại hợp tác về biển, đặc biệt để bảo đảm thành công của Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3, sẽ được tổ chức tại thành phố Nice vào tháng 6/2025.

Trên tinh thần đó, hai bên duy trì và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thủy hải sản bền vững, trên cơ sở các quy định hiện hành của quốc tế và EU.

Tiếp tục thúc đẩy giao lưu nhân dân

Giao lưu nhân dân là nền tảng trong quan hệ song phương. Hai bên cam kết thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân hai nước, tạo thuận lợi cho hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, trong đó có di sản, thể thao, trao đổi giáo viên, sinh viên và nhà khoa học, cũng như cho giảng dạy tiếng Việt và tiếng Pháp. Giao lưu nhân dân góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau và đoàn kết giữa thanh niên và nhân dân hai nước. Đây cũng là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế và xã hội.

Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực y tế, tư pháp, quản trị và nông nghiệp và vui mừng nhận thấy hợp tác giữa các địa phương không ngừng được củng cố.

Căn cứ các nội dung của Tuyên bố chung, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành hữu quan xây dựng kế hoạch hành động trong thời gian sớm nhất nhằm hiện thực hóa các mục tiêu nêu trên.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo./.

10 câu chuyện tạo động lực và truyền cảm hứng trong cuộc sống

10 câu chuyện tạo động lực và truyền cảm hứng trong cuộc sống

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “10 câu chuyện tạo động lực và truyền cảm hứng trong cuộc sống”, với 10 câu chuyện ngắn, có khả năng truyền cảm hứng, sẽ tác động mạnh mẽ đến mỗi chúng ta. Điều tuyệt vời là tất cả những câu chuyện này đều rất dễ hiểu và cuối mỗi câu chuyện đều có một đoạn bình luận sẽ mang lại cho chúng ta những nhận định và suy nghĩ riêng. Nhưng đều là những điều tích cực mang những động lực, giá trị nhân văn, sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Sách hay 360 ngày hôm nay. Những câu chuyện này có thật hay không là một khía cạnh khác, vì nhiều câu chuyện trong số đó được mọi người cho là đã hàng trăm tuổi. Xin được gửi đến quý vị khán thính giả yêu quý đang theo dõi và lắng nghe chương trình.

10. Con voi và sợi dây thừng (Niềm tin)

Có một người đàn ông đang tản bộ qua một trại nuôi voi, anh ta để ý thấy những chú voi ở đây không cần phải nhốt trong chuồng hoặc cột bằng dây xích.

Tất cả những gì giữ cho những chú voi này không chạy đi mất chính là một sợi dây thừng buộc vào một trong 4 cái chân của chúng.

Khi người đàn ông nhìn vào những chú voi, anh ta hoàn toàn cảm thấy khó hiểu là tại sao chúng lại không sử dụng sức mạnh của chúng để làm đứt những cọng dây thừng đó và chạy đi. Việc đó đối với chúng hoàn toàn dễ dàng, nhưng thay vì vậy, những chú voi này lại chẳng làm gì cả.

Tò mò và muốn tìm ra câu trả lời, anh ta đi hỏi người huấn luyện gần đó là tại sao những chú voi này cứ chịu đứng yên một chỗ như thế và không bao giờ cố gắng để thoát đi.

Người huấn luyện đáp: "Khi chúng còn là những con voi con chưa lớn, chúng tôi đã dùng những sợi dây thừng có cùng kích cỡ như thế để cột chúng lại, và ở độ tuổi đó thì như vậy đủ để giữ chúng lại. Khi chúng trưởng thành, những con voi này mặc định tin rằng chúng không thể nào thoát đi được. Chúng tin là sợi dây thừng vẫn có thể giữ chân chúng, do vậy những con voi này không bao giờ cố gắng để đạt được tự do nữa."

Lý do duy nhất mà những chú voi này không cố gắng chạy đi để được tự do là bởi theo thời gian, chúng đã tin rằng đó là việc bất khả thi.

Tinh thần của câu chuyện:

Bất kể thế giới có đang kìm hãm bạn như thế nào, hãy luôn tin tưởng rằng những gì bạn mong muốn đạt được là hoàn toàn khả thi. Tin tưởng bạn có thể thành công là một yếu tố quan trọng để bạn thực sự đạt được nó.

9. Tư duy vượt giới hạn (Tư duy sáng tạo)

Mấy trăm năm về trước, tại một thị trấn nhỏ ở Ý, có một người đàn ông kinh doanh mắc nợ một khoản tiền cho vay nặng lãi rất lớn. Người cho vay nặng lãi đó là một ông già, vẻ ngoài khó ưa, nhưng ông già đó lại vô tình cảm mến người con gái của ông chủ kia.

Không cần phải nói, cô gái đã tỏ vẻ kinh tởm khi lão già đó đến cầu hôn cô.

Ông già cho vay nặng lãi nói rằng ông sẽ cho hai viên sỏi vào một cái túi, một viên màu trắng và một viên màu đen.

Cô gái sẽ phải lấy ra một viên sỏi từ trong cái túi đó. Nếu lấy ra viên màu đen thì ông ấy sẽ xóa sạch toàn bộ số nợ nhưng cô gái phải lấy ông. Còn nếu lấy ra viên màu trắng, ông vẫn sẽ xóa nợ và cô gái không phải làm vợ ông.

Đứng trên con đường lát sỏi trong khu vườn của người chủ, ông già cho vay cúi người xuống và nhặt lấy hai viên sỏi.

Khi ông ta đang cúi nhặt, thì cô gái để ý thấy rằng ông ấy nhặt 2 viên sỏi màu đen và cho chúng vào túi.

Sau đó, ông ấy yêu cầu cô gái tiến lại gần cái túi và lấy ra một viên sỏi.

Theo lẽ tự nhiên thì cô gái có 3 sự lựa chọn:

- Từ chối không lấy ra viên sỏi nào từ cái túi đó.

- Lấy cả hai viên sỏi ra khỏi túi và vạch trần sự gian lận của ông lão.

- Chọn lấy một viên mặc dù hoàn toàn biết rằng nó là màu đen vì muốn hy sinh bản thân để trả nợ cho cha.

Thế là cô gái lấy ra một viên sỏi, và trước khi giở lòng bàn tay ra để xem nó màu gì thì cô giả vờ làm rớt viên sỏi đó xuống mặt đất phủ đầy sỏi. Cô gái nói với người chủ nợ: "Ối, tôi bất cẩn quá. Không sao hết, chỉ cần nhìn vào túi xem viên sỏi nào còn sót lại thì ông sẽ biết ngay tôi đã chọn được viên nào đó mà."

Viên sỏi còn sót lại trong túi dĩ nhiên là viên màu đen, và bởi vì lão chủ nợ không muốn bị vạch trần đã gian lận nên đành chấp nhận cô gái đã chọn được viên màu trắng, thế là cô ấy đã giúp cho cha được xóa nợ.

Tinh thần của câu chuyện:

Luôn có khả năng để vượt qua những tình huống khó khăn nếu bạn có thể tư duy vượt giới hạn, và đừng ràng buộc bản thân bởi những lựa chọn chỉ vì bạn nghĩ không có lựa chọn nào khác hơn nữa.

8. Đàn ếch (Sự cổ vũ)

Có một đàn ếch đang đi dạo trong một khu rừng nọ thì có hai chú ếch bị rơi xuống một cái hố sâu. Những chú ếch khác bắt đầu đứng quanh cái hố để xem nó bao sâu, rồi chúng bảo hai chú ếch dưới hố rằng không có cơ hội để thoát thân rồi.

Tuy nhiên, hai chú ếch đó quyết định phớt lờ đi những gì mà những chú ếch còn lại đang nói và thử sức nhảy ra khỏi cái hố.

Mặc cho những nỗ lực của hai chú ếch bên dưới, đàn ếch đứng trên miệng hố vẫn tiếp tục nói rằng họ nên bỏ cuộc đi. Vì họ không thể nào thoát ra được đâu.

Cuối cùng, một trong hai chú ếch bắt đầu để tâm đến những lời nói của đàn ếch ở trên và thế là chú bỏ cuộc, chấp nhận cái chết. Chú ếch còn lại vẫn tiếp tục nhảy mạnh hết sức có thể. Đám ếch ở trên vẫn lại tiếp tục quát tháo chú hãy dừng lại đi, đừng tự làm đau bản thân như vậy nữa, cứ chấp nhận cái chết đi.

Nhưng chú ếch đó thậm chí còn ra sức nhảy mạnh hơn và cuối cùng cũng nhảy ra được khỏi cái hố. Khi chú thoát ra, những chú ếch còn lại mới hỏi: "Bộ bạn không nghe tụi tôi nói gì sao?"

Chú ếch đó mới giải thích là chú bị điếc. Chú tưởng là suốt đoạn thời gian đó mọi người đang cổ vũ cho chú mà thôi.

Tinh thần của câu chuyện:

Lời nói của một người có thể có tác động rất lớn đến cuộc sống của người khác. Hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi nói. Vì lời nói của bạn có thể mang lại sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.

7. Một lạng bơ (Sự chân thật)

Có một nông dân bán cho một người bán bánh một lạng bơ. Một ngày nọ, người bán bánh quyết định đem cân số bơ đó thử để xem có đúng trọng lượng hay không, và kết quả là không. Giận dữ với việc đó, người bán bánh đã kiện người nông dân ra tòa.

Quan tòa mới hỏi người nông dân có dùng bất cứ phương pháp nào để cân bơ hay không. Người nông dân trả lời: "Thưa quan tòa, tôi rất là quê mùa. Tôi không có dụng cụ nào cả, nhưng tôi có dùng một cái cân."

Quan tòa hỏi tiếp: "Vậy ngươi cân bơ như thế nào?"

Người nông dân trả lời: "Kính thưa quan tòa, từ rất lâu trước khi người bán bánh bắt đầu mua bơ của tôi, tôi vẫn thường xuyên mua 1 lạng bánh mì từ chỗ anh ấy. Mỗi ngày khi anh ta giao bánh, tôi đặt bánh mì lên chiếc cân và đưa cho anh ấy lượng bơ cùng trọng lượng. Nếu có trách thì phải trách người bán bánh đó."

Tinh thần của câu chuyện:

Trong cuộc sống, bạn sẽ nhận được những gì bạn cho đi. Đừng cố mà lừa gạt người khác.

6. Chướng ngại trên đường của ta (Cơ hội)

Ngày xửa ngày xưa, có một vị vua đặt một tảng đá lớn trên đường đi. Sau đó ông núp vào một chỗ và quan sát xem có ai dời tảng đá đó đi hay không. Có một vài thương gia giàu có và cận thần của nhà vua đi ngang qua, và họ chỉ đơn giản là đi vòng qua tảng đá đó.

Nhiều người công khai chỉ trích nhà vua vì không giữ cho đường xá thông thoáng, nhưng không ai trong số họ có bất kỳ hành động gì để dời tảng đá đi cả.

Sau đó, có một nông dân vác rất nhiều rau cải đi tới. Khi gặp phải tảng đá, người nông dân đó mới đặt gánh rau cải xuống và thử đẩy tảng đá đó ra khỏi đường đi. Sau nhiều lần cố gắng, cuối cùng anh ấy cũng thành công.

Sau đó, người nông dân quay lại định nhấc số rau cải lên lại thì anh ấy để ý thấy có một túi tiền nằm trên đường ngay vị trí của tảng đá khi nãy.

Trong túi tiền có rất nhiều đồng tiền vàng và một tờ giấy từ đức vua giải thích rằng số vàng này dành tặng cho người nào có công dời tảng đá khỏi đường đi.

Tinh thần của câu chuyện:

Mỗi một chướng ngại chúng ta gặp phải trong đời đều mang tới cơ hội để chúng ta cải thiện hoàn cảnh của bản thân. Trong khi những người lười biếng sẽ than phiền, những người khác lại sáng tạo ra cơ hội bằng những trái tim quả cảm, sự độ lượng và tinh thần sẵn sàng hoàn thành mọi thứ.

5. Con bươm bướm (Nỗ lực)

Có một người đàn ông nhìn thấy một kén bướm.

Một ngày nọ, có một lỗ nhỏ xuất hiện trên chiếc kén. Anh ấy ngồi và quan sát kén bướm đó trong vài giờ khi chú bướm bên trong nỗ lực để chui qua cái lỗ bé xí đó.

Đột nhiên, chú bướm dừng lại không cố thêm gì nữa và có vẻ như là bị mắc kẹt trong đó.

Thế là người đàn ông quyết định sẽ giúp chú bướm. Anh lấy một cây kéo và cắt dọc phần còn lại của chiếc kén. Nhờ vậy, chú bướm thoát ra được dễ dàng, dù rằng thân thể của chú vẫn còn nhỏ và sưng phù, cánh chú thì vẫn còn tong teo.

Người đàn ông không nghĩ ngợi gì về việc đó và cứ thế ngồi đợi cho những chiếc cánh trở nên lớn hơn. Nhưng việc đó đã không xảy ra. Thế là suốt phần đời còn lại, chú bướm đó không thể bay lên được và chỉ có thể bò tới bò lui với đôi cánh nhỏ xíu và một thân hình sưng phù.

Mặc dù người đàn ông đó có ý tốt nhưng anh ấy không hiểu được chiếc kén hạn chế đó và chú bướm cần phải nỗ lực để chui ra khỏi chiếc kén từ một lỗ nhỏ xíu chính là cách thức mà tạo hóa thúc đẩy dung dịch từ cơ thể chú bướm vào đôi cánh của nó. Như vậy, một khi thoát ra khỏi chiếc kén thì chú bướm mới có thể tung bay.

Tinh thần của câu chuyện:

Trong cuộc sống, sự nỗ lực giúp chúng ta tôi luyện sức mạnh. Nếu không nỗ lực, chúng ta không thể nào trưởng thành và trở nên mạnh mẽ hơn được. Do vậy, việc tự giải quyết những thử thách của bản thân và không trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác là rất quan trọng.

4. Kiểm soát cảm xúc (Cơn giận)

Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé rất dễ tức giận. Người cha mới quyết định đưa cho cậu bé một túi đinh và nói rằng mỗi lần cậu tức giận thì phải đóng một cây đinh vào bức tường.

Trong ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 chiếc đinh vào bức tường.

Cậu bé dần dần bắt đầu kiểm soát cảm xúc trong vài tuần tiếp theo, và số đinh bị đóng vào tường ngày một ít đi.

Cậu bé phát hiện ra kiểm soát cơn giận còn dễ hơn việc đóng số đinh đó vào tường.

Cuối cùng, cũng tới cái ngày cậu bé không còn mất kiểm soát cảm xúc nữa. Cậu ta mới báo cho cha hay và thế là người cha đề xuất cậu bé mỗi ngày nhổ một chiếc đinh ra nếu như ngày hôm đó cậu kiểm soát được cảm xúc của bản thân.

Nhiều ngày trôi qua và cuối cùng cậu bé cũng tới nói với cha rằng tất cả số đinh đã được nhổ ra. Người cha nắm lấy tay con và dẫn cậu bé tới chỗ bức tường.

"Con đã làm rất tốt, con trai ạ, nhưng hãy nhìn vào những lỗ hổng sót lại trên tường. Bức tường sẽ không bao giờ còn được như trước nữa. Khi con nói chuyện trong cơn tức giận thì sẽ để lại những vết sẹo giống như vậy. Khi con cầm dao đâm người khác rồi sau đó rút ra thì bất kể con có xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa thì vết thương vẫn còn đó."

Tinh thần của câu chuyện:

Hãy kiểm soát cơn giận của bản thân và đừng nói gì với người khác trong lúc bạn giận dữ, vì sau này bạn có thể sẽ hối hận. Trong cuộc sống, có những thứ mất đi rồi bạn không thể lấy lại được.

3. Cô gái mù (Thay đổi)

Có một cô gái mù chán ghét bản thân chỉ vì sự thật là cô không thể thấy đường. Người duy nhất mà cô không chán ghét chính là người bạn trai đáng yêu của cô, bởi vì anh ấy luôn ở bên cạnh cô. Và cô nói rằng nếu cô có thể nhìn thấy được thế giới, thì cô sẽ làm vợ của anh ấy.

Một ngày nọ, có ai đó đã hiến tặng đôi mắt cho cô gái, và thế là bây giờ cô ấy có thể nhìn thấy được mọi thứ, kể cả người bạn trai của cô. Người bạn trai mới hỏi cô: "Giờ em đã nhìn thấy cả thế giới rồi, em sẽ làm vợ anh chứ?"

Cô gái lúc đó rất hoảng hốt khi thấy người bạn trai của cô cũng bị mù và từ chối làm vợ anh ta. Người con trai bước đi trong nước mắt, sau đó anh ta viết một lá thư cho cô gái với nội dung: "Chăm sóc đôi mắt của anh nhé, em yêu."

Tinh thần của câu chuyện:

Khi hoàn cảnh thay đổi thì suy nghĩ của ta cũng thay đổi theo. Có một vài người không thể nhìn nhận mọi thứ như trước nữa, và cũng không biết trân trọng những điều đó. Thông qua câu chuyện này, bạn có thể rút ra được nhiều thứ và đây chính là một trong những câu chuyện ngắn đầy cảm hứng khiến tôi nghẹn lời.

2. Chó con để bán (Thấu hiểu)

Có một người chủ tiệm treo một bảng hiệu trên cửa nhà mình ghi rằng: "Có bán chó con."

Những bảng hiệu như thế luôn có cách thu hút những đứa trẻ và không có gì ngạc nhiên khi sau đó, có một đứa bé trai nhìn thấy bảng hiệu và tới tìm người chủ tiệm.

"Chú định bán số chó con này bao nhiều tiền?" - Chú bé hỏi.

Người chủ tiệm trả lời: "Đâu đó từ 30 USD đến 50 USD."

Cậu bé rút ra vài đồng tiền lẻ từ túi của cậu. Cậu nói: "Cháu có 2.37 USD. Làm ơn cho cháu nhìn chúng được không?"

Người chủ tiệm mỉm cười và huýt sáo. Từ trong cũi, chó mẹ Lady chạy ra dọc hành lang cửa tiệm, theo sau là 5 chú chó con nhỏ xí.

Rất dễ thấy có một chú chó con bị rớt lại đằng sau. Cậu bé lập tức để ý thấy chú chó con bị rớt lại và hỏi: "Chú chó đó bị sao vậy ạ?"

Người chủ tiệm giải thích rằng bác sĩ thú y đã kiểm tra chú chó con đó và phát hiện ra chú chó này không có một hốc xương hông. Do vậy, chú sẽ bị đi khập khiễng như thế.

Cậu bé trở nên hứng thú. "Đó chính là chú chó mà cháu muốn mua."

Người chủ tiệm mới nói: "Không, cháu không cần mua con chó đó. Nếu cháu thực sự muốn, chú sẽ tặng nó cho cháu."

Lúc đó, cậu bé khá bực, nhìn thẳng vào mắt của người chủ tiệm, chỉ tay và nói: "Cháu không cần chú cho cháu. Chú chó con đó cũng đáng giá tương tự như những chú chó khác và cháu sẽ trả đủ tiền. Sự thật là bây giờ cháu sẽ đưa chú 2.37 USD và 50 xu mỗi tháng đến khi cháu đủ tiền mua được chú chó đó."

Người chủ tiệm đáp lại: "Cháu thực sự không muốn mua chú chó đó đâu. Nó sẽ không bao giờ có thể chạy, hay nhảy, hay chơi với cháu như những con chó con khác."

Trước sự ngạc nhiên của người chủ tiệm, cậu bé cúi xuống và kéo ống quần lên, để lộ ra chiếc chân trái bị dị tật được hỗ trợ bằng một thanh kim loại lớn. Cậu bé nhìn người chủ và nhẹ nhàng đáp: "Dạ, bản thân cháu cũng không thể chạy được, và chú chó con đó cũng sẽ cần một ai đó có thể thấu hiểu."

1. Chiếc hộp đầy những nụ hôn (Tình thương)

Người xửa ngày xưa, có một người đàn ông đã trừng phạt đứa con gái 3 tuổi của ông vì đã lãng phí một cuộn giấy gói quà màu vàng kim. Bởi vì tiền nong eo hẹp nên ông ấy đã điên tiết lên khi cô con gái cố trang trí một chiếc hộp để đặt dưới cây thông Noel.

Tuy nhiên, buổi sáng hôm sau, cô bé cầm lấy gói quà trao cho bố và nói: "Món quà này dành cho bố, bố ạ".

Người cha trở nên ngượng ngùng vì phản ứng thái quá trước đó, nhưng ông lại tiếp tục nổi giận khi phát hiện ra chiếc hộp trống không. Ông ấy la cô bé: "Con có biết là khi tặng quà cho ai đó thì bên trong phải có thứ gì đó không?"

Cô con gái nhìn người cha với đôi mắt ngấn lệ và khóc: "Bố à, không phải trong đó không có gì đâu. Con đã gửi những nụ hôn vào chiếc hộp. Tất cả đều là dành cho bố, bố ạ".

Người cha lúc đó mới vỡ lẽ ra, ông ôm con gái vào lòng và xin cô tha thứ cho ông.

Không lâu sau đó, một tai nạn xảy ra đã lấy đi mạng sống của cô bé.

Người cha đã giữ gìn chiếc hộp màu vàng kim đó bên cạnh giường của ông trong nhiều năm, mỗi lần cảm thấy xuống tinh thần, ông lại lấy ra một nụ hôn tưởng tượng và nhớ về tình cảm mà cô con gái đã đặt vào đó.

Tinh thần của câu chuyện:

Tình thương chính là món quà quý giá nhất trên thế giới.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Sách hay 360 của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Ý nghĩa lịch sử Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954

Ý nghĩa lịch sử Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Ý nghĩa lịch sử Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954” được đăng tải trong chuyên mục “Tri thức chuyên sâu” trên Báo điện tử Nhân Dân tại trang web nhandan.vn, được lấy nguồn từ cuốn sách Lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội 1930-2000, NXB Hà Nội, sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

https://nhandan.vn/y-nghia-lich-su-ngay-giai-phong-thu-do-10101954-post719181.html

undefined
Một đơn vị của Trung đoàn Thủ đô với lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng tham dự Lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn-Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Bài viết: Kính thưa quý vị!

Giải phóng Thủ đô khỏi ách xâm lược của đế quốc Pháp là sự nghiệp cách mạng vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân, trực tiếp là sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô.

Cuộc kháng chiến ở Hà Nội tiêu biểu cho tinh thần “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Trước kẻ thù xâm lược có quân đội được trang bị hiện đại, có bộ máy thống trị với những thủ đoạn đàn áp tàn bạo, nhân dân Hà Nội chỉ với vũ khí thô sơ trong tay, đã dũng cảm đứng lên quyết chiến và quyết. Biết bao người con ưu tú của Thủ đô đã chiến đấu kiên cường bất khuất, lớp trước ngã xuống, lớp sau tiến lên, quyết tâm đánh bại kẻ thù xâm lược.

Chiến đấu ở nơi trung tâm đầu não xâm lược của thực dân Pháp, cuộc kháng chiến ở Hà Nội là một nét tiêu biểu của sức mạnh chiến tranh nhân dân, là một điển hình kháng chiến toàn dân trên mặt trận đô thị. Cuộc kháng chiến toàn dân trong lòng thành phố còn làm phong phú thêm kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo quân dân Thủ đô đấu tranh vũ trang chống đế quốc xâm lược.

Để đưa cuộc kháng chiến ở Thủ đô đến thắng lợi, xuất phát từ vị trí, đặc điểm và những điều kiện cụ thể của chiến trường Hà Nội - một căn cứ quân sự, một địa bàn chiến lược quan trọng nhất của miền bắc Đông Dương, Đảng bộ Hà Nội đã vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách, chủ trương kháng chiến, đặc biệt là phương châm nhiệm vụ công tác trong vùng bị địch tạm chiếm; đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc, chăm lo xây dựng, bồi dưỡng lực lượng trong suốt quá trình kháng chiến, trước hết là lực lượng chính trị quần chúng, trên cơ sở đó tổ chức lực lượng vũ trang (bao gồm bộ đội địa phương và dân quân, du kích, tự vệ); kết hợp chặt chẽ phong trào đấu tranh kinh tế, chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ trang và đấu tranh ngoại giao; vừa đẩy mạnh tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân, vừa tuyên truyền vận động ngay trong hàng ngũ địch tạo nên sức mạnh tổng hợp giành chiến thắng.

Tuy nhiên, phải chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, ác liệt, Đảng bộ Hà Nội có nơi, có lúc không tránh khỏi những thiếu sót do phân tích thiếu chính xác tương quan lực lượng giữa ta và địch, do mắc sai lầm trong phương pháp công tác trên địa bàn thành phố bị địch chiếm đóng lâu dài, dẫn đến phong trào có những tổn thất.

Trong muôn vàn khó khăn, thử thách, nhờ có đường lối kháng chiến sáng suốt và sự chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, sự ủng hộ và quyết tâm kháng chiến của nhân dân Thủ đô, Đảng bộ Hà Nội đã vượt qua mọi gian nan, sóng gió, cùng cả nước đánh bại thực dân Pháp xâm lược.

Tám năm lãnh đạo quân dân Hà Nội kháng chiến trong lòng địch, mặc dù còn những hạn chế nhưng Đảng bộ ngày càng trưởng thành cả về chính trị tư tưởng và tổ chức.

Từ thực tiễn của cuộc kháng chiến, cán bộ đảng viên ngày càng hiểu sâu sắc đường lối kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, đoàn kết rộng rãi nhân dân chống đế quốc xâm lược, giành độc lập thống nhất và dân chủ thực sự. Cán bộ, đảng viên phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh, có tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó mật thiết với quần chúng. Đó là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh để Đảng bộ đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân Thủ đô tới thắng lợi.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Cử tri kiến nghị có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, sáng 4.10, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh gồm: Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 và Ủy viên Chuyên trách Ủy ban Kinh tế Bùi Thị Quỳnh Thơ đã tiếp xúc với cử tri xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh.

Cùng dự có: Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần; đại diện Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ngành: Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông Vận tải; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Tĩnh và lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Kỳ Anh…

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, ĐBQH Bùi Thị Quỳnh Thơ đã báo cáo nội dung, chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; kết quả hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh từ sau Kỳ họp thứ Bảy đến nay và chương trình hành động trong thời gian tới.

Theo đó, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV khai mạc vào ngày 21.10.2024 và dự kiến bế mạc vào ngày ngày 30.10.2024... Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Kỳ họp tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 21.10 đến 13.11.2024; Đợt 2 từ ngày 20.11 đến 30.11.2024. Dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 16 dự án luật, 2 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu 12 dự án luật; xem xét các vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước; tiến hành giám sát tối cao; chất vấn và trả lời chất vấn; quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

undefined
Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV. (Ảnh: daibieunhandan.vn)

Về hoạt động Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, trong 9 tháng đầu năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự các kỳ họp bất thường Quốc hội khóa XV để tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; tham gia các buổi tiếp công dân định kỳ tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh… Để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khoá XV, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến góp ý bằng văn bản đối với các dự án luật; các ĐBQH tỉnh đã chủ động nghiên cứu những nội dung liên quan đến các dự thảo luật sẽ được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến và xem xét thông qua tại kỳ họp...

Tại Hội nghị, cử tri huyện Kỳ Anh tin tưởng, đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền địa phương; ghi nhận những kết quả hoạt động nổi bật của Đoàn ĐBQH và ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh… Đồng thời, cử tri huyện Kỳ Anh cũng phản ánh những bất cập liên quan đến: tình trạng thiếu giáo viên; lương, phụ cấp cho giáo viên thấp… tình trạng ô nhiễm môi trường; quản lý đất đai, việc cấp mới, cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính giai đoạn mới, công tác quản lý báo chí, mạng xã hội; đầu tư hạ tầng đô thị, hệ thống thuỷ lợi, các quy định về thừa kế, chính sách cho người có công, chế độ người cao tuổi, đội ngũ cán cấp xã kiêm nhiệm nhiều việc nhưng phụ cấp thấp...

Gửi gắm ý kiến đến Quốc hội, cử tri huyện Kỳ Anh đề nghị Quốc hội có phương án xử lý hiệu quả tài sản công sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã… Chính phủ, các bộ, ngành cần thống nhất một bộ sách giáo khoa chuẩn áp dụng chung cho toàn quốc để thuận lợi cho công tác dạy và học ở các cấp.

Bên cạnh đó, cử tri đề nghị Trung ương xem xét thông tuyến khám chữa bệnh BHYT; điều chỉnh quy định về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên;… MTTQ Việt Nam các cấp cần chủ động vào cuộc sớm hơn trong việc vận động ủng hộ thiệt hại do bão lũ, thiên tai để có thể tranh thủ được nhiều nguồn hỗ trợ, giúp đỡ nhiều hơn cho người dân bị ảnh hưởng.

Liên quan đến Luật công nghiệp công nghệ số, cử tri huyện Kỳ Anh đề nghị Ban soạn thảo xác định rõ các tiêu chí của “hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao” và nên thống kê những cách sử dụng nào được xem là có rủi ro cao, hoặc có thể hướng dẫn chi tiết tại các Nghị định do chính phủ ban hành hướng dẫn một số điều của luật này…

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu 4 cảm ơn sự quan tâm, theo dõi của cử tri đối với hoạt động của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh; giải trình và thông tin một số nội dung, vấn đề cử tri địa phương quan tâm… đồng thời, tiếp thu, tổng hợp các phản ánh, kiến nghị của cử tri để chuyển tới các cấp, các ngành xem xét, giải quyết trong thời gian tới.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 kiến nghị, giải pháp để phát huy tiềm năng của doanh nhân Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 kiến nghị, giải pháp để phát huy tiềm năng của doanh nhân Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có phát biểu nêu ra 6 kiến nghị để phát huy tiềm năng của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Sáng nay, 4/10, tại trụ sở Chính phủ,dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân ngày Doanh nhân Việt Nam. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ngành và 200 doanh nhân tiêu biểu đại diện cho các thành phần, lĩnh vực của nền kinh tế, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp.

undefined
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: congthuong.vn)

Tham dự buổi làm việc của Thủ tướng và Thường trực Chính phủ còn có lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định đồng tình cao với sự đánh giá về vai trò, vị trí, tầm quan trọng cũng như những đóng góp to lớn của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời cũng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế mà doanh nghiệp, doanh nhân nước ta đang gặp phải.

Để tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng to lớn của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong kỷ nguyên mới của đất nước, ở góc độ ngành Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã kiến nghị một số nhiệm vụ, giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị, xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, làm sao để xã hội có cái nhìn thân thiện hơn, ủng hộ và đối xử công bằng hơn với doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ so với doanh nghiệp FDI.

Nhà nước tin tưởng, hỗ trợ thiết thực hơn để doanh nghiệp có thể phát triển, bao dung hơn, độ lượng hơn khi vô tình bị vấp ngã. Đồng thời, tuyên truyền đội ngũ doanh nhân nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn về vai trò, sứ mệnh của mình, kế thừa, phát huy truyền thống các thế hệ doanh nhân dân tộc, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tăng cường hội nhập quốc tế, gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, khơi dậy khát vọng xây dựng doanh nghiệp dân tộc xứng tầm, có vai trò đầu tàu dẫn dắt trong phát triển kinh tế, nhất là những ngành trọng điểm.

Thứ hai, chú trọng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến phát triển doanh nghiệp, trong đó, tập trung sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách còn chồng chéo, bất cập, nhất là những văn bản ở tầm luật, nghị định trong luật doanh nghiệp, đầu tư, đầu tư công, ngân sách nhà nước, chứng khoán, quản lý và sử dụng đất đai, tài sản công, quản lý thuế, năng lượng và khoáng sản để tháo gỡ kịp thời những rào cản, vướng mắc, điểm nghẽn, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nhất là trong việc tham gia triển khai các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao, góp phần khơi thông và huy động mọi nguồn lực, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế đất nước.

Đặc biệt, cần xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh, trong đó tập trung vào các chính sách hỗ trợ các yếu tố đầu vào của sản xuất như vốn, đất đai, nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển công nghệ, các yếu tố đầu ra như thị trường và thương hiệu để hỗ trợ hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế mạnh, có sức cạnh tranh cao, nhằm phát huy vai trò tiên phong, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và tích cực tham gia đầu tư các dự án lớn trong các ngành quan trọng, có lợi thế cạnh tranh, nhất là ngành công nghiệp mới như sản xuất năng lượng sạch, sản xuất chip, bán dẫn, vi mạch, hydrogen; trong lĩnh vực thương mại như thương mại điện tử và logistics, tạo động lực bứt phá vững chắc và lan tỏa, hỗ trợ tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời có cơ chế, chính sách thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, nhất là vào các nước phát triển về công nghệ gốc và các nước giàu về tài nguyên khoáng sản nhằm tham gia sâu vào thị trường công nghệ; bảo đảm chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, đồng thời có điều kiện để tiếp cận công nghệ mới, công nghệ lõi và kinh nghiệm quản trị tiên tiến để nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia càng sâu và hiệu quả vào chuỗi sản xuất toàn cầu.

Thứ ba, đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tiếp tục làm mới, thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống từ cả phía cung bao gồm sản xuất nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ du lịch và phát triển doanh nghiệp và phía cầu; hỗ trợ, thúc đẩy kích cầu tiêu dùng và hỗ trợ xuất khẩu. Đồng thời, chú trọng khai thác có hiệu quả các động lực tăng trưởng mới như đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn…

Thứ tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải cách công vụ của các cơ quan nhà nước nhằm đạt 3 giảm là giảm thời gian, giảm chi phí và giảm thủ tục giấy tờ. Rà soát, đơn giản hóa thủ tục, điều kiện kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ, hỗ trợ doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế pháp lý để bảo vệ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển ở tất cả các ngành, các lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Xây dựng và áp dụng chế tài phù hợp cho doanh nghiệp khắc phục những sai phạm về kinh tế… Đồng thời tôn vinh, khen thưởng các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu chấp hành tốt các quy định của Đảng, Nhà nước.

Thứ năm, đối với các doanh nghiệp, doanh nhân, cùng với việc nỗ lực trong sản xuất, kinh doanh, cần tích cực nghiên cứu, góp ý, tham mưu chính sách với các bộ, ngành, với Chính phủ để điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, triển khai các dự án lớn hiện có, đồng thời khuyến khích đầu tư các dự án mới phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Không ngừng áp dụng công nghệ mới, cải tiến mô hình quản trị, quán triệt, nâng cao ý thức và chất lượng nguồn nhân lực, tạo xung lực, khí thế mới trong sản xuất, kinh doanh, khắc phục tình trạng e ngại, né tránh. Đầu tư trọng tâm cho nghiên cứu, phát triển để bắt kịp xu thế công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng xanh, năng lượng sạch, năng lượng mới trong đó có hydrogen và điện hạt nhân.

Thứ sáu, phát huy vai trò của VCCI, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, doanh nhân; là cầu nối vững chắc để doanh nghiệp, doanh nhân có những phản biện chính sách và thực thi hiệu quả những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời khai thác có hiệu quả những hiệp định tự do mà Việt Nam là thành viên.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ

Sáng 4/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp giữa Thường trực Chính phủ với đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam.

undefined
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có đội ngũ doanh nhân giỏi thì dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ và đất nước sẽ không thể thịnh vượng. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, ngành và 200 doanh nhân tiêu biểu đại diện cho các thành phần, lĩnh vực của nền kinh tế, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp.

Vị thế của doanh nhân trong nền kinh tế

Buổi gặp mặt không chỉ để biểu dương, cổ vũ, khích lệ những đóng góp của đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mà còn nối dài chuỗi các hoạt động lắng nghe, chia sẻ, trao đổi của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, các bộ ngành với doanh nghiệp - động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững tại thời điểm nền kinh tế thế giới và trong nước đang chuyển mình theo những xu hướng mới.

Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển và không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Theo số liệu của Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 8 tháng đầu năm 2024 là 168.076 doanh nghiệp, bình quân một tháng có thêm 21.000 doanh nghiệp.

Với tốc độ tăng của như hiện nay, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2024 sẽ tiếp tục cao hơn con số 159.000 của năm 2023 và là năm thứ 3 liên tiếp lập kỷ lục về số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Nếu không tính ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vào những năm 2020-2021, thì số doanh nghiệp thành lập mới đã luôn tăng từ năm 2015 đến nay. Như vậy, tính luỹ kế kể từ năm 2000 đến hết năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới sẽ vượt con số 2,1 triệu doanh nghiệp.

Phát biểu mở đầu buổi gặp mặt, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, buổi gặp này là dịp để tri ân, vinh danh các doanh nghiệp, doanh nhân có đóng góp vào sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã đóng góp rất quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng gửi đến toàn thể các đại biểu và doanh nhân lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thư gửi tới giới Công Thương Việt Nam nhằm khuyến khích sự phát triển và nhấn mạnh vai trò của giới Công Thương đối với nền kinh tế quốc gia: “Hiện nay Công Thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích quốc, lợi dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng…”.

Kế thừa và phát huy tư tưởng của Người, cách đây 20 năm, ngày 13/10 hằng năm đã được chọn là Ngày Doanh nhân Việt Nam, với ý nghĩa chính là khuyến khích và tôn vinh vai trò của những doanh nhân đã cống hiến nhiều thành tựu cho Tổ quốc và nhân dân.

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn trân trọng hoan nghênh, chào đón các doanh nhân Việt Nam - những người đầy tài năng, tâm huyết, có ý thức sâu sắc và đúng đắn về trách nhiệm then chốt, vai trò tiên phong của mình trong góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế của đất nước.

Khẳng định đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, Thủ tướng nhấn mạnh trong thành tựu đó có đóng góp của các doanh nhân, doanh nghiệp.

"Cổ nhân có câu 'Phi công bất phú, phi thương bất hoạt' để nói nên tầm quan trọng, không thể thiếu của đội ngũ doanh nhân đối với sự phát triển. Không có đội ngũ doanh nhân giỏi, dòng chảy kinh tế sẽ ngưng trệ và đất nước sẽ không thể thịnh vượng", Thủ tướng chia sẻ.

Theo người đứng đầu Chính phủ, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Một số doanh nghiệp phát triển đạt tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tại cuộc gặp lần này, Thủ tướng đề nghị các đại biểu chia sẻ về những cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng, những băn khoăn, trăn trở với sự phát triển của đất nước nói chung và của các doanh nghiệp, doanh nhân nói riêng.

Ông cũng muốn được lắng nghe góp ý về thể chế để phát triển đội ngũ doanh nhân lành mạnh, công khai, minh bạch, đúng pháp luật, xây dựng đội ngũ doanh nhân đủ mạnh để cùng đất nước vươn lên phát triển.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Nhân kỉ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam, Báo Công thương xin gửi lời chúc tốt đẹp, thành công nhất tới toàn thể doanh nhân Việt Nam luôn phát triển, vững bước và song hành, chung tay trên con đường phát triển nền kinh tế của đất nước. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Ngày truyền thống Báo Công Thương: Mốc son lịch sử, động lực cho phóng viên trẻ

Ngày truyền thống Báo Công Thương: Mốc son lịch sử, động lực cho phóng viên trẻ

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Ngày truyền thống - Mốc son lịch sử, động lực cho phóng viên trẻ”, bài viết của PV Minh Phương được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 2/10/2024 trên tại trang web congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Ngày truyền thống - Mốc son lịch sử, động lực cho phóng viên trẻ

undefined

Giáo sư Hoàng Chí Bảo trao đổi với các phóng viên trẻ Báo Công Thương. Ảnh: Cấn Dũng

Bài viết: Kính thưa quý vị!

Ngày truyền thống 2/10 - mốc son của Báo Công Thương, cũng là động lực to lớn để các thế hệ phóng viên trẻ tiếp nối truyền thống vẻ vang, nỗ lực phấn đấu.

Việc công nhận ngày 2/10/1945 là Ngày truyền thống của Báo Công Thương là sự ghi nhận xứng đáng về những đóng góp của các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, đội ngũ người lao động các thời kỳ. Đó là minh chứng cho sức sống mãnh liệt, truyền thống tốt đẹp và tinh thần trách nhiệm cao của tờ báo.

Ngày truyền thống là dịp để Báo Công Thương nhìn lại chặng đường đã qua và hướng đến những mục tiêu mới. Đồng thời, để mỗi phóng viên trẻ của Báo Công Thương tự hào về bề dày lịch sử của tờ báo, tự hào là một phần của tập thể, và nỗ lực không ngừng để tiếp nối truyền thống vẻ vang đó.

Trong buổi làm việc với Báo Công Thương diễn ra mới đây, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chỉ rõ những nhiệm vụ quan trọng cho Báo Công Thương trong thời gian tới, đồng thời cũng là những yêu cầu đối với các phóng viên trẻ. Để đáp ứng những yêu cầu mới, các phóng viên trẻ cần trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của người làm báo trong thời đại mới, đồng thời nâng cao năng lực truyền tải thông tin chính xác, khách quan; kịp thời có những sản phẩm báo chí phản ánh sát thực tế sôi động của ngành Công Thương.

Ngày nay, với sự bùng nổ của mạng xã hội, thông tin giả mạo, truyền thông phi chính thống, thách thức lớn nhất đối với người làm báo là giữ gìn phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan, phản ánh đúng sự thật, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Đồng thời, việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng viết, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng làm việc nhóm là điều cần thiết để tạo ra những sản phẩm báo chí chất lượng, thu hút độc giả, phục vụ tốt nhiệm vụ tuyên truyền.

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại, việc đổi mới cả về nội dung và hình thức là điều cần thiết để Báo Công Thương giữ vững vị thế của mình. Các phóng viên trẻ cần chủ động tham gia các hoạt động sáng tạo, đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tờ báo, luôn nỗ lực phấn đấu để tạo ra những sản phẩm báo chí chất lượng, phục vụ tốt nhiệm vụ của Báo Công Thương.

Ngày truyền thống là dịp để các phóng viên trẻ tự nâng cao ý thức, trách nhiệm, phấn đấu nỗ lực để tạo ra những sản phẩm báo chí chất lượng, đưa Báo Công Thương phát triển, từng bước trở tờ báo kinh tế hàng đầu, góp phần vào sự phát triển chung của ngành Công Thương.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo./.

Báo Công Thương: Tự hào lịch sử 79 năm và bước chuyển mình ngoạn mục

Báo Công Thương: Tự hào lịch sử 79 năm và bước chuyển mình ngoạn mục

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Báo Công Thương: Tự hào lịch sử 79 năm và bước chuyển mình ngoạn mục”, bài viết được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 2/10/2024 trên tại trang web congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Báo Công Thương: Tự hào lịch sử 79 năm và bước chuyển mình ngoạn mục

undefined

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cho nhóm tác giả Báo Công Thương.

Bài viết: Kính thưa quý vị!

Các thế hệ người làm báo Báo Công Thương đầy tự hào về truyền thống 79 năm với những bước phát triển vượt bậc.

Với bề dày truyền thống 79 năm, những ngày đầu tháng 10, các thế hệ người làm báo Báo Công Thương đầy tự hào khi tờ Báo đã có bước phát triển vượt bậc, ngày càng khẳng định vai trò, vị thế, uy tín trên mặt trận thông tin nói chung, ngành Công Thương nói riêng...

Truyền thống vẻ vang

Có thể khẳng định, trong lịch sử vẻ vang của báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Công Thương là tờ báo kinh tế xuất hiện sớm nhất, có tuổi đời lâu nhất đến nay với 79 năm.

Theo dữ liệu lịch sử, trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 28/8/1945, Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thành lập Bộ Quốc dân Kinh tế, tiền thân của Bộ Công Thương ngày nay.

Và sau hơn 1 tháng, ngày 2/10/1945, Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà ký Nghị định số 08-BKT/VP về việc tổ chức lại Bộ Quốc dân Kinh tế, trong đó, quy định bộ máy của Bộ có Phòng Kinh tế tập san (Phòng ba) trong số các phòng sự vụ với nhiệm vụ xuất bản Việt Nam Kinh tế tập san. Phải mất thời gian để tờ tin được xuất bản song đây là cơ sở để Bộ Công Thương quyết định chọn ngày 2/10 là ngày truyền thống của Báo Công Thương.

Dù có nhiều lần đổi tên, sáp nhập cho phù hợp với tình hình thực tiễn, song Báo Công Thương đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thông tin tuyên truyền trên mặt trận kinh tế, xứng đáng với vai trò là cơ quan ngôn luận của một Bộ kinh tế đa ngành kể từ những ngày đầu của chính quyền non trẻ; trong suốt thời kỳ kháng chiến và đến tận ngày hôm nay. Những phần thưởng cao quý được Đảng, Nhà nước trao tặng như: Huân chương Lao động hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, Huân chương Độc lập hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác là minh chứng rõ nét.

Và điều quan trọng hơn, Báo Công Thương và các ấn phẩm đã truyền thông đậm nét, đúng và trúng về các chủ trung đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế và các hoạt động của Bộ chủ quản qua các thời kỳ. Tạo diễn đàn – cầu nối quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước, giới Công Thương và cộng đồng xã hội thông tin, trao đổi, chia sẻ, phản ánh… về những vấn đề kinh tế vĩ mô – vi mô; những vấn đề liên quan mật thiết đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống của Nhân dân, góp phần chung tay xây dựng phát triển kinh tế xã hội bền vững, thích ứng với những thay đổi của thế giới.

Bước chuyển mình ngoạn mục

Tiếp nối các thế hệ đi trước, trong 3 năm trở lại đây, thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ Báo, Lãnh đạo Báo đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành; sắp xếp kiện toàn nhân sự; đầu tư hạ tầng số; chú trọng nâng cao công tác nội dung, thích ứng với cuộc cách mạng 4.0 để đưa Báo Công Thương trở thành một trong những tờ báo kinh tế ngành vươn lên top đầu.

Theo đó, Báo Công Thương đã đổi mới toàn diện báo in, báo điện tử, xây dựng các hệ thống mạng xã hội có tính tương tác cao; về cơ bản đã định hình được mô hình truyền thông đa phương tiện theo Đề án Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Báo Công Thương giai đoạn 2023-2025 và những năm tiếp theo được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt. Do đó, hiệu quả truyền thông tăng lên rõ rệt, Báo Công Thương điện tử và các ấn phẩm luôn cập nhật nhanh nhất các tin tức, sự kiện có tính thời sự, chính trị, xã hội, bám sát những lĩnh vực kinh tế ngành như công nghiệp và thương mại, hội nhập quốc tế cũng như các vấn đề lớn của nền kinh tế đất nước. Hình thức tuyên truyền khá đa dạng với đầy đủ loại hình của một cơ quan truyền thông đa phương tiện.

Để rõ hơn về sự thay đổi, vươn lên ngoạn mục của Báo Công Thương, xin đưa ra một vài dữ liệu so sánh. Nếu như cả năm 2020 lượt xem trang là trên 17,6 triệu lượt xem, trung bình 1,4 triệu lượt xem mỗi tháng; năm 2021 giảm còn xấp xỉ 12 triệu lượt xem, trung bình gần 1 triệu lượt/tháng. Thứ tự xếp hạng trong nước và quốc tế ở dưới mức 200 thì đến tháng 6 năm 2024, Báo Công Thương điện tử đã vươn lên nằm trong Top đầu nhóm các cơ quan báo chí bộ, ngành với 16,2 triệu lượt truy cập/tháng, có những thời điểm số lượt truy cập lên đến hơn 2 triệu lượt truy cập/ngày. Đặc biệt, trong số các trang báo chí, tin tức, truyền thông, Báo Công Thương đã có sự thay đổi, nằm trong Top đầu trong nhóm các cơ quan báo chí bộ, ngành với 16,2 triệu lượt truy cập trong tháng 6/2024.

Với việc lọt Top 50 tờ báo có số lượng người xem cao nhất tại Việt Nam, Báo Công thương đã về đích sớm 1 năm so mục tiêu năm 2025 mà Đề án Đổi mới Báo Công thương đề ra. Đồng thời, sự xếp hạng nêu trên cũng cho thấy, hướng đi đúng của Báo Công thương trong việc phát triển báo chí theo xu hướng đa phương tiện, chuyển đổi số. Đây cũng là kết quả của nỗ lực đổi mới toàn diện về cả nội dung lẫn hình thức truyền thông

Quan trọng hơn, vị thế, uy tín của tờ báo được nâng lên, được các cơ quan quản lý, độc giả trong và ngoài nước ghi nhận đánh giá cao vì thông tin nhanh, chất lượng, độ lan toả cao. Các bộ ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp tin tưởng, tín nhiệm ký kết hợp tác truyền thông.

Bên cạnh đó, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, phóng viên, người lao động trong toà soạn được nâng cao.

Phát biểu tại buổi sơ kết nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, Bí thư Đảng uỷ, Tổng Biên tập Nguyễn Văn Minh đã đánh giá: Thứ hạng nêu trên cho thấy, hướng đi đúng của Báo CôngThương trong việc phát triển báo chí theo xu hướng đa phương tiện, chuyển đổi số. Đây cũng là kết quả của nỗ lực đổi mới toàn diện về cả nội dung lẫn hình thức truyền thông của Báo trong hơn 2 năm vừa qua. "Mọi kết quả đạt được, không phải ngẫu nhiên mà đó là sự nỗ lực không mệt mỏi từ đổi mới tư duy, cách làm mới, sự quyết liệt cùng sự đồng lòng của cả tập thể", Tổng Biên tập Nguyễn Văn Minh khẳng định.

Xác định, trong bối cảnh ngành truyền thông trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi, cùng các xu hướng mới gắn với tư duy, công nghệ mới; thuận lợi, thách thức đan xen, Báo Công Thương sẽ tiếp tục đổi mới, sáng tạo, đưa ra những mục tiêu, giải pháp mới để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, xứng đang là cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương – Diễn đàn của Giới Công Thương Việt Nam theo hướng tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động cả về nội dung truyền thông lẫn kinh tế báo chí; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số mạnh mẽ, thích ứng với xu hướng chung của báo chí và tình hình đất nước.

Dù còn những thách thức phía trước, song với kết quả vượt bậc đã đạt được hôm nay đã và sẽ là niềm tự hào và là động lực to lớn để mỗi cán bộ, phóng viên, người lao động tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, phấn đấu đưa tờ Báo vững bước đi lên, đạt được mục tiêu đề ra.

Ngày 19/6/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc tại Báo Công Thương nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và công bố Quyết định số 1599/QĐ-BCT ngày 18/6/2024 về việc công nhận Ngày truyền thống của Báo Công Thương là ngày 2/10 hàng năm.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo./.

Tăng cường hợp tác giữa Báo Công Thương và cơ quan báo chí Bộ Thương mại Trung Quốc

Tăng cường hợp tác giữa Báo Công Thương và cơ quan báo chí Bộ Thương mại Trung Quốc

Podcast - Thời sự 2/10/2024: Tăng cường hợp tác giữa Báo Công Thương và cơ quan báo chí Bộ Thương mại Trung Quốc

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Tăng cường hợp tác giữa Báo Công Thương và cơ quan báo chí Bộ Thương mại Trung Quốc”, bài viết được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương của PV Hoàng Hòa, bài viết đăng tải ngày 2/10/2024 trên tại trang web congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Tăng cường hợp tác giữa Báo Công Thương và cơ quan báo chí Bộ Thương mại Trung Quốc

undefined
Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên gặp Bộ trưởng Kim Tráng Long trao đổi quan điểm về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp.

Bài viết:

Chiều 1/10, trước khi kết thúc chuyến công tác tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã trao đổi một số nội dung với ông Lý Ngạn - Phó Vụ trưởng Vụ châu Á (Bộ Thương mại Trung Quốc) tiễn Bộ trưởng và Đoàn công tác tại sân bay...

Trao đổi với ông Lý Ngạn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao kết quả của chuyến công tác tại Trung Quốc, nhất là những kết quả đạt được sau Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng gửi lời cảm ơn tới Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào vì sự đón tiếp nồng hậu, trao đổi công việc thân tình, cởi mở trên tinh thần “vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao công tác phối hợp thông tin tuyên truyền, thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại giữa các cơ quan truyền thông của Bộ Công Thương Việt Nam với các cơ quan báo chí của Bộ Thương mại Trung Quốc.

Nhân dịp này, Bộ trưởng cũng đánh giá cao việc Báo Công Thương - Cơ quan ngôn luận của Bộ Công Thương đã tổ chức xuất bản một số báo in đặc biệt với 12 trang nội dung chuyên sâu về hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc nhằm mục đích tuyên truyền phục vụ riêng cho Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.

Trao đổi về những phương hướng hợp tác mới trong công tác thông tin tuyên truyền giữa hai Bộ, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, cần tăng cường quan hệ hợp tác giữa Báo Công Thương với các cơ quan truyền thông của Bộ Thương mại Trung Quốc, nhất là với báo Thương mại quốc tế của Bộ Thương mại Trung Quốc.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương, Báo Công Thương sẽ mời Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền đến tham quan và thị sát tình hình thực tế tại Báo Công Thương; từ đó lên kế hoạch, xây dựng các phương hướng hợp tác” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu giải pháp và đề nghị, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng tạo điều kiện cho lãnh đạo Báo Thương mại Trung Quốc sớm thăm và làm việc trực tiếp với lãnh đạo Báo Công Thương.

Cũng theo Bộ trưởng, trong giai đoạn đầu, hàng tháng, hai bên dành cho nhau một số báo chuyên đề để giới thiệu và quảng bá những sản phẩm xuất nhập khẩu tiềm năng, theo mùa của mỗi nước; hoặc giới thiệu những cơ chế chính sách của mỗi bên liên quan đến hợp tác thương mại hay giới thiệu những doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu tiềm năng của hai nước. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tin tưởng đây là hình thức hợp tác mới giữa hai Bộ, hai nước; là kênh thông tin chính thống, là “là cầu nối” cung cấp thông tin thị trường hay thị hiếu tiêu dùng đến doanh nghiệp, nhân dân hai nước.

Bộ Công Thương Việt Nam sẽ có thư gửi tới đồng chí Bộ trưởng Vương Văn Đào về đề xuất hợp tác này trong thời gian sớm nhất để tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin, từ đó làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác bền chặt giữa hai nước, hai Bộ; cũng như triển khai tốt hơn các thỏa thuận hợp tác của lãnh đạo cấp cao hai nước trong lĩnh vực thương mại.

Đánh giá cao sáng kiến hợp tác của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, ông Lý Ngạn nhấn mạnh, đây là mô hình hợp tác rất thiết thực, củng cố lợi ích cho cả doanh nghiệp, người dân hai bên. Ông sẽ báo cáo lại lãnh đạo Bộ Thương mại Trung Quốc cũng như phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc; Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc và đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nghiên cứu, phối hợp triển khai mô hình hợp tác này.

Ông Lý Ngạn khẳng định, phía Trung Quốc sẽ nỗ lực, làm hết sức mình để triển khai hiệu quả những thỏa thuận đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào và Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên thống nhất tại Kỳ họp lần thứ 13 Ủy ban hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc, cũng như triển khai có hiệu quả chương trình công tác theo nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Đặc biệt, Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ ưu tiên nghiên cứu, thúc đẩy mô hình hợp tác giữa Báo Thương mại quốc tế, Bộ Thương mại Trung Quốc với Báo Công Thương, Bộ Công Thương Việt Nam.

“Hiện nay, Vụ châu Á đang gấp rút triển khai những công việc cho Tọa đàm doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Trung Quốc, cũng như chuẩn bị cho chuyến công tác của Thủ tướng Lý Cường tới Việt Nam, dự kiến vào tháng 10 này” – ông Lý Ngạn thông tin và khẳng định, việc thúc đẩy hợp tác truyền thông giữa hai Bộ tại thời điểm này là vô cùng cần thiết.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kỳ vọng, sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí của hai Bộ sẽ đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất và được triển khai mạnh mẽ, nhất là vào tháng 10 tới đây, nhân chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới Việt Nam. Bộ trưởng tin rằng, với lợi thế sẵn có việc sản xuất một chuyên đề để quảng bá, giới thiệu về các doanh nghiệp, ngành hàng, sản phẩm thế mạnh của mỗi nước là hoàn toàn khả thi để người tiêu dùng hai bên có thể tiếp cận đầy đủ thông tin; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác, làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai Đảng, hai nước.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo./.

Trò chuyện cùng Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu

Trò chuyện cùng Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu

undefined
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, một vị tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam từng trực tiếp tham gia 4 chiến dịch lịch sử lớn

Trên hình ảnh là Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, một vị tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng trực tiếp tham gia 4 chiến dịch lịch sử lớn: Chiến dịch mậu thân năm 1968; Chiến dịch đường 9 Nam Lào 1971; Chiến dịch Quảng Trị 1972; Chiến dịch đại thắng mùa xuân năm 1975. Được phong anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 26 tuổi. Được phong quân hàm thiếu tướng năm 40 tuổi, trở thành vị tướng trẻ tuổi nhất thời chiến chống Mỹ. Khi hoà bình trở lại, trên cương vị công tác và khi nghỉ hưu, ông đã viết được 9 cuốn sách về quân sự, đối ngoại. Cuộc đời ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến đấu, trở thành lãnh đạo chuẩn mực, tấm gương sáng trong sự nghiệp Quốc phòng tòan dân thời bình và hiện tại vẫn tiếp tục cống hiến cho xã hội trên cương vị Viện sĩ Viện Khoa học quân sự. 2 lần đón nhận Huân chương chiến công hạng nhất, 2 Huân chương chiến công hạng nhì, 3 Huân chương chiến công hạng ba, được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là những dấu mốc đáng nhớ và tự hào trong cuộc đời binh nghiệp, đấu tranh bảo vệ tổ quốc và phụng sự nhân dân và dân tộc Việt Nam của Thượng tướng - Nguyễn Huy Hiệu.

Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ, với tư duy: tri ân không chỉ dành cho đất nước, đồng đội, dòng họ, bạn bè mà cả gia đình.

Sau khi nghỉ hưu, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã quyết định tiếp tục dành phần lớn thời gian của mình để nghiên cứu, thực hiện và triển khai những dự án tri ân, thể hiện lòng biết ơn đối với cộng đồng, đất nước, và đặc biệt là hướng về những người đã đồng hành, những đồng đội đã gắn bó cùng ông trong suốt sự nghiệp quân sự. Cả cuộc đời ông luôn tâm niệm một điều như một kim chỉ nam là lẽ sống trong cuộc đời: “Càng biết ơn, tri ân trả ơn cuộc đời, càng được nhiều hơn.” Nhiều hơn ở đây nghĩa là được nhiều tình cảm, trí huệ và năng lượng sống tích cực để có thể đón nhận và chia sẻ những điều tốt đẹp nhất đến cuộc đời này. “Một đời phụng sự, biết ơn, tri ân và trả ơn nhân dân và tổ quốc!”

Phản bác luận điệu lợi dụng việc ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 để xuyên tạc, chống phá

Phản bác luận điệu lợi dụng việc ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 để xuyên tạc, chống phá

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Phản bác luận điệu lợi dụng việc ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 để xuyên tạc, chống phá”, bài viết được đăng tải trên Báo điện tử Công an Nhân dân của tác giả Liêm Chính - Bình Nguyên, sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Bút chiến 35 ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Phản bác luận điệu lợi dụng việc ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 để xuyên tạc, chống phá

Những ngày qua, khi toàn xã hội chung tay góp sức giúp người dân các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão lũ thì trên không gian mạng, các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong, các phần tử bất mãn, cơ hội lại tiếp tục lợi dụng tình hình này để đưa ra những luận điệu xuyên tạc, phán xét chủ quan nhằm chia rẽ, phá hoại.

Những thông tin xuyên tạc trên không gian mạng

Ngay sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào Việt Nam gây nên những thiệt hại to lớn về người và của, đồng thời hoàn lưu bão gây sạt lở đất và lũ lụt diện rộng ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng, bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước và địa phương trong việc ứng phó nhằm giảm tối đa thiệt hại về người và của thì trên không gian mạng lại có những tiếng nói xuyên tạc, lạc lõng.

Có thể kể đến một số trang tin như Việt Tân, VOA Tiếng Việt, RFA... đã ra sức đăng tải những thông tin sai trái, xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam không quan tâm đến công tác phòng, chống bão lũ, bỏ mặc nhân dân tự chống chọi với thiên tai.

Họ vu cáo với các luận điệu như: “Đừng trông chờ gì Đảng, Nhà nước Việt Nam hỗ trợ người dân sau bão Yagi”; “Các nhóm lợi ích và sau lưng những kẻ bảo kê cho nhóm lợi ích chỉ nghĩ đến tiền thôi, họ không màng đến sự sống của người dân”; “Phải chi Nhà nước dùng ngân sách bảo vệ dân bằng một phần nhỏ ngân sách để bảo vệ Đảng, có lẽ nhiều người dân đã được cứu”…

Trang Việt Tân đưa các hình ảnh người dân bị thiệt hại sau bão lũ rồi kích động: “Trong các báo cáo diễn tập, những thiên tài của Đảng luôn tuyên bố “hoàn thành xuất sắc công tác phòng, chống lụt bão”, vậy mà…”; “Mưa bão tới đâu, lãnh đạo cho diễn tới đó”; “Nhân dân lâm nguy, chính quyền vẫn ưu tiên bệnh thành tích”; “Rất nhiều người kêu cứu trong tuyệt vọng, không rõ chính quyền, công an, cứu hộ đi đâu”…

Họ mỉa mai rằng, chỉ có dân cứu dân khi hoạn nạn, dân không thể kêu cứu chính quyền mà chỉ có thể nhờ ai đó giúp mình; rằng “tuyên truyền thì ngạo nghễ, thực tế thì ngao ngán”! Thậm chí, một số trường hợp còn đưa những hình ảnh không chính xác rồi miệt thị đó là ảnh “biểu diễn” cứu hộ, cứu nạn trong bão lũ nhằm “lừa mị dân”…

Các tổ chức phản động lưu vong lợi dụng việc bão lớn làm đổ nhiều cây xanh, cột điện, hỏng nhiều đường sá, cầu cống rồi cố tình chọn đăng một vài hình ảnh cây mới trồng không có nhiều rễ, cột điện có ít lõi sắt (cả ảnh thật và ảnh cắt ghép, ảnh không rõ nguồn gốc và thời điểm chụp) rồi từ việc phê phán chính quyền thiếu trách nhiệm, tham nhũng, tắc trách để quy chụp “cây xanh dưới cơ chế của đảng thì phải chấp nhận vậy thôi”!

Có đối tượng bất mãn, chống đối lại đưa ra những luận điệu kiểu “tâm linh” như cho rằng, cơn bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam càn quét gây thiệt hại nặng nề là do “trời trừng phạt và do chế độ độc Đảng lãnh đạo”. Từ đó, những đối tượng này cổ xuý, muốn chống bão lụt thì dân hãy tự lo lấy, chừng nào còn độc đảng thì chừng đó chính quyền còn bỏ mặc nhân dân và hả hê trước những thiệt hại to lớn về người và của trước sự tàn phá của cơn bão.

Bên cạnh đó, trong khi Đảng, Nhà nước và các địa phương, lực lượng chức năng cùng quân dân miền Bắc đang gồng mình ứng phó với trận bão, lũ lịch sử, huy động tối đa các nguồn lực để phòng, chống và giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả; trong khi cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đồng bào cả nước đang hướng về miền Bắc, tích cực ủng hộ, giúp đỡ người dân ở những vùng gặp nạn thì trên mạng xã hội lại có những hình ảnh, bài viết thông tin sai sự thật, nhất là thông tin sai về việc vỡ đập, vỡ đê, ngập lụt, sạt lở... dẫn đến người dân hoang mang.

Không chỉ xuất hiện tin giả, tin sai lệch về bão số 3, một số đối tượng còn lợi dụng thiệt hại do bão gây ra để kêu gọi ủng hộ nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt… Những hành vi này vừa gây nhiễu loạn trong dư luận, vừa tạo cớ để các thế lực xấu lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thiên tai, hoạn nạn.

Những thông tin xuyên tạc, thông tin mang tính quy kết “gắp lửa bỏ tay người” của các thế lực thù địch và các tổ chức phản động lưu vong, các phần tử bất mãn nói trên đi ngược với cộng đồng, gây nên sự hoài nghi, hoang mang trong dư luận. Từ việc hướng lái dư luận hiểu sai lệch, cho rằng Đảng, Nhà nước không quan tâm đến đời sống dân sinh, bỏ mặc người dân trong tình cảnh khốn khó, âm mưu của các đối tượng nhằm gây chia rẽ giữa nhân dân với Đảng, chính quyền, chia rẽ giữa lực lượng vũ trang và nhân dân, bôi lem Đảng, chế độ, kích động chống đối từ bên trong.

Có một quy luật quen thuộc trên không gian mạng là cứ hễ khi đất nước gặp khó khăn thì được các tổ chức, cá nhân thù địch, phản động lại coi đây là thời cơ để lợi dụng chống phá. Điều này vốn từng xảy ra suốt thời gian chúng ta đối phó với đại dịch COVID-19.

Thực tiễn công tác phòng, chống thiên tai bão lũ - minh chứng phản bác mọi luận điệu xuyên tạc

Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường, hậu quả thiên tai gây ra là không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ có thể nắm bắt tình hình, dự báo sớm để chủ động phòng ngừa, hạn chế thấp nhất hậu quả xảy ra và nỗ lực khắc phục thiệt hại. Trong thực tế, chúng ta đã rất chủ động đối phó với cơn bão ngay từ sớm.

Thủ tướng đã ban hành các công điện chỉ đạo các bộ, ban, ngành, địa phương triển khai nhiều biện pháp cấp bách chủ động ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả, đồng thời phân công các thành viên Chính phủ, các cơ quan chức năng kiểm tra việc ứng phó, lập ban chỉ đạo tiền phương để kịp thời chỉ đạo xử lý các tình huống đặt ra trước, trong và sau khi bão đổ bộ. Toàn dân tộc đã phát huy tinh thần đại đoàn kết, đồng lòng, chung tay giúp đỡ đồng bào vượt qua khó khăn.

Để phòng, chống bão số 3, Bộ Công an đã huy động hơn 100.000 lượt cán bộ, chiến sĩ của Công an 35 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng, giúp đỡ nhân dân chằng chống nhà cửa, tuyên truyền, vận động nhân dân đến nơi tránh trú bão an toàn, sơ tán gần 53.000 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thuỷ sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn. Phối hợp Bộ đội Biên phòng kiểm đếm, hướng dẫn hơn 51.000 tàu cá, gần 220.000 người về nơi tránh trú an toàn; bố trí các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng chống bão.

Theo báo cáo của Cục Cứu hộ cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân đội đã huy động hơn 450 nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ và hơn 10.000 phương tiện ứng phó siêu bão số 3. Trước khi bão đổ bộ, các đơn vị Quân đội đã nhanh chóng có mặt tại những nơi nguy hiểm, xung yếu hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ. Trong những ngày xảy ra mưa lũ trên diện rộng, Công an các địa phương phía Bắc tập trung hỗ trợ sơ tán người dân di dời khỏi vùng nguy hiểm, tham gia gia cố đê kè ngăn lũ, trực tiếp tuần tra, đưa người bị mắc kẹt trong lũ đến nơi an toàn, đưa người bị nạn đi cấp cứu.

Hậu bão số 3 đã gây ra lũ quét, lũ lụt diện rộng cho nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc với nhiều thiệt hại về người và của. Để ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, giúp đỡ nhân dân nhanh chóng ổn định sản xuất, cuộc sống, không để người dân nào bị đói, rét, không nơi ở, đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ, lực lượng Công an đã khẩn trương huy động tối đa lực lượng, phương tiện ở nhiều đơn vị, địa phương. Công an các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng… huy động toàn lực lượng từ cấp tỉnh tới cấp xã sử dụng các phương tiện tiếp cận, di chuyển toàn bộ người và tài sản trong vùng có nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng tới nơi tránh trú.

Đã có nhiều tấm gương anh dũng trong thực hiện nhiệm vụ, trong đó có cán bộ đã hy sinh để bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân, đó là Thượng úy Nguyễn Đình Khiêm (sinh năm 1997), Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn Công binh 1, Lữ đoàn Công binh 513, Quân khu 3; Trung tá Trần Quốc Hoàng (sinh năm 1987), cán bộ Trại giam Quảng Ninh.

Đặc biệt, sau khi xảy ra tai nạn sập cầu Phong Châu và trận lũ quét kinh hoàng làm hơn 100 người bị vùi lấp ở bản Làng Nủ, Lào Cai, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Công an địa phương và CSCĐ thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ cùng một số đơn vị Quân đội đã đến hiện trường tiến hành cứu nạn, cứu hộ với quyết tâm, nỗ lực cao nhất.

Trong bão tố, người Việt không chỉ cùng nhau vượt qua những thử thách mà còn thể hiện rõ nét tinh thần tương thân tương ái. Những căn nhà trống mở cửa đón người trú bão, những dòng xe tải chậm rãi che chắn cho xe máy hay những người lặng lẽ chia sẻ đồ ăn, thức uống - tất cả đã tạo nên một bức tranh đẹp về lòng nhân ái giữa thiên tai. Hình ảnh lực lượng Công an, Quân đội và các lực lượng khác cùng dân chống bão; nhiều người dân hỗ trợ nhau vượt qua thiên tai, khắc phục thiên tai trong những ngày qua thêm lần nữa cho thấy sự quý giá của tình quân dân, nghĩa đồng bào.

Có thể thấy trong bão lũ, những nghĩa cử cao đẹp được trao đi để cùng nhau vượt qua gian khó. Đó là tinh thần đoàn kết, lá lành đùm lá rách của người Việt Nam. Những nghĩa cử đẹp trong cộng đồng hướng về nơi chịu thiệt hại về thiên tai đã cho thấy niềm tin về lòng tốt, sự sẻ chia, là trách nhiệm và ý thức công dân của con người trong xã hội vẫn luôn tỏa sáng và hơn thế, chính sự ấm áp, những nghĩa cử cao đẹp đã đưa con người xích lại gần nhau hơn, cho thấy một Việt Nam đoàn kết, sáng ngời tấm lòng sẻ chia.

Các giá trị đó đã làm nên cốt cách và bản sắc văn hóa, là nền móng, sức mạnh nội sinh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Ngày nay, đoàn kết, tương thân, tương ái vẫn là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam tiếp tục phát triển vững mạnh, đạt được nhiều thành tựu mới.

Hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân đội cùng các lực lượng dầm mình trong mưa gió để cứu nạn, cứu hộ, trắng đêm đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân là hình ảnh thân thuộc, ở mỗi bản làng, khu phố trong thiên tai, bão lụt. Đó là minh chứng sinh động của tinh thần “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, phủ nhận mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Lật tẩy thủ đoạn của tổ chức Việt Tân lợi dụng bão lũ để xuyên tạc, chống phá

Lật tẩy thủ đoạn của tổ chức Việt Tân lợi dụng bão lũ để xuyên tạc, chống phá

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Lật tẩy thủ đoạn của tổ chức Việt Tân lợi dụng bão lũ để xuyên tạc, chống phá”, bài viết được đăng tải trên Báo điện tử Công an Nhân dân của tác giả Lê Vĩnh Bình, sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Bút chiến 35 ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Lật tẩy thủ đoạn của tổ chức Việt Tân lợi dụng bão lũ để xuyên tạc, chống phá.

Trong những ngày qua, Việt Nam đối diện sự tàn phá của cơn bão số 3, để lại những hậu quả nặng nề về người và của. Hệ thống chính trị và nhân dân với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, quyết tâm, nỗ lực để cứu hộ, cứu nạn, chia sẻ mất mát, đau thương, thiếu thốn của đồng bào nhiều địa phương. Trong lúc Đảng, Nhà nước, nhân dân đang nỗ lực, đồng lòng để ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ thì không ít tổ chức, phần tử chống đối, phản động, nhất là tổ chức khủng bố, phản động Việt Tân lại ra sức tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ tình đoàn kết quân dân bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm.

Kích động chống phá trong đau thương, mất mát

Lợi dụng tình hình bão, lũ, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lại “đục nước béo cò” tung ra các luận điệu xuyên tạc, chống phá, tuyên truyền trên không gian mạng theo hướng xuyên tạc, bóp méo sự thật. Đặc biệt, tổ chức khủng bố, phản động lưu vong Việt Tân những ngày qua đã đăng tải, tán phát hàng trăm bài viết, hình ảnh, video tuyên truyền xuyên tạc. Họ lấy hình ảnh bão, lũ, đời sống thiếu thốn, khổ cực của nhân dân trong cơn hoạn nạn rồi lồng ghép thông tin sai trái, xuyên tạc, cho rằng Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền nhân dân thờ ơ, vô trách nhiệm “bỏ mặc dân”.

Họ xuyên tạc “trong cơn bất hạnh của dân, tuyên giáo vẫn giả dối, đưa các hình ảnh, video tập huấn, diễn tập để tuyên truyền”; “nhân dân lâm nguy, chính quyền vẫn ưa bệnh thành tích”; “nhà nước đã phát gạo… trên tivi”; “sau cơn bão lũ, cây rừng thì dành cho lãnh đạo xây biệt phủ, hòm thì tặng cho dân nghèo”…

Họ đưa ra những tin mang tính kích động như “Các nghệ sĩ, mạnh thường quân góp tiền qua chính quyền nên tỉnh táo. Tiền của các bạn đến tay người dân hay chui vào túi quan chức”!

Một số thông tin tìm cách chia rẽ mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Công an, Quân đội với nhân dân, bất chấp sự thật là hàng trăm nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ các lực lượng Quân đội, Công an khẩn trương, nỗ lực giúp đỡ nhân dân phòng, chống và khắc phục hậu quả bão lũ. Tuy nhiên, họ lại xuyên tạc cho rằng đấy là “biểu diễn”, “người dân trông chờ vào nhà nước, chính quyền là vô vọng”; “diễn tập phải đẹp thì mới có lương, thực tế thì bê bết là vì lương với lậu”…

Lợi dụng vào sự cố sập cầu Phong Châu, các đối tượng bỏ qua việc nguyên nhân do tác động mưa lũ, lập tức quy kết cho “chính quyền phải chịu trách nhiệm vì đã ăn hối lộ, làm ngơ, bảo kê, tiếp tay cho tham nhũng nên mới gây ra hậu quả sập cầu”, cho rằng việc cầu sập là hậu quả của… chế độ!

Có đối tượng còn đưa hình ảnh thăm hỏi tại bệnh viện trong một vụ việc trước đây với hiện trường lũ quét rồi kích động “con cán bộ lãnh đạo hút xì ke bị overdose (quá liều), cả dàn lãnh đạo khúm núm đến thăm. Trong khi dân chết vì bão lũ, chẳng thấy lãnh đạo nào ngó ngàng tới”… Trước tình hình bão lũ nghiêm trọng xảy ra, các cơ quan chức năng Việt Nam đã trao đổi, đề nghị phía Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ lượng nước trên thượng nguồn sông Hồng đổ xuống hạ lưu, nhất là việc xả thuỷ điện; đồng thời thông báo kịp thời về thông tin, thời điểm xả lũ, thời gian và lưu lượng xả lũ để hai bên có sự phối hợp chặt chẽ, giảm thiểu tác động. Tuy nhiên, họ tuyên truyền xuyên tạc theo hướng kích động, phá hoại quan hệ hợp tác giữa hai nước, đưa ra những ngôn từ kiểu “chọc gậy bánh xe”.

Lật tẩy bản chất sau cái gọi là “dân chủ, canh tân”

Đằng sau từ ngữ mỹ miều, bịp bợp và dối trá, lừa đảo kiều bào nước ngoài, tập hợp số đối tượng chống đối, phản động trong nước, Việt Tân tự xưng là “tập hợp những người Việt yêu dân chủ, khát vọng Canh Tân con người và Canh Tân Việt Nam”. Tuy nhiên, trên thực tế, tổ chức khủng bố lưu vong này đã làm gì?

Sau khi thành lập, Việt Tân đã tổ chức tuyển mộ, huấn luyện cho thành viên cách thức sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, thủ tiêu con tin…; tiến hành các chiến dịch “Đông Tiến 1”, “Đông Tiến 2”, “Đông Tiến 3”..., đưa các toán vũ trang với hàng trăm đối tượng từ Thái Lan xâm nhập qua Lào, Campuchia về Việt Nam để lập “mật cứ”, tiến hành hoạt động bạo loạn, khủng bố nhưng đã bị các cơ quan chức năng của Việt Nam, Lào ngăn chặn, vô hiệu hóa. Ở nước ngoài, Việt Tân thành lập “Đội sát thủ K9” do các thành viên cốt cán cầm đầu, chuyên tiến hành khủng bố, thủ tiêu những nhà báo gốc Việt đưa tin vạch mặt hoạt động lừa đảo kiều bào của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn; trong đó, có ông Dương Trọng Lâm, chủ bút báo “Cái đình làng” tại San Fransisco và ông Nguyễn Đạm Phong, người sáng lập báo “Tự do” tại Houston.

Hiện nay, Việt Tân vừa tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức, hoạt động khủng bố, phá hoại; tán phát lên mạng Internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, phá hoại, ám sát, vừa thực hiện “diễn biến hòa bình”, tuyên truyền xuyên tạc, thúc đẩy “tự diễn biến, tự chuyển hóa” bằng nhiều hình thức, nhất là trên không gian mạng… Cơ quan chức năng Việt Nam những năm vừa qua đã bắt, xử lý nhiều đối tượng là thành viên Việt Tân phạm tội khủng bố như Nguyễn Quốc Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon, Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền, Bùi Văn Kiên, Trần Thị Nhài, Nguyễn Thị Ánh...

“Tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong cơn bão dữ

Mưa bão đi qua, để lại hậu quả rất nặng nề, rất nhiều người cần được hỗ trợ, giúp đỡ. Trong lúc khó khăn, hàng trăm nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ, người dân đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, xông pha tuyến đầu giúp người dân. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, Đảng và Nhà nước đã và tiếp tục dành nguồn lực để khôi phục cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tái sản xuất, từng bước ổn định đời sống của nhân dân vùng thiên tai, bão lũ. Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, đồng bào và chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài hưởng ứng lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã dành sự chia sẻ, giúp đỡ về tinh thần, vật chất. Những chuyến xe đậm nghĩa tình vẫn hối hả chở nhu yếu phẩm từ miền Nam, miền Trung ra vùng bị thiệt hại nặng nề bởi bão lũ ở miền Bắc với những nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sâu sắc “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”.

Sự chung tay chung sức đó có ý nghĩa quan trọng, góp phần cùng với Đảng, Nhà nước giúp đỡ người dân vùng lũ, khắc phục hậu quả để sớm khôi phục sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã điện, gửi lời thăm hỏi tới Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, đồng thời viện trợ, ủng hộ giúp đỡ Việt Nam khắc phục hậu quả bão lũ. Chính phủ Australia viện trợ ban đầu trị giá 3 triệu AUD hỗ trợ vật tư cứu trợ khẩn cấp và các dịch vụ thiết yếu nhằm ứng phó với các thiệt hại do siêu bão gây ra. Đại sứ Australia tại Việt Nam, ông Andrew Goledzinowski gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam và cho biết “Australia đánh giá cao sự chỉ đạo hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc điều phối các hoạt động cứu trợ và ứng phó khẩn cấp tại các khu vực bị ảnh hưởng”, khẳng định “Chúng tôi ở đây để giúp Việt Nam bằng bất cứ cách nào có thể”.

Ngày 12/9, Chính phủ Hàn Quốc cũng quyết định cung cấp viện trợ nhân đạo trị giá 2 triệu USD với hy vọng sẽ góp phần khôi phục các khu vực bị thiệt hại và giúp người dân vùng bão lũ quay trở lại cuộc sống thường nhật trong thời gian sớm nhất. Phái đoàn Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam thông báo viện trợ 1 triệu USD để khẩn cấp hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả. Nhật Bản đang xem xét viện trợ vật tư qua cơ quan JICA, bao gồm máy lọc nước, tấm bạt nhựa. ASEAN và UNICEF cũng đã triển khai hàng viện trợ thiết yếu như dụng cụ gia đình, nước sạch và vật phẩm vệ sinh đến các vùng bị ảnh hưởng.

Các tổ chức quốc tế UN Women và đại sứ quán các nước châu Âu đang phối hợp cơ quan chức năng của Việt Nam để xác định nhu cầu khẩn cấp và phương án hỗ trợ phù hợp. Thông qua đơn vị cứu trợ nhân đạo, Thuỵ Sĩ sẽ dành 1 triệu franc (khoảng 1,2 triệu USD) cho các công tác này, đồng thời gửi chuyên gia và nguồn lực tới tâm điểm của công tác cứu trợ…

Như vậy, trong gian khó với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, “không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu ở”, tinh thần tương thân, thương ái, nghĩa đồng bào càng thể hiện rõ nét, đó chính là giá trị truyền thống quý báu của dân tộc ta, đồng thời thể hiện là bản chất tốt đẹp, nhân văn của chế độ, xã hội ta. Các quốc gia, tổ chức quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài cũng chung tay, góp sức giúp đỡ nhân dân bị thiệt hại bởi bão lũ.

Vậy mà, tổ chức Việt Tân tự xưng tiêu chí hành động là “khát vọng Canh Tân” đã không có bất cứ chia sẻ nào với người dân trong cơn hoạn nạn lại tìm cách xuyên tạc, chống phá. Rõ ràng, việc lợi dụng bão lũ, thiên tai, mất mát đau thương để thông tin sai trái, xuyên tạc với mục đích kích động, chống lại đất nước, nhân dân Việt Nam là hành vi nhẫn tâm, vô đạo đức cần được vạch trần lên án và phản bác.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai”, bài viết được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 23/9/2024 trên trang web congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai.

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 22/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh tương lai trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao khóa 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Báo Công Thương xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thưa Ngài Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc,

Thưa Ngài Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc,

Thưa các Quý vị,

Lịch sử phát triển của loài người đến nay đã chứng kiến những tiến bộ to lớn. Trí tuệ con người đã giúp thay đổi thế giới, giúp cho cuộc sống nhân loại tốt đẹp hơn, phát triển hơn, hoàn thiện hơn về mọi mặt. Song cũng chính con người là tác nhân gây ra những khó khăn, thách thức mà nhân loại đang phải đối mặt.

Cụ thể, đó là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, dịch bệnh, sự suy kiệt tài nguyên hay chế tạo các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt... Ngay lúc này đây, sự lựa chọn ở hiện tại sẽ định hình tương lai của chúng ta.

Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, mục tiêu phát triển bền vững của thế giới và lợi ích của con người phải được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu cao nhất của chúng ta.

Thành tựu khoa học, công nghệ phải phục vụ tiến bộ xã hội, hướng về con người, giải phóng con người, phát triển con người toàn diện, không ngừng cải thiện đời sống, bảo đảm lợi ích và hạnh phúc của nhân loại và vì thế hệ tương lai.

Thành tựu khoa học công nghệ cần thúc đẩy hợp tác, không trở thành công cụ chống lại các quốc gia, đi ngược lại khát vọng hòa bình, phát triển, công bằng và công lý của các dân tộc.

Thành tựu của trí tuệ con người phải tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, văn minh, nâng cao chất lượng sống người dân, xóa đói giảm nghèo. Theo đó chúng tôi đề nghị tăng cường đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu y học, giáo dục đào tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và các giải pháp để phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân, giảm thiểu đầu tư nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí hủy diệt với mục tiêu hòa bình, ổn định, phát triển bền vững, bình đẳng giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới.

Trong giai đoạn mang tính bước ngoặt này, chúng ta càng cần phải tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc và giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

Các nước lớn cần hành xử có trách nhiệm, phải chia sẻ thành tựu chung trong nghiên cứu khoa học công nghệ để cùng phát triển.

Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN cần phải đi đầu với sứ mệnh thúc đẩy hợp tác, phối hợp hành động trong ứng phó với các thách thức toàn cầu và tận dụng những cơ hội có được từ tiến bộ khoa học công nghệ.

Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới tốt đẹp hơn, vì sự phát triển tiến bộ, công bằng xã hội, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của người dân khi chúng ta thống nhất nhận thức cùng hành động, cùng nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hiệu quả.

Việt Nam hoan nghênh những văn kiện được thông qua tại Hội nghị và hy vọng những nội dung văn kiện sẽ được triển khai quyết liệt, hiệu quả. Chúng tôi mong muốn Liên hợp quốc với vai trò trung tâm, điều phối và các tổ chức quốc tế tiếp tục có những đóng góp thiết thực hơn, hiệu quả hơn, mạnh mẽ hơn trong mục tiêu ngăn ngừa hiểm họa đối với sự phát triển nhanh, bền vững của thế giới ngay từ ngày hôm nay.

Việt Nam cam kết sẽ đóng góp tích cực, hiệu quả vào các nỗ lực chung nhằm xây dựng thế giới hòa bình, phát triển bình đẳng vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân loại.

Xin trân trọng cảm ơn.

Tô Lâm

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tham gia đoàn công tác Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba, đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn, đi cùng Bộ trưởng có đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ và một số đơn vị.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Chuyện chưa kể về đêm chạy lụt lịch sử của dân bãi giữa sông Hồng

Chuyện chưa kể về đêm chạy lụt lịch sử của dân bãi giữa sông Hồng

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Chuyện chưa kể về đêm chạy lụt lịch sử của dân bãi giữa sông Hồng”, bài viết được đăng tải trên Báo điện tử Dân Trí của tác giả Ngọc Tân, ngày 23/9/2024 trên trang web dantri.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Văn hóa - Xã hội ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Chuyện chưa kể về đêm chạy lụt lịch sử của dân bãi giữa sông Hồng

Khi lũ trên sông Hồng lại cuồn cuộn đổ về, cả xóm phao í ới gọi nhau chạy lụt. Nước sông dâng nhanh, tràn vào cái vũng tù nơi hơn 20 căn nhà phao đang neo đậu và khoảng chục căn lều dựng sát mép nước.

Chắc chắn rằng Mía - cô con gái 5 tháng tuổi - đã được người nhà bế đi trước, Hiền mới lội bì bõm trở lại căn lều xập xệ của mình dưới chân cầu Long Biên.

Cô đảo mắt một lượt nhìn đồ đạc trong phòng. Giường cũi, ghế ăn dặm, tủ nhựa đựng bỉm sữa... đang ngập trong nước phù sa. Người mẹ trẻ vơ vội tấm giấy khai sinh của con rồi dò dẫm chạy ngược về phía chân cầu.

Khi đó là 23h30 đêm 8/9, vài tiếng đồng hồ trước khi lũ sông Hồng nhấn chìm bãi giữa.

Hai lần tháo chạy

Ngày 7/9, bão Yagi quét qua Hà Nội với sức gió khủng khiếp. Cả xóm bãi giữa với 45 hộ dân dưới chân cầu Long Biên phải đi sơ tán.

"Anh Dũng công an khu vực xuống hỏi thăm và nhắc nhở, trẻ con với các cụ già phải đi hết. Có gia đình ông Thành bà Thủy sức yếu muốn ở lại giữ nhà, phường họ cũng đưa thẳng đi luôn", ông Nguyễn Đăng Được, trưởng xóm, kể lại với phóng viên.

Hôm đó, Trần Thu Hiền (26 tuổi, cư dân bãi giữa) cùng chồng và con gái trú bão trong căn nhà tôn của một hộ kinh doanh hải sản phía sau chợ Long Biên.

Căn nhà sau chợ kiên cố hơn cái lều của 2 vợ chồng ở bãi giữa, nhưng vẫn nằm ngoài đê, gần một con rạch đen ngòm, vẫn thuộc cái không gian lúp xúp tạm bợ ngoài rìa thành phố. Đêm bão, Hiền ôm con nghe gió quật mái tôn, nghĩ về căn lều tuềnh toàng của mình.

Sáng 8/9, bão tan. 2 vợ chồng cùng hàng xóm chạy về nhà kiểm đếm thiệt hại. Từ trên cầu Long Biên, họ đã thấy cây cối ở bãi giữa bị quật nghiêng ngả, cả vườn chuối đổ rạp về một hướng.

Xuống đến xóm phao, họ gặp vài thanh niên khỏe mạnh được cắt cử ở lại từ trước bão để trông nom tài sản. Vài căn nhà phao bị bung vách, trôi thùng phuy, tấm năng lượng mặt trời trên mái bay tứ tán. Căn lều của vợ chồng Hiền ở trên bờ cũng xiêu vẹo. Cả xóm tự an ủi nhau vì bão to không làm chết người.

Chiều hôm đó, Tuấn (28 tuổi, chồng Hiền) quay lại chợ Long Biên làm việc. Hiền và Mía ở nhà. Ông ngoại Mía căng thêm tấm bạt trên nóc lều để mưa đỡ hắt.

Sau cơn bão dữ, cư dân trong phố bước ra khỏi những căn nhà kiên cố và thở phào. Có người tươi cười chụp ảnh bên những thân cây đổ ngổn ngang.

Dân bãi giữa thì không được phút yêu đời như vậy. Họ còn chưa kịp chằng néo lại căn lều cho hẳn hoi thì lũ trên sông Hồng lại cuồn cuộn đổ về.

Tối 8/9, cả xóm phao í ới gọi nhau chạy lụt. Nước sông dâng nhanh, tràn vào cái vũng tù nơi hơn 20 căn nhà phao đang neo đậu và khoảng chục căn lều dựng sát mép nước. Suốt 2-3 ngày, nước chỉ một đà dâng. Tới ngày 12/9 thì chạm tới ngọn cây già trong xóm.

Tuấn không thể bỏ dở ca làm để về. Hiền một mình xoay xở chạy lũ. Cô nhờ người chị ôm con gái chạy trước, còn mình chạy vào lều vơ vội vài bộ quần áo và giấy tờ khai sinh của con.

Lần này, khu nhà tôn phía sau chợ Long Biên cũng không thể tá túc được nữa. Mấy gia đình ở xóm góp tiền thuê nhà nghỉ để ngủ trong đêm đầu tiên chạy lụt.

Sáng sớm 9/9, Tuấn kết thúc ca làm việc thâu đêm ở chợ Long Biên. Biết vợ con đã chạy lụt đến nơi an toàn, anh phóng xe máy về xóm để mong lấy được chiếc ví còn cất trong tủ.

Nước sông Hồng khi đó đã cao ngập vườn chuối. Tuấn vừa bám dây cáp điện vừa bơi về phía căn lều của mình. Lóp ngóp 2 tiếng mới tới nơi, anh nhận ra cả căn lều đã chìm dưới nước. Xung quanh, chủ các nhà phao đang hối hả nới dây neo để căn nhà kịp nổi theo đà nước lên.

Khi nước lụt ập đến xóm bãi giữa, những căn nhà phao đã cho thấy sức chống chịu kiên cường. Tuy vậy, nhiều tài sản quan trọng để duy trì sinh hoạt như thùng lọc nước, máy nổ, bình điện... đã hư hỏng hoặc bị lũ cuốn trôi.

"Nhà cửa hư hỏng, nước sạch không có, điện không có, dân xóm vẫn đang ở nhờ mấy nơi", ông Được nói và cho biết Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon Children's Foundation) đang chi trả tiền thuê nhà nghỉ cho cư dân xóm phao ở tạm tại Nghi Tàm và Đầm Trấu.

Cuộc di tản lần 2 của người dân bãi giữa tưởng chỉ ít hôm, nhưng đã kéo dài gần 2 tuần.

Mãi đến hôm nước rút, Tuấn mới tiếp cận được căn lều của mình. Nó bị đổ sập, bên trong đầy bùn. Chiếc tủ nhựa đựng ví tiền trôi đi đâu mất. Đến khi bước xuống căn nhà phao của hàng xóm, anh mới thấy xác tủ lập lờ trên mặt nước, có sợi dây neo tạm vào bờ. Đồ đạc trong tủ đã bị cuốn trôi.

"Có mấy bộ quần áo mới mua cho Mía, chưa kịp mặc, cả cái xoong quấy bột mới, giờ ngập dưới bùn hết rồi", ông bố trẻ than thở. Chiếc ví chứa giấy tờ tùy thân của anh và 3 triệu đồng "dự phòng" của 2 vợ chồng cũng trôi theo nước lũ.

Trong một nhà nghỉ tại Nghi Tàm, bà Nguyễn Thị Hồng ngồi ủ ê cùng mấy người hàng xóm. Sau bão, căn nhà phao của bà bị gió giật tốc mái, đứt neo, trông xập xệ như ổ chuột.

Đã hơn 10 ngày nay, họ tá túc tạm bợ và ăn cơm hộp do các nhóm thiện nguyện chuyển đến. "Nấu kiểu gì? Bếp ở đâu nữa mà nấu? Bếp dưới đống bùn kia kìa", bà than thở.

Với chiếc xe máy cũ, bà Hồng cứ chạy đi chạy về giữa Nghi Tàm và bãi giữa. Phần để trông nom tài sản còn sót lại, phần để nhận cơm từ thiện và nghe ngóng về các chương trình cứu trợ.

Theo ông Được, mỗi căn nhà phao 30m2 xây mới cũng phải tốn cả trăm triệu đồng. "Chúng tôi vẫn đang chạy ăn từng bữa, chứ nghĩ đến chuyện làm lại nhà thì bất lực", vị trưởng xóm nói.

Từ xóm ngụ cư bãi giữa đến trụ sở chính quyền thành phố Hà Nội là 2km đường chim bay. Sự tồn tại của cộng đồng ở đây suốt 3 thập niên qua phản ánh cái nghèo khó và bất bình đẳng vẫn còn đó giữa lòng thành phố.

Trong thiên tai, người nghèo chịu thiệt hại nhiều hơn. Họ có ít nguồn lực hơn để khắc phục hậu quả và tốn nhiều thời gian hơn để quay về cuộc sống bình thường. Như gia đình Hiền, người chồng trẻ phải đánh đổi giữa công việc mưu sinh với trách nhiệm lo cho vợ con khi nước lũ ập đến.

Giấc mơ làm người Hà Nội

Hiền vốn là dân gốc ở phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng). Sau một biến cố, cả nhà cô phải dắt nhau ra bãi giữa khi cô mới 4 tuổi. Lớn lên ngoài bãi, Hiền chỉ học hết lớp 5. Đến 12 tuổi, cô đã đi bán trà chanh, chạy việc trong phố để phụ kinh tế cho bố mẹ.

Gia đình Hiền cũng từng có một căn nhà phao. Năm cô 18 tuổi, bố mẹ bán cái nhà phao được 30 triệu rồi gom góp để lo cho cô đầy đủ giấy tờ hộ tịch, chứng minh thư, giấy khai sinh... Đời cô từ lúc có giấy tờ mới bớt khổ hơn, từ xin việc, ký hợp đồng lao động đến làm đám cưới.

Trong cơn lũ dữ, nỗi ám ảnh lớn nhất với Hiền không phải là mất tài sản, mà là mất tờ giấy khai sinh của con gái. Từ nỗi khổ đời mình, mong mỏi lớn nhất của cô là thế hệ tương lai có tư cách làm người thủ đô, được chính quyền thừa nhận về mặt hộ tịch.

"Cố gắng dành dụm mới lo được cho Mía tờ giấy khai sinh và hộ khẩu. Ít nhất là sau này con cũng không bị các bạn bảo nhà quê, hay phân biệt thành phố hay nông thôn", Hiền tâm sự.

Ngoài tổ chức Trẻ em Rồng Xanh, một số nhóm thiện nguyện cũng bắt đầu xuống bãi giữa để hỗ trợ các hộ dân chịu thiệt hại. Đôi mắt Hiền ánh lên niềm vui khi nhận một bịch bỉm và thùng cháo tươi từ nhóm cứu trợ.

Ở bãi giữa, nhiều người 70 - 80 tuổi vẫn sống mà không có giấy tờ tùy thân. Họ là người già nhất của gia đình 3 thế hệ. Không ai muốn cái vòng nghèo đói và vô danh tính tiếp tục lặp lại với những đứa cháu của mình.

"Xóm có 112 nhân khẩu, quá nửa không có giấy tờ hộ tịch gì. Mấy năm gần đây cố gắng lắm mới lo được giấy khai sinh cho lũ trẻ con, để chúng nó đi học thoát mù chữ", ông Được kể về cái xóm nghèo của mình.

Hàng ngày, dân trong xóm đi làm thuê ở chợ đầu mối, đi nhặt đồng nát hoặc làm thuê trong phố. Hết ngày, họ đi xuống chiếc cầu thang sắt nối với cầu Long Biên để trở về nhà.

Đời ai cũng trầm luân ít nhiều, phiêu bạt giang hồ tứ chiếng. Nói như bà Hồng, một người gốc Hà Tây cũ, "Ai cũng có quê để gọi, nhưng không còn quê để về".

Đến khi tụ lại thành chòm xóm, họ biết sống hòa thuận và đùm bọc nhau. "Nếu không tan hoang vì bão thì ở đây vui lắm anh ạ", Hiền nói trong lúc dỗ con ngủ tại căn nhà phao của người hàng xóm.

Trung thu năm ngoái, đoàn múa lân đến xóm góp vui cho trẻ con. Trung thu năm nay thì không. Đường vào xóm cũng vừa phải dọn mất 2 ngày mới hết lầy lội.

Người dân bãi giữa không xây lên những khối bê tông khổng lồ, không ẩn mình trong phòng máy lạnh. Cộng đồng này không phát thải nhiều, nhưng đang phải hứng chịu những sự biến đổi cực đoan của thời tiết thủ đô.

Những ngày hè nắng nóng kỷ lục, những mùa đông lạnh thấu xương, và vừa qua là mùa lụt kinh hoàng phá tan nơi ở của họ.

Khoảng 30 năm qua, xóm bãi giữa sông Hồng là nơi nhiều người lao động vô gia cư tìm đến. Chính quyền không cho xây dựng trên đất bãi, họ dành dụm tiền xây những căn nhà nổi trên mép sông.

Nhà được thiết kế đơn giản, gồm vài chục thùng phi bằng sắt hoặc nhựa kết lại làm sàn nổi, phía trên dựng vách tôn hoặc vá víu bằng ván gỗ, bạt thừa...

Một số hộ không có điều kiện xây nhà phao thì thuê đất nông nghiệp của dân bản địa rồi dựng tạm căn lều trên bãi. Ở lều nóng hơn, nhiều rắn rết và quan trọng là không thể thích ứng khi nước lũ về.

Nhà nào cũng có bình ắc quy để chạy quạt và bóng đèn, sạc bình bằng tấm năng lượng mặt trời gắn trên nóc. Người dân đào giếng khoan, hút nước từ giếng bằng máy bơm cắm điện máy nổ. Nước từ giếng lên vẫn đục, phải lọc qua mấy lớp cát sỏi mới có thể nấu ăn, tắm giặt.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Văn hóa Xã hội của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

13 câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống bạn nên đọc một lần trong đời

13 câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống bạn nên đọc một lần trong đời

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Kính thưa quý vị, trong chuyên mục Sách hay 360 ngày hôm nay, chúng tôi xin gửi đến quý khán giả 13 câu chuyện ngắn được sưu tầm với nhan đề: “13 câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống bạn nên đọc một lần trong đời”. 13 câu chuyện ngắn với những nội dung khác nhau, mang những giá trị, ý nghĩa và sự chiêm nghiệm khác nhau, hi vọng sẽ là món quà nhỏ dành tặng cho quý khán thính giả đang lắng nghe chuyên mục Podcast - Sách hay 360. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

“13 câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống bạn nên đọc một lần trong đời”

Kính thưa quý vị! Đôi khi chúng ta đã quên mất, từng sự việc nhỏ diễn ra hàng ngày đều mang một ý nghĩa nhất định và có những giá trị vô cùng quý báu cho cuộc đời mỗi con người. Cùng lắng những câu chuyện nhỏ ý nghĩa về cuộc sống dưới đây và suy ngẫm nhé.

Câu chuyện số 1: Bài học về sự tự tin

Hôm ấy là ngày đầu tiên tôi học môn Toán với thầy Peter. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm.

Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề khác nhau rồi nói:

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ và khó, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ. Đề thứ 3 có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ. Các em được quyền chọn đề cho mình.

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên tôi đã chọn đề thứ 2 cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn cùng lớp cũng thế, chẳng có ai chọn đề thứ nhất cả.

Một tuần sau, thầy Peter phát bài kiểm tra ra. Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó, bất kể làm đúng hay sai. Lớp trưởng hỏi thầy:

- Thưa thầy tại sao lại như thế?

Thầy cười rồi nghiêm nghị trả lời:

- Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt được điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật.

Bài kiểm tra kỳ lạ ấy của thầy Peter đã dạy chúng tôi một bài học: "Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm cho chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công.

Câu chuyện số 2: Chiếc lược tình yêu

Một ngày nọ, người vợ có mái tóc dài bảo chồng hãy mua cho bà một chiếc lược mới để bà chải tóc được gọn gàng hơn. Người chồng đã xin lỗi và từ chối bà. Ông nói rằng mình còn không có đủ tiền để sửa chiếc đồng hồ đeo tay bị hỏng. Người vợ nghe vậy và không nói gì thêm.

Hôm sau người chồng đi làm, ông qua tiệm đồng hồ và bán chiếc đồng hồ của mình với giá rẻ để mua chiếc lược mới cho vợ.

Buổi tối, ông vui vẻ ngồi đợi vợ ở nhà với chiếc lược mới trên tay.

Tuy nhiên, một lúc sau, ông vô cùng sửng sốt khi thấy vợ xuất hiện với một mái tóc ngắn. Thì ra bà đã bán mái tóc của mình đi để mua cho ông chiếc dây đồng hồ mới.

Những giọt nước mắt rơi trên má họ, không phải vì những việc họ làm là vô ích, mà vì tình yêu sâu sắc mà họ dành cho nhau.

Câu chuyện số 3: Câu chuyện về hai hạt lúa

Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy,...

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm:
“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.

Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới...

Bài học: Nếu tự khép mình trong lớp vỏ để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân bạn sẽ trải qua một cuộc sống vô nghĩa, đánh mất giá trị của bản thân. Vì vậy, hãy biết dấn thân chấp nhận những thử thách, can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để sống có ý nghĩa hơn, đóng góp những giá trị hữu ích cho xã hội.

Câu chuyện số 4: Quạ và thiên nga

Một con Quạ, đen như than, nó ganh ghét với một con Thiên Nga, vì bộ lông của Thiên Nga luôn trắng đẹp như bông.

Quạ ngu ngốc một hôm bỗng nảy ra một ý nghĩ rằng nếu nó cứ sống như Thiên Nga, tức là cứ bơi lội và vùng vẫy suốt ngày trong nước, và ăn cây cỏ rong rêu mọc dưới nước, ắt bộ lông nó sẽ trắng ra như bộ lông của Thiên Nga vậy. Thế là Quạ liền bỏ rừng bay về vùng sông hồ và đầm lầy để sống.

Nhưng dù cho nó ra sức tắm giặt suốt ngày này qua ngày khác bộ lông của nó vẫn cứ đen như ngày nào vậy.

Và khi rong rêu trong nước ăn vào không phù hợp với cái dạ dày của nó, nó càng ngày càng gầy đét, và cuối cùng, ngã lăn ra chết.

Bài học: Đừng vì ảo tưởng những thứ mình không thể có mà có những hành động ngu ngốc, đến cuối cùng cùng thiệt thòi sẽ là bản thân mình.

Câu chuyện số 5: Món hời với người nghèo

Một cô gái hỏi ông lão bán trứng: “Bao nhiêu tiền một quả trứng vậy ông?”

Ông lão trả lời: “Một đô hai quả thưa cô”.

Cô gái đáp: “Bán cho tôi một đô bốn quả, nếu không tôi không mua nữa”.

Ông lão: “Được thôi, cô lấy đi, đây là khởi đầu tốt vì có lẽ tôi sẽ chẳng bán được gì trong ngày hôm nay”.

Cô gái lấy trứng rồi hãnh diện bước đi. Cô cảm thấy mình đã trả được một món hời và đến một nhà hàng sang trọng gặp bạn bè. Ở đó, cô cùng các bạn ăn bất cứ thứ gì họ muốn. Tàn tiệc, hóa đơn của của họ lên tới 420 đô la. Cô gái đưa 500 đô cho chủ nhà hàng và bảo không cần trả lại.

Bài học: Sự việc có vẻ giản đơn nhưng lại thật đau khổ đối với ông lão bán trứng. Nhiều người trong chúng ta luôn hào phóng với những người giàu có, mà lại quên đi tình người với những người khốn khổ.

Câu chuyện số 6: Miếng bánh mì cháy

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.

Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.

Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”

Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy hay không. Cha tôi choàng tay qua vai tôi và nói:

“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”

Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.

Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.

Cuộc đời rất ngắn ngủ để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”

Bài học: Trong cuộc sống, bạn cần phải biết học cách cảm thông đối với điểm yếu, điểm hạn chế của người khác. Cảm thông với cuộc sống, tính cách của mọi người trong gia đình, bạn bè, vợ chồng… sẽ giúp bạn có một cuộc sống dung hòa xung quanh. Sự cảm thông – bí quyết nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình. Câu chuyện này chính là bài học về sự cảm thông giữa người với người.

Câu chuyện số 7: Hành trang lên đường

Có một hòa thượng muốn đi học tập ở nơi xa. Sư thầy hỏi: “Khi nào con đi?”

“Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường.”

Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói: “Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con.”

Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hôm đó, có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một góc căn phòng thiền.

Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng.

Hòa thượng hỏi: “Tại sao tín chủ lại tặng ô?”

“Sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô?”

Thế nhưng hôm đó, không chỉ có người đó mang ô đến tặng. Đến buổi tối, trong phòng thiền đã chất khoảng 50 chiếc ô các loại.

Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phòng thiền của hòa thượng: “Giày cỏ và ô đã đủ chưa?”

“Đủ rồi ạ!” – Hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. “Nhiều quá rồi thầy ạ, con không thể mang tất cả đi được.”

“Vậy sao được”, sư thầy nói. “Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao?”

Ngừng một lát, ông lại tiếp tục: “Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo…”

Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói: “Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ.”

Bài học: Khi làm bất cứ việc gì, điều quan trọng không phải là những vật ngoài thân đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hay chưa mà là ta đã đủ quyết tâm hay chưa?

Có quyết tâm, vạch rõ mục tiêu, tất cả đều không còn là vấn đề, không còn là trở ngại.

Hãy mang trái tim của mình lên đường, mục tiêu dù ở xa bao nhiêu đi chăng nữa nhưng đường ở ngay dưới chân mình, hãy cứ đi rồi sẽ đến. Bạn bước đi dù chỉ một bước, điều đó cũng có nghĩa rằng bạn đã có thu hoạch. Chỉ cần đem theo trái tim lên đường, tất cả những vật ngoài thân khác tự sẽ đủ!

Câu chuyện số 8: Người đàn ông vứt bỏ đôi giày

Chuyến xe lửa đang chạy trên đường cao tốc, Johnny không cẩn thận làm rơi một chiếc giày mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người chung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông. Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó. Hành động này của Johnny khiến mọi người sửng sốt, thế là ông bèn từ tốn giải thích: “Chiếc giày này bất luận đắt đỏ như thế nào, đối với tôi mà nói nó đã không còn có ích gì nữa, nếu như có ai có thể nhặt được đôi giày, nói không chừng họ còn có thể mang vừa nó thì sao!”.

Bài học: Những thứ không còn lợi ích với mình đôi khi lại là niềm hạnh phúc vô bờ đối với người khác. Hãy trân trọng mọi thứ mình có và chia sẻ niềm hạnh phúc với mọi người.

Câu chuyện số 9: Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!

Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thú một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai:

– Con thấy chuyến đi thế nào?

– Rất tuyệt bố ạ!

Người bố hỏi:

– Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa?

– Vâng con thấy rồi ạ!

– Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này?

Cậu bé trả lời: “Chúng ta có 1 con chó, họ có 4. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao. Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có TV, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng.”

Người bố không nói lên lời. Cậu bé nói thêm: “Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!”.

Ý nghĩa câu chuyện: Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, tình bạn, những giá trị đích thực, gia đình mới khiến bạn là người thực sự giàu có.

Câu chuyện số 10: Giá trị của hòn đá

Có một học trò hỏi thầy mình rằng:

- Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?

Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:

- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.

Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:

- Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có ngườihỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:

- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.
Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:

- Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.

Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:

- Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.

Bài học: Thành công hay hạnh phúc là gì? Mỗi người sẽ có định nghĩa và “định giá” khác nhau và chúng ta hãy tôn trọng sự lựa chọn đó. Hãy làm cho đời mình trở nên giá trị theo cách của mình và tự quyết định cuộc sống của bạn.

Câu chuyện số 11: Cái kết cho sự khinh thường

Tiều phu cùng học giả đi chung một chiếc thuyền ở giữa sông. Học giả tự nhận mình hiểu biết sâu rộng nên đề nghị chơi trò đoán chữ cho đỡ nhàm chán, đồng thời giao kèo, nếu mình thua sẽ mất cho tiều phu mười đồng. Ngược lại, tiều phu thua sẽ chỉ mất năm đồng thôi. Học giả coi như mình nhường tiều phu để thể hiện trí tuệ hơn người. Đầu tiên, tiều phu ra câu đố:

“Vật gì ở dưới sông nặng một ngàn cân, nhưng khi lên bờ chỉ còn có mười cân?”.

Học giả vắt óc suy nghĩ vẫn tìm không ra câu trả lời, đành đưa cho tiều phu mười đồng. Sau đó, ông hỏi tiều phu câu trả lời là gì.

“Tôi cũng không biết!“, tiều phu đưa lại cho học giả năm đồng và nói thêm:“Thật ngại quá, tôi kiếm được năm đồng rồi.” Học giả vô cùng sửng sốt.

Bài học: Chẳng ai sinh ra đã hoàn hảo, càng tỏ vẻ khinh thường người khác thì càng chứng tỏ bạn là một người ngu dốt. Chẳng ai dám vỗ ngực nhận mình biết nhiều thứ bởi lẽ còn vô vàn thứ mà chúng ta vẫn chưa được biết đến. Càng tỏ ra thông minh thì sẽ càng bị thông minh hại. Cũng như người tiều phu trong câu chuyện mặc dù không học nhiều như học giả nhưng lại biết cách tính toán để cho mình có thể vẫn kiếm được một chút. Còn về phía học giả đã bị chính sự khinh thường và chấp tiều phu mà mất đi một khoản tiền oan. Đừng khinh thường người khác vì cái kết nhận lại lúc nào cũng rất đau đớn.

Câu chuyện số 12: Con lừa và con la

Lừa và La cùng đi đường. Hai con cùng chở hàng bằng nhau. Lừa càu nhàu là La cũng mang bằng nó nhưng nhận phần thức ăn gấp đôi. La lẳng lặng không nói gì. Được một quãng, Lừa thấm mệt.

Người chủ hàng lấy bớt một phần hàng trên lưng Lừa chuyển sang cho La. La không phàn nàn gì, tiếp tục đi. Được một quãng đường nữa, Lừa càng đuối sức. Chủ hàng lại lấy thêm hàng chuyển sang cho La. Trên lưng Lừa hầu như chẳng còn hàng hoá gì nữa, lẽo đẽo đi sau, vừa đi vừa thở hổn hển. Khi ấy, La quay lại bảo Lừa:

– Này bạn thân mến, tôi đáng được hưởng gấp đôi phần ăn đấy chứ?

Bài học: Trước khi phán xét hay nhận định một vấn đề nào đó, chúng ta không chỉ nhìn vào khởi đầu mà còn phải quan sát cả quá trình và kết thúc.

Câu chuyện số 12: Hoa khôi lớp xấu xí

Các sinh viên nữ công khai bỏ phiếu bầu chọn hoa khôi của lớp, Tiểu Mai là người có dung mạo bình thường nhưng cô đã đứng ra nói mọi người rằng: "Nếu như tôi được chọn, qua vài năm sau, các chị em ngồi ở đây có thể tự hào mà nói với chồng của mình rằng: "Hồi em học đại học, em còn xinh đẹp hơn cả hoa khôi trong lớp cơ đấy!". Kết quả là cô ấy đã được bầu chọn với số phiếu gần như tuyệt đối.

Bài học: Để thuyết phục người khác ủng hộ bạn, điều quan trọng là bạn cần cho người ta biết được nhờ có bạn mà họ mới trở nên ưu tú hơn và có nhiều thành tựu hơn chứ không nhất định là phải chứng minh rằng bạn xuất sắc hơn người khác như thế nào.

Câu chuyện số 13: Ai mới là kẻ ngu?

Một ông thầy giáo mới dạy nhận ra rằng trong lớp có một cậu bé luôn luôn bị chửi là ngu. Trong giờ ra chơi ông hỏi nhóm bạn lý do.

- Thì nó là thằng ngu thật mà thầy. Nếu mà đưa cho nó đồng xu to 5 rúp và đồng xu nhỏ 10 rúp, thì nó sẽ chọn đồng 5 rúp, vì nó nghĩ đồng 5 rúp có kích thước to hơn thì là tốt hơn.

Đây, thầy nhìn nhé. Một bạn trong nhóm giơ 2 đồng xu và cho cậu kia chọn. Và cậu vẫn chọn đồng 5 rúp như trước.

Thầy giáo ngạc nhiên hỏi:

- Sao em lại chọn 5 rúp mà không chọn 10 rúp?

- Thầy nhìn này, đồng 5 rúp to hơn mà.

Tan trường, thầy đến chỗ cậu bé hỏi lại:

- Chẳng nhẽ em không thể hiểu được đồng 5 rúp chỉ to hơn về mặt kích thước, nhưng đồng 10 rúp thì em có thể mua được nhiều thứ hơn?

- Nếu em lấy 10 rúp thì lần sau bọn nó sẽ không cho em nữa... Cậu bé trả lời.

Bài học:

"Ngu mà tỏ ra nguy hiểm thì không có gì phải sợ, đáng sợ là người nguy hiểm mà tỏ ra ngu". Câu này rất đúng với câu chuyện ở trên. Chúng ta cần biết rằng, đừng nhìn bên ngoài xem thường người đối diện với bạn bởi không ai biết được ẩn sau vẻ ngoài đó là một con người như thế nào.

Ngoài những câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống ngắn ở trên, các bạn có thể đọc thêm những câu chuyện ý nghĩa về các chủ đề khác như tiền bạc, hạnh phúc, tình bạn...

Thưa quý vị, chương trình Podcast - Sách hay 360 của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Thông báo Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Thông báo Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII” được đăng tải trên Báo điện tử Quân đội Nhân dân ngày 21/9/2024 sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự của Báo Công Thương. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Thông báo Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18 đến 20-9 tại Thủ đô Hà Nội.

Hội nghị lần thứ 10, BCH Trung ương Đảng khóa XIII đã thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: Dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng khóa XIII; dự thảo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam; dự thảo Báo cáo của BCH Trung ương Đảng khóa XIII về tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng; dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) 10 năm 2021-2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2026-2030; Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9-6-2014 của BCH Trung ương Đảng khóa XI và dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng; dự thảo Tổng kết công tác nhân sự BCH Trung ương Đảng khóa XIII và phương hướng công tác nhân sự BCH Trung ương Đảng khóa XIV; giới thiệu quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031; bổ sung quy hoạch BCH Trung ương Đảng khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031; Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, dự toán NSNN năm 2025; Kế hoạch tài chính-NSNN 3 năm quốc gia 2025-2027; chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam; chủ trương thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương; bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII và một số nội dung quan trọng khác.

Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng khai mạc, bế mạc hội nghị.

1. Về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

1.1. Về dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV của Đảng

BCH Trung ương đã nghiên cứu, thảo luận, cơ bản tán thành kết cấu và những nội dung chính của dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV; phân tích, nhấn mạnh, làm sâu sắc thêm ý nghĩa, chủ đề của Đại hội XIV; khẳng định dự thảo Báo cáo chính trị có nhiều nội dung mới, điểm nhấn khác biệt so với Đại hội XIII, mang tầm chiến lược, lịch sử, có tính chất Cương lĩnh để thực hiện trong giai đoạn tới; đánh dấu mốc quan trọng đặc biệt cho Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với yêu cầu của thời đại, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

BCH Trung ương thống nhất nhận định: Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhưng với ý chí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đạt được những thành tựu, kết quả nổi bật: (1) Phát triển kinh tế cơ bản hoàn thành những mục tiêu chủ yếu, quan trọng. (2) Phát triển văn hóa, xã hội và con người có nhiều mặt tiến bộ. (3) Quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế được nâng tầm. (4) Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đồng bộ, trong sạch, vững mạnh toàn diện; cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh quyết liệt, đạt nhiều kết quả quan trọng.

BCH Trung ương xác định, trong nhiệm kỳ Đại hội XIV, cần tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát huy sức mạnh văn hóa, con người và khối đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; phát triển nhanh, bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao, có công nghiệp hiện đại vào năm 2030, thiết thực kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, hướng tới hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2045, hoàn thành mục tiêu 100 năm thành lập nước, đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; tạo tiền đề vững chắc để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới vì một Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH).

1.2. Về dự thảo Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam

BCH Trung ương thống nhất đánh giá dự thảo báo cáo đã được chuẩn bị công phu, toàn diện, khá sâu sắc; thể hiện được những vấn đề mới có tính lý luận rút ra từ thực tiễn. Đây là báo cáo rất quan trọng góp phần hoàn thiện lý luận của Đảng ta về đổi mới, phát triển đất nước trong 40 năm qua; từ đó tiến hành xây dựng phương hướng, quan điểm, mục tiêu, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo. BCH Trung ương khẳng định những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong 40 năm xây dựng, phát triển theo đường lối đổi mới của Đảng là rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, những vấn đề khó khăn đặt ra cho từng lĩnh vực, trên cơ sở đó định hướng giải pháp tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.

BCH Trung ương đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, trí tuệ, trách nhiệm nhằm tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Báo cáo, trong đó, tập trung nghiên cứu, đóng góp nhiều ý kiến đánh giá về sự phát triển nhận thức lý luận của Đảng ta trong 6 lĩnh vực: Độc lập dân tộc và CNXH, tiếp tục giương cao ngọn cờ tư tưởng, lý luận “độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”; về CNXH và con đường đi lên CNXH; về sự sáng tạo, đột phá lý luận trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về văn hóa, xã hội và con người; về quốc phòng, an ninh và đối ngoại; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

1.3. Về dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng

BCH Trung ương nhận định: Điều lệ Đảng hiện hành đã được thi hành 3 nhiệm kỳ; cơ bản các nội dung của Điều lệ Đảng hiện hành phù hợp thực tiễn; các quy định, hướng dẫn của Trung ương cụ thể, thuận lợi trong thi hành, qua đó bảo đảm vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong tình hình mới. BCH Trung ương thống nhất chủ trương chưa bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội XIV; trên cơ sở tổng kết công tác thi hành Điều lệ Đảng, đề nghị Đại hội XIV giao BCH Trung ương khóa XIV chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai nghiên cứu, tổng kết thực tiễn thi hành Điều lệ Đảng ngay từ đầu nhiệm kỳ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng vào thời điểm phù hợp.

1.4. Về dự thảo Báo cáo 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2026-2030

BCH Trung ương nhận định 5 năm qua, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến hết sức phức tạp, chưa có tiền lệ, ảnh hưởng nặng nề hơn so với dự báo, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và toàn dân, toàn quân, KT-XH nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật, khá toàn diện, cơ bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu đề ra. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Thực hiện 3 đột phá chiến lược đạt kết quả tích cực, nhất là về phát triển hạ tầng. Phát triển văn hóa, con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội có nhiều mặt tiến bộ. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều thành tựu quan trọng, vị thế và uy tín của Việt Nam được nâng cao.

Về những hạn chế, yếu kém, BCH Trung ương thẳng thắn chỉ rõ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa vững chắc. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng. Hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý kinh tế, xã hội một số mặt chưa cao...

Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những kết quả, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, rút ra bài học kinh nghiệm, dự báo tình hình trong nước, quốc tế những năm tới, BCH Trung ương thảo luận, cho ý kiến về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT-XH 5 năm 2026-2030.

BCH Trung ương thông qua nội dung cơ bản các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV (nêu trên); giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo các tiểu ban hoàn chỉnh các dự thảo văn kiện trên để lấy ý kiến đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

2. Về Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9-6-2014 của BCH Trung ương Đảng khóa XI và dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng

BCH Trung ương đánh giá BCH Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành và thống nhất thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng đúng thời điểm, đã kịp thời cụ thể hóa các nguyên tắc, quy định của Đảng về công tác bầu cử, tháo gỡ những vướng mắc, phát huy dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Về cơ bản, hầu hết các nội dung của Quy chế bầu cử trong Đảng vẫn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện, BCH Trung ương thống nhất bổ sung, sửa đổi một số nội dung nhằm làm rõ hơn, bảo đảm chặt chẽ, cụ thể, bố cục hợp lý hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

BCH Trung ương giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo hoàn chỉnh, phê duyệt, ban hành thực hiện.

3. Về dự thảo tổng kết công tác nhân sự BCH Trung ương Đảng khóa XIII và phương hướng công tác nhân sự BCH Trung ương Đảng khóa XIV; giới thiệu quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031; bổ sung quy hoạch BCH Trung ương Đảng khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031

BCH Trung ương thống nhất đánh giá, trong bối cảnh, tình hình có nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhưng Đại hội XIII của Đảng đã bầu được BCH Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII cơ bản bảo đảm chất lượng, có số lượng, cơ cấu tương đối phù hợp theo đúng phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng; bảo đảm sự kế thừa, đổi mới, phát triển liên tục đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng; góp phần lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi, toàn diện các nhiệm vụ, mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các lĩnh vực; nâng cao tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

BCH Trung ương nhấn mạnh công tác nhân sự BCH Trung ương Đảng khóa XIV là công việc hệ trọng; là “then chốt” của “then chốt”, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Trên cơ sở thảo luận dân chủ, trách nhiệm và thẳng thắn, BCH Trung ương xác định mục tiêu, yêu cầu công tác nhân sự Đại hội XIV, trong đó BCH Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước phải là một tập thể trong sạch, vững mạnh, thật sự đoàn kết, thống nhất cao về ý chí và hành động; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực lãnh đạo và uy tín; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, CNXH và đường lối đổi mới của Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân. Thực hiện tốt phương châm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương, đi đôi với phát huy, mở rộng dân chủ; bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao.

BCH Trung ương giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo hoàn chỉnh, phê duyệt, ban hành thực hiện.

4. Về dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, dự toán NSNN năm 2025; Kế hoạch tài chính-NSNN 3 năm quốc gia 2025-2027

BCH Trung ương cơ bản thống nhất với dự thảo tờ trình và các báo cáo do Ban cán sự đảng Chính phủ trình; ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ trong việc triển khai tổ chức thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức. BCH Trung ương thảo luận, phân tích, làm sâu sắc thêm những kết quả đã đạt được; thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, những khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn và nguyên nhân, phân tích sâu về bài học kinh nghiệm trong thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, NSNN năm 2024; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, NSNN năm 2025 và kế hoạch tài chính-NSNN 3 năm quốc gia 2025-2027. Đặc biệt, BCH Trung ương đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về các giải pháp đột phá cần tập trung thực hiện trong năm 2025, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu dự kiến khó đạt và đạt cao hơn đối với các chỉ tiêu dự kiến đạt kế hoạch 5 năm 2021-2025, làm cơ sở tạo đà cho nhiệm kỳ mới.

BCH Trung ương giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo hoàn chỉnh ban hành kết luận; chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ hoàn chỉnh các báo cáo, trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.

5. Về chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam

BCH Trung ương nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đầu tư dự án để hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị và triển khai các quy hoạch; tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển kinh tế mới; bảo đảm nhu cầu vận tải trên hành lang Bắc-Nam, là hành lang vận tải lớn nhất cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH gắn với quốc phòng, an ninh.

BCH Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến dự án đường sắt tốc độ cao (350km/giờ) trên trục Bắc-Nam. Giao Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc thù để huy động nguồn lực, thủ tục đầu tư dự án.

6. BCH Trung ương đồng ý chủ trương thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương. Giao Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan có liên quan và địa phương hoàn thiện Đề án trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8.

7. BCH Trung ương thông qua Báo cáo của Bộ Chính trị về những công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ 9 đến Hội nghị lần thứ 10 BCH Trung ương Đảng khóa XIII và một số nhiệm vụ trọng tâm từ Hội nghị lần thứ 10 đến Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII; Báo cáo công tác tài chính đảng năm 2023.

8. BCH Trung ương bầu bổ sung 2 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, gồm: Đồng chí Hà Quốc Trị, Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Khánh Hòa và đồng chí Đinh Văn Cường, Vụ trưởng Vụ Địa bàn I, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

BCH Trung ương kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tăng cường đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung khắc phục hậu quả bão, lũ, sớm ổn định đời sống của nhân dân, khôi phục sản xuất, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2024, tăng tốc về đích thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Thủ tướng chủ trì hội nghị làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển đất nước

Thủ tướng chủ trì hội nghị làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển đất nước

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Thủ tướng chủ trì hội nghị làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển đất nước” của tác giả Chí Tâm, được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương tại trang web congthuong.vn ngày 21/9/2024 sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự của Báo Công Thương. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Thủ tướng chủ trì hội nghị làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển đất nước

Sáng 21/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn.

Đây được ví như "Hội nghị Diên Hồng" của doanh nghiệp tư nhân, được trông đợi sẽ gợi mở nhiều giải pháp khả thi để phát huy tối đa tiềm lực, vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp này, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Cùng tham dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các doanh nghiệp: Vin Group, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings, Sun, T&T, Geleximco, Minh Phú, Masan, Sovico, TH, Cơ điện lạnh (REE).

Động lực quan trọng của nền kinh tế

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chínhcho biết, từ đầu nhiệm kỳ tới nay Chính phủ đã có nhiều cuộc làm việc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đây là cuộc làm việc đầu tiên theo chuyên đề được tổ chức và các cơ quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu tổ chức các hội nghị chuyên đề tiếp theo.

Thủ tướng cho biết, hiện nay, kinh tế tư nhânđóng góp khoảng 45% GDP, tạo ra khoảng 30% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động; tỷ lệ đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm khoảng 34%. Một lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn, tích lũy đủ năng lực về quy mô vốn, trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp, có thương hiệu vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Thủ tướng nhấn mạnh, hội nghị thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân. Nghị quyết Đại hội XII, Nghị quyết Trung ương 10 khóa XII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đều nhấn mạnh kinh tế tư nhân là "một động lực quan trọng của nền kinh tế".

Trong đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã có đóng góp tích cực, hiệu quả để cùng cả dân tộc vượt qua đại dịch Covid-19, kiểm soát dịch bệnh, nhanh chóng đưa đất nước ta trở lại trạng thái bình thường.

Mặc dù còn không ít khó khăn, song sau gần 40 năm đổi mới, "đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như hiện nay", đang bước vào giai đoạn chuyển mình mới, Thủ tướng Chính phủ mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, cùng đất nước phát triển, với tinh thần "cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển"; cùng cả nước tạo đột phá phát triển đất nước.

Thủ tướng cũng cho biết, ông cảm nhận rất rõ sự tham gia của các doanh nghiệp trong khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ như siêu bão Yagi vừa qua, các doanh nghiệp đã phát huy mạnh mẽ tinh thần tương thân tương ái, tình dân tộc, nghĩa đồng bào.

Tiếp tục tiên phong, đổi mới sáng tạo

Nhấn mạnh quan điểm "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp”, theo Thủ tướng, chúng ta phải có những đột phá, bứt phá trong giai đoạn tới để đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước.

Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp Việt Nam tiên phong trong đổi mới sáng tạo, tham gia tích cực thực hiện các đột phá chiến lược, trong đó có thể chế, pháp luật, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng mới của đất nước, cùng đất nước phát triển nhanh và bền vững; phấn đấu đạt các mục tiêu lớn vào dịp 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2030) và 100 năm thành lập nước (năm 2025).

Trong đó, hoàn thành một số công trình mang tính biểu tượng, như: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, hệ thống đường bộ cao tốc; chăm lo tốt hơn công tác an sinh xã hội, với việc xóa nhà dột nát, nhà tạm vào năm 2025; không còn hộ đói nghèo vào năm 2030…

Thủ tướng nêu rõ, đất nước đang có khí thế phát triển mới rất rõ, các doanh nghiệp tư nhân có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước, tiếp tục tiên phong đổi mới sáng tạo, triển khai các đột phá chiến lược, trong đó có xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng đất nước, cùng dân tộc tiếp tục đi lên, phát triển nhanh và bền vững.

Tại Hội nghị này, Thường trực Chính phủ muốn được lắng nghe chia sẻ của các doanh nghiệp về tình hình hoạt động, các khó khăn vướng mắc, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ, chia sẻ suy nghĩ, tầm nhìn, cùng với các doanh nghiệp lớn tiên phong xác định và cùng thực thi các dự án mang tầm quốc gia, tìm ra giải pháp cho các bài toán lớn của đất nước nhằm đạt được mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như đã đề ra tại Đại hội XIII của Đảng.

Thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Cần làm gì để có nước sạch sử dụng sau ngập lụt?

Cần làm gì để có nước sạch sử dụng sau ngập lụt?

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Cần làm gì để có nước sạch sử dụng sau ngập lụt?” được đăng tải trên Báo Quân đội Nhân dân ngày 21/9/2024 sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự của Báo Công Thương. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Chị Thanh Mai (TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) hỏi: Sau ngập lụt, các nguồn nước đều bị ô nhiễm. Làm thế nào để người dân có nước sạch sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày?

Về vấn đề này, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết: Sau lũ lụt thường có nguy cơ xảy ra nhiều dịch bệnh do môi trường và nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Để có nước sạch sử dụng, người dân cần làm sạch giếng khoan, giếng đào, sau đó làm trong, khử trùng nước...

Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch. Đối với làm sạch nước bằng phèn chua cần làm theo tỷ lệ: 1g phèn chua cho 20 lít nước. Hòa đều phèn chua với nước cần lọc, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong. Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước. Tốt nhất sử dụng vải cotton, thực hiện thao tác lọc nhiều lần cho đến khi nước trong. Sau đó tiến hành khử trùng bằng các hóa chất như Cloramin B hoặc đun sôi. Khử trùng nước bằng Cloramin B: Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau. Hiện nay phổ biến nhất là viên Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong. Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hóa chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhưng vẫn phải đun sôi ở nhiệt độ cao thì mới dùng uống được.

Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, hộ gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng. Nên sử dụng những thiết bị đã được kiểm định, cấp phép của các cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để bảo đảm hiệu quả lọc nước. Lưu ý nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch... để tránh bít tắc thiết bị lọc.

Xử lý các giếng nước để ăn uống và sinh hoạt: Đối với giếng khơi, dù đã dùng ni lông hoặc nắp bịt miệng giếng, nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm rất nặng vì nắp và ni lông chỉ ngăn rác, cặn vào giếng, chứ không ngăn được nước bẩn vào giếng. Với công đoạn làm trong nước, người dân có thể dùng phèn chua với liều lượng 50g/1m3 nước. Nếu nước đục nhiều, có thể cho lượng phèn tối đa tới 100g/1m3 nước. Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gàu múc nước hay xô nước, tưới đều dung dịch vào trong lòng giếng nước. Thả gàu múc nước chìm sâu xuống giếng, kéo mạnh gàu lên khoảng 10 lần rồi để yên tối thiểu 30 phút cho cặn lắng hết, sau đó tiếp tục tiến hành khử trùng. Với nước giếng khoan, người dân cần bơm hết nước đục và bơm tiếp tục khoảng 15 phút để loại bỏ nước có khả năng bị nhiễm bẩn. Vét sạch bùn trong giếng, chú ý làm vệ sinh sạch sẽ bơm nước và sàn giếng.

Nếu giếng bị ngập nhưng nước lụt không tràn vào giếng và nước giếng trong thì vẫn phải khử khuẩn trước khi sử dụng. Nếu điều kiện cho phép thì múc cạn và thau rửa, nếu không thì có thể tiến hành khử khuẩn ngay nước trong giếng để sử dụng. Đối với các giếng đã bị ngập lụt thì nhất thiết phải thau rửa và khử khuẩn mới được sử dụng.

Thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Hàng nghìn bộ đội, dân quân tham gia khắc phục hậu quả lũ lụt ở Yên Bái

Hàng nghìn bộ đội, dân quân tham gia khắc phục hậu quả lũ lụt ở Yên Bái

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trong những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Yên Bái, liên tiếp xuất hiện mưa vừa, mưa to. Đặc biệt, trong ngày và đêm 8-9 đến ngày 9-9 mưa trắng trời dẫn đến ngập lụt, lũ quét gây thiệt hại nhiều về người, tài sản, hoa màu, các công trình công cộng, nhà dân và diện tích sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.

undefined
Chiến sĩ LLVT Quân khu đang tích cực phối hợp các lực lượng khác tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ tại Yên Bái

Theo thống kê sơ bộ, tính đến 8 giờ ngày 9/9 trên địa bàn tỉnh Yên Bái mưa lũ làm chết 3 người (1 người ở huyện Văn Chấn, 2 người tại huyện Lục Yên); làm tốc mái, sập, đổ, ngập 214 nhà; sạt lở taluy dương vào 137 nhà; diện tích lúa bị thiệt hại, ảnh hưởng 533,02ha; đổ 6 cột điện; 6 điểm trường trên địa bàn huyện Trạm Tấu bị sạt lở, gây ách tắc giao thông trên địa bàn một số địa phương; phải di dời khẩn cấp 269 nhà có nguy cơ bị sạt lở đất; nhiều nơi bị mất điện, mất nước.

Theo thống kê sơ bộ, tính đến 8 giờ ngày 9-9 trên địa bàn tỉnh Yên Bái mưa lũ làm chết 3 người (1 người ở huyện Văn Chấn, 2 người tại huyện Lục Yên); làm tốc mái, sập, đổ, ngập 214 nhà; sạt lở taluy dương vào 137 nhà; diện tích lúa bị thiệt hại, ảnh hưởng 533,02ha; đổ 6 cột điện; 6 điểm trường trên địa bàn huyện Trạm Tấu bị sạt lở, gây ách tắc giao thông trên địa bàn một số địa phương; phải di dời khẩn cấp 269 nhà có nguy cơ bị sạt lở đất; nhiều nơi bị mất điện, mất nước.

Hiện, cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu đang tích cực phối hợp các lực lượng khác tham gia khắc phục hậu quả mưa lũ tại Yên Bái, đến từng hộ dân di dời khẩn cấp người và tài sản đến nơi an toàn, giúp người dân sớm trở lại cuộc sống bình thường.

Bài 1: “Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia.”

Bài 1: “Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia.”

Lai Châu là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của Tổ quốc, với 20 dân tộc sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 85% dân số của cả tỉnh. Các dân tộc trên địa bàn cùng sinh sống bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn chú trọng quan tâm, tạo mọi điều kiện, đầu tư nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa.

undefined
(Ảnh minh họa: CALC)

Đến nay, Lai Châu được ghi nhận là địa phương có tốc độ giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao, đạt 3,68%, vượt mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 47,2 triệu đồng/người, tăng 3,4 triệu đồng so với năm 2020. Các vùng trồng cây dược liệu, cây nông nghiệp chất lượng cao được hình thành; dịch vụ, du lịch được quan tâm phát triển dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tuy nhiên, với âm mưu thực hiện “Diễn biến hòa bình”, chống phá cách mạng Việt Nam lâu dài, các thế lực thù địch vẫn luôn phủ nhận những thành quả của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, ráo riết lợi dụng vấn đề “dân tộc”, “tôn giáo”, núp dưới chiêu bài “tự do tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly khai tự trị, tập hợp lực lượng, lôi kéo quần chúng tham gia các hoạt động chống chính quyền, thành lập “Nhà nước riêng”, “tôn giáo riêng” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, trong đó có địa bàn Lai Châu, nổi lên là một số phương thức, thủ đoạn sau:

Thứ nhất, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tình hình đời sống khó khăn, nhận thức còn hạn chế của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa để tuyên truyền đạo trái pháp luật; tài trợ tiền, vật chất, tìm cách móc nối, thâm nhập vào địa bàn để phát triển, lôi kéo người tin theo các tổ chức tôn giáo không được Nhà nước công nhận, lồng ghép những luận điệu tuyên truyền phản động, xuyên tạc mang màu sắc chính trị như hướng dẫn số tin theo các tổ chức này cách đối phó với lực lượng chức năng khi được tuyên truyền vận động, vu cáo chính quyền đàn áp tôn giáo, phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số, kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức, cá nhân phản động ở nước ngoài,.... Ở địa bàn Lai Châu thời gian qua, sự xuất hiện và lan rộng của các tổ chức “đội lốt” tôn giáo như “Giê sùa”, “Bà cô Dợ” đã gây ra những bất ổn trong đời sống xã hội, đặc biệt là tình hình an ninh, trật tự.

Thứ hai, các thế lực thù địch, phản động thường lợi dụng vấn đề dân tộc, lịch sử để lại, đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền”, đánh tráo khái niệm “quyền dân tộc tự quyết” để ra sức tuyên truyền xuyên tạc những luận điệu lừa mị, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, lập ra nhiều hội nhóm ở trong và ngoài nước để lôi kéo người dân tộc thiểu số tham gia như “Nhà nước Mông”, “Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Minh”,… Các tổ chức phản động lưu vong bên ngoài tích cực móc nối, hậu thuẫn cả về vật chất, tinh thần cho số chống đối ở trong nước đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, chống phá vào vùng dân tộc thiểu số, giương cao khẩu hiệu đòi “ly khai, tự trị dân tộc”, thành lập tổ chức tôn giáo riêng. Chúng triệt để lợi dụng đặc điểm nội tại của đồng bào các dân tộc thiểu số để kích động, tập trung đông người, biểu tình, gây rối, bạo loạn như các vụ việc xảy ra năm 2011 ở Mường Nhé (Điện Biên), vụ tụ tập đông người năm 2020 ở Tà Tổng, Mường Tè.

Thứ ba, các đối tượng lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok, Zoom Meeting,... để lập ra nhiều hội nhóm, “diễn đàn” công khai, bí mật đối lập với đường lối của Đảng, Nhà nước hoặc ẩn dưới danh nghĩa bảo vệ quyền “tự do tôn giáo”, “dân chủ”, “bình đẳng” cho đồng bào các dân tộc thiểu số để làm công cụ tuyên truyền, đăng tải những thông tin không chính thống, truyền bá những luận điệu xuyên tạc, kích động, chống phá, từ từ tác động, ảnh hưởng xấu đến nhận thức và tư tưởng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Thứ tư, kích động, lừa bịp đồng bào dân tộc thiểu số, số quần chúng đang tin theo các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp vượt biên trái phép, di cư đi nước ngoài (Lào, Thái Lan, Campuchia,…) để dễ dàng móc nối, mua chuộc, lôi kéo tham gia các hoạt động chống phá Việt Nam từ bên ngoài, vu cáo Việt Nam vi phạm “tự do tôn giáo”, “dân chủ”, “nhân quyền”,…

Thứ năm, các đối tượng ra sức “bới lông, tìm vết”, lợi dụng những sai lầm, thiếu sót của một bộ phận cán bộ, thổi phồng những sơ hở, thiếu sót của ta trong thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoét sâu vào những mâu thuẫn, vấn đề bức xúc chưa được giải quyết kịp thời như đất đai, giải phóng mặt bằng, an sinh xã hội… ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa từ đó gây chia rẽ, làm suy giảm niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, kích động biểu tình, khiếu kiện, làm xuất hiện những nguy cơ hình thành “điểm nóng” gây phức tạp về an ninh trật tự.

Nhận diện rõ những thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm chống phá cách mạng hiện nay, mỗi người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, nhận diện và đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng vấn đề dân tộc xâm phạm an ninh quốc gia của các thế lực thù địch, phản động trong tình hình hiện nay, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết, bản sắc và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, chung tay góp phần vào sự nghiệp đảm bảo an ninh quốc gia, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, đưa Lai Châu phát triển nhanh, bền vững.

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Ưu tiên cấp lại điện, đảm bảo đủ xăng dầu và hàng hoá cho người dân

undefined

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp sớm ngày 8/9 về khắc phục hậu quả bão số 3 (Ảnh: Cấn Dũng)

Sáng sớm ngày 8/9, trước khi tham dự cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc họp nhanh với các Cục, Vụ chức năng và đơn vị liên quan về công tác chỉ đạo ứng phó và khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Chủ động các giải pháp ứng phó

Báo cáo tại cuộc họp, ông Bùi Huy Sơn - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính cho biết, thực hiện các Công điện của Thủ tướng Chính phủ, từ trước và trong khi bão đổ bộ vào đất liền, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành 4 công điện để chỉ đạo các đơn vị ứng phó, phòng ngừa giảm thiểu thiệt hại và khắc phục thiệt hại sau khi bão đi qua, sớm cung cấp điện trở lại và chủ động chuẩn bị, đảm bảo nguồn cung xăng dầu, lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu sẵn sàng đưa ra thị trường, đặc biệt tại các khu vực có thể bị chia cắt, cô lập do bão vào hoàn lưu bão gây ra.

Sáng ngày 6/9/2024, trước khi bão đổ bộ vào đất liền, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trực tiếp kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO). Sau đó, trước diễn biến phức tạp của bão, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài cũng đã trực tiếp dẫn đầu đoàn kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại NSMO.

Bộ đã cử Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tham gia đoàn công tác của Chính phủ kiểm tra tại Quảng Ninh, Hải Phòng do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dẫn đầu.

Chiều 6/9/2024, đơn vị chức năng Bộ Công Thương (Vụ TTTN) đã phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội kiểm tra hoạt động dự trữ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trước khi bão số 3 đổ bộ.

Theo báo cáo của các đơn vị chức năng, bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống điện cả đối với lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối và 10 nhà máy điện phải dừng một số tổ máy để đảm bảo an toàn, ước tính gần 1 triệu khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng (5 đường dây 500kV, 31 đường dây 220kV; 97 đường dây 110kv bị thiệt hại, 10 nhà máy phải dừng, giảm. Đến 6 giờ sáng 8/9/2024, phụ tải không cung cấp được Miền Bắc là 63%, nặng nhất là Hải Dương 98%, Quảng Ninh đến 99%) và trên diện rộng ở nhiều tỉnh, đặc biệt Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Phú Thọ phải chủ động ngắt điện để bảo đảm an toàn hệ thống điện. Ngoài ra, tình trạng mất mạng viễn thông gây khó khăn cho công tác khắc phục sự cố.

Các cơ sở kinh doanh xăng dầu cũng bị thiệt hại: Công ty Xăng dầu B12 (đầu mối cung cấp xăng dầu lớn nhất miền Bắc) bị sạt lở 100m bờ kè và chìm 2 tàu kéo phao khi đang neo đậu tại kho cảng. Các kho xăng dầu Cái Lân (Quảng Ninh); An Hải và Đình Vũ (Hải Phòng) cũng bị ảnh hưởng. Nhiều cửa hàng xăng dầu khu vực Quảng Ninh, Hải Phòng bị tốc mái. Tình trạng mất điện diện rộng, không có kết nối Internet, ảnh hưởng các cơ sở bán hàng tự động và kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử.

Đến nay cơ bản chưa ghi nhận thiệt hại về người. Tuy nhiên, thiệt hại nói chung còn có thể tăng khi bão tiếp tục tiến sâu vào đất liền và hoàn lưu của bão có thể gây thiệt hại đối với các tỉnh miền núi phía Bắc.

Khẩn trương khắc phục hậu quả về điện

Để giảm thiểu thiệt hại do bão số 3 gây ra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt hại, kịp thời khắc phục sự cố điện, đảm bảo nguồn cung xăng dầu, hàng hóa thiết yếu.

Cụ thể, trong lĩnh vực điện lực, các đơn vị đã tập trung cao độ, ứng trực để kịp thời xử lý nhiều sự cố và khẩn trương khắc phục sau khi bão tan. Đến 22 giờ 30 ngày 07/9, các đơn vị điện lực đã đóng điện lại cho tất cả các trạm biến áp và đường dây 220kV bị ảnh hưởng. Các đơn vị điện lực liên quan đang tiếp tục kiểm tra an toàn các đường dây 110kV để tiếp tục đóng điện trở lại.

Tất cả các Công ty Điện lực từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa đều đã tổ chức tái lập ca trực tại tất cả các TBA 110kV, đường dây và vị trí lưới điện xung yếu. Đến 22g30 ngày 7/9, các nhà máy điện đang khôi phục lại điện tự dùng để chuẩn bị khởi động và sẵn sang hòa lưới.

Trước bão, Bộ đã chủ động chỉ đạo dừng, giảm hoạt động cung cấp điện tại các tổ máy để đảm bảo an toàn về người và thiết bị, tài sản. Ngay trong đêm 7/9, 3/10 nhà máy nhiệt điện đã được phục hồi trở lại, các nhà máy khác đang được khẩn trương khắc phục.

Công tác vận hành hồ chứa thuỷ điện được duy trì và đảm bảo an toàn

Trong lĩnh vực than, khoáng sản, để đảm bảo an toàn, đến 21h00 ngày 06/9/2024 tất cả các đơn vị khai thác than hầm lò và lộ thiên tại khu vực Quảng Ninh đã dừng sản xuất và tổ chức trực ban theo quy định. Do mất điện diện rộng, các mỏ đã chạy máy phát điện dự phòng để bơm nước chống ngập các mỏ. Khu vực Đông Triều, Mạo Khê tình hình vẫn ổn định.

Đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tất cả các đơn vị chủ động ứng phó bão; Duy trì chế độ trực 24/24 đảm bảo thông tin thông suốt; Người và phương tiện đã được sơ tán về khu vực an toàn tránh trú bão.

Đảm bảo đủ xăng dầu và cung ứng thực phẩm, hàng hoá thiết yếu

Theo báo cáo của Vụ Thị trường trong nước, công tác đảm bảo cung ứng xăng dầu đã được các doanh nghiệp đầu mối tại các địa bàn chủ động chuẩn bị đủ hàng cung cấp trong vòng 1-2 ngày. Ngay sau khi bão tan, hoạt động điều phối có thể trở lại bình thường.

Đối với việc cung ứng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu không có tình trạng thiếu hàng vì nguồn cung khá đầy đủ; không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến. Chỉ riêng tại các chợ truyền thống, giá nhóm hàng rau củ tăng nhẹ. Do mưa bão, việc vận chuyển cung cấp hàng hóa gặp khó khăn cục bộ tại một số khu vực. Các siêu thị vẫn mở cửa liên tục, nguồn cung đảm bảo. Hệ thống các siêu thị lớn tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn tính đến 9h sáng ngày 7/9/2024 thực phẩm thiết yếu như rau củ quả, thịt lợn, thịt gà, ... đầy ắp trên các quầy kệ.

Các siêu thị mở cửa liên tục cho người dân mua sắm

Ưu tiên xử lý cấp điện cho khách hàng, đảm bảo nguồn cung xăng dầu và hàng hoá thiết yếu cho người dân

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cục vụ, đơn vị chức năng liên quan thực hiện các nhiệm vụ, cụ thể:

Tập trung chỉ đạo các đơn vị ngành điện khẩn trương khắc phục sự cố, khôi phục hệ thống điện bị sự cố nhanh nhất, có phương án dự phòng về mặt kỹ thuật để duy trì ổn định hệ thống điều độ điện khi có sự cố xảy ra; Ưu tiên cấp điện cho các khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất, phục vụ cung cấp vật tư hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, cơ sở sản xuất; Khắc phục sự cố gắn với đảm bảo an toàn sử dụng điện, cung cấp thông tin hướng dẫn các cơ sở sản xuất, người dân;

Ngành điện triển khai phương án huy động phương tiện, vật tư, thiết bị, nhân lực tại các địa phương không hoặc ít bị ảnh hưởng bởi bão số 3 để hỗ trợ các địa phương bị thiệt hại nặng khắc phục lưới điện bị sự cố;

Tiếp tục chỉ đạo vận hành các hồ chứa thủy điện đúng quy trình, lưu ý dự phòng đón lũ do hoàn lưu bão, góp phần cắt lũ hạ du. Các hồ quan trọng như Hòa Bình, Thác Bà tăng lưu lượng xả tràn; tăng cường phát điện để hạ mực nước hồ dự phòng dung tích đón lũ do hoàn lưu bão;

Chỉ đạo các đơn vị toàn ngành sẵn sàng phương án ứng phó nếu xảy ra mưa lũ do hoàn lưu bão, đặc biệt khi một số khu vực có thể bị chia cắt, cô lập do lũ;

Chỉ đạo các Sở Công Thương theo dõi sát diễn biến thị trường hàng hóa, chỉ đạo các doanh nghiệp đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu, hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân; chỉ đạo các doanh nghiệp đầu mối cung cấp đầy đủ hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống người dân;

Chỉ đạo công tác truyền thông xã hội, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về tình hình đảm bảo cung cấp điện, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu để bình ổn thị trường.

Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo tại cuộc họp

5 đề xuất về khắc phục hậu quả bão số 3

Trên cơ sở tổng hợp tình hình, Bộ Công Thương kiến nghị cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo khắc phục sự cố đường dây và trạm để khôi phục sớm nhất việc cung cấp điện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Đề nghị Chính quyền địa phương phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tập trung chỉ đạo các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối bảo đảm duy trì nguồn cung xăng dầu và hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống người dân trong mọi tình huống;

Chỉ đạo Sở Công Thương và các cơ quan chức năng địa phương rà soát và có phương án bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa, đặc biệt là các hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn.

Bộ cũng kiến nghị Chính phủ cho phép các đơn vị ngành năng lượng được nâng mức dự phòng vật tư, thiết bị thay thế để kịp thời ứng phó thiên tai;

Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương chỉ đạo khắc phục, khôi phục cung cấp dịch vụ viễn thông, mạng Internet để phục vụ công tác khắc phục sự cố sau bão, khôi phục hoạt động cung cấp điện, xăng dầu; đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt công tác truyền thông, cung cấp kịp thời các thông tin về hoạt động chỉ đạo khắc phục hậu quả bão số 3 của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương để tạo tâm lý an tâm, an toàn cho người dân và doanh nghiệp.

Đề nghị các Bộ, ngành (Quân đội, Công an) có phương án sẵn sàng cung ứng nhân lực, trang thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả của bão và sẵn sàng ứng phó với các tình huống phát sinh do mưa lũ sau bão (nếu cần).

Theo bản tin dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h00 ngày 8/9/2024: Bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Hồi 4 giờ ngày 8/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,2 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực phía Tây Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 7, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 10-15km/h.

- Phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa: Từ sáng ngày 08/9 đến sáng ngày 09/9, có mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến 20-50mm, có nơi trên 100mm; riêng khu vực vùng núi có mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm.

- Phía Tây Bắc Bộ: Từ sáng ngày 08/9 đến sáng 09/9, có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 350mm.

- Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Đến với bài thơ hay: Thiêng liêng 'Ngày khai trường'

Đến với bài thơ hay: Thiêng liêng 'Ngày khai trường'

Bài thơ: Ngày khai trường

Sáng đầu Thu trong xanh

Em mặc quần áo mới

Đi đón ngày khai trường

Vui như là đi hội

Gặp bạn, cười hớn hở

Đứa tay bắt mặt mừng

Đứa ôm vai bá cổ

Cặp sách đùa trên lưng

Nhìn các thầy, các cô

Ai cũng như trẻ lại

Sân trường vàng nắng mới

Lá cờ bay như reo

Từng nhóm đứng đo nhau

Thấy bạn nào cũng lớn

Năm xưa bé tí teo

Giờ lớp Ba, lớp Bốn

Tiếng trống trường gióng giả

Năm học mới đến rồi

Chúng em đi vào lớp

Khăn quàng bay đỏ tươi.

undefined

Bao nỗi niềm của những ngày Hè xa cách giờ ngồi lại bên nhau rôm rả giãi bày, rôm rả nhớ thương. Nỗi niềm ấy, không khí ấy được nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi thể hiện một cách đầy tinh tế qua bài thơ “Ngày khai trường” mà biết bao thế hệ học trò đã rất yêu mến.

Bài thơ bắt đầu với hình ảnh quen thân của một buổi sáng đầu Thu trong xanh, “em mặc quần áo mới” hớn hở đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Dường như tâm trạng tràn ngập niềm vui như đi dự hội đang hiện rõ trên từng ánh mắt, nụ cười của các cô cậu học trò. Những lời thơ miêu tả một cách đầy tự nhiên về không khí và tâm trạng của các em trong ngày đầu Thu đến lớp. Chợt như bắt gặp sự đồng điệu cảm xúc giữa những dòng thơ với cảm xúc của nhà văn Thanh Tịnh: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương Thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đương có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”, ngay trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ:

“Sáng đầu Thu trong xanh

Em mặc quần áo mới

Đi đón ngày khai trường

Vui như là đi hội”.

Góc sân trường, ghế đá hành lang, bóng râm nho nhỏ… Đâu đâu cũng có những mái đầu chụm lại sẻ chia kỷ niệm vui buồn của bao ngày xa vắng. Những ánh mắt vô tình bắt gặp giữa nắng vàng tươi đẹp, ngác ngơ, ngạc nhiên rồi vỡ òa vui sướng trong vòng tay thắt chặt tình yêu thương. Dường như cặp sách cũng vui vẻ hơn nên đang “đùa trên lưng” các em trong ngày đầu tiên của năm học mới.

Tác giả đã diễn tả rất trúng niềm vui của các cô cậu học trò trong khoảnh khắc gặp lại nhau sau những ngày Hè xa cách qua các cụm từ “tay bắt mặt mừng”, “ôm vai bá cổ”. Đó còn là khoảnh khắc “cười hớn hở” chan chứa niềm vui mà nhà thơ đã ghi lại một cách đầy chân thực:

Đứa tay bắt mặt mừng

Đứa ôm vai bá cổ

Cặp sách đùa trên lưng”.

Một trong những niềm vui, sự hồi hộp của các cô cậu học trò còn là khoảnh khắc được gặp lại thầy, cô giáo. Thầy cô luôn trẻ ra trong mắt học trò, nhất là ở khoảnh khắc ngày khai trường lung linh nắng mới. Có lẽ sự rạng ngời, hạnh phúc khiến thầy cô thêm trẻ trung hơn trong mắt học trò chăng? Hình ảnh “sân trường vàng nắng mới” thật đẹp. Nắng mới phủ vàng sân trường hay sân trường tô thêm màu nắng mới? Dường như là cả hai. Và “lá cờ bay” cũng khác mỗi ngày. Với biện pháp so sánh, hình ảnh lá cờ như cũng đang reo vui đón thầy cô, học trò trở lại trường học sau bao ngày xa vắng:

“Nhìn các thầy, các cô

Ai cũng như trẻ lại

Sân trường vàng nắng mới

Lá cờ bay như reo”.

Thầy cô thì “trẻ lại” còn các trò “bạn nào cũng lớn” khôn hơn. Nhà thơ đã ghi lại khoảnh khắc từng nhóm bạn “đứng đo nhau” một cách đầy vui vẻ, háo hức. Dường như có sự ngỡ ngàng của các bạn trước sự trưởng thành của chính mình. Sự lớn khôn ấy cũng đem lại thêm niềm vui, nụ cười cho chúng bạn. Và đó cũng là niềm vui, niềm hạnh phúc của những người lái đò thầm lặng. Cũng từ đây, dường như người đọc lớn tuổi sẽ cảm nhận được tuổi thơ của mình trong khổ thơ này một cách rất rõ:

“Từng nhóm đứng đo nhau

Thấy bạn nào cũng lớn

Năm xưa bé tí teo

Giờ lớp Ba, lớp Bốn”.

Nhưng có lẽ, khoảnh khắc “tiếng trống trường gióng giả” trong lễ khai giảng vẫn là thiêng liêng nhất đối với bao thế hệ học trò, trong đó có nhà thơ. Tiếng trống trường trong khoảnh khắc ấy vừa như lời giục giã vừa như niềm hân hoan khó tả thành lời. Tiếng trống làm rung rinh tán lá cây bàng, hàng phượng. Mấy tháng Hè buồn tênh giờ đây tiếng trống thổi vào hồn trường lớp không khí nô nức, náo nhiệt của tình cảm bè bạn, cô thầy. Tiếng trống trường thiêng liêng vang vọng. Những tháng Hè “Cái trống lặng im/ Nghiêng đầu trên giá”. Và để giờ đây khi nàng Thu sang, những bước chân tuổi mộng mơ tung tăng đến trường “trống mừng vui” đến độ kêu vang:

“Tùng! Tùng! Tùng! Tùng

Vào năm học mới

Giọng vang tưng bừng”.

Tiếng trống đầu năm bao giờ cũng có cái âm vang lắng sâu vào tâm hồn của học trò cũng như thầy, cô giáo. Chừng ấy thanh âm của tiếng trống thôi cũng khiến lòng người thêm bâng khuâng muốn quay về những ngày khai trường đầu tiên xa ngái… Có lẽ, như ý thức được điều đó, tiếng trống trường trong ngày khai giảng được thi nhân để vang bay trong khổ thơ cuối cùng của bài thơ:

“Tiếng trống trường gióng giả

Năm học mới đến rồi

Chúng em đi vào lớp

Khăn quàng bay đỏ tươi”.

Bài thơ khép lại với hình ảnh “khăn quàng bay đỏ tươi” của các em khi “đi vào lớp” với nhiều sức gợi. Đó có thể là hình ảnh các em học sinh với tâm trạng tươi vui, hồ hởi, quyết tâm cao trong năm học mới. Đó cũng có thể là hình ảnh của sự lạc quan, hi vọng vào nhiều điều tốt đẹp ở tương lai.

“Ngày khai trường” là bài thơ hay. Sự thành công trước hết của thi phẩm là ở việc nhà thơ đã khai thác được tứ thơ quen thuộc – khoảnh khắc thiêng liêng của ngày khai trường. Rộn ràng mà lắng đọng ấm áp, háo hức mà xúc động. Đọc bài thơ, độc giả cảm nhận được không khí từ phố phường đến những thôn bản xa xôi hẻo lánh, hình ảnh những tà áo trắng tinh khôi, âm vang rộn rã tiếng cười, vang bay tiếng trống trong ngày đầu Thu. Ngày khai trường đã đến cũng là lúc biết bao kỷ niệm đẹp đẽ của học trò, thầy cô cùng mái trường bắt đầu thắp lên…

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới

Thân ái gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các em học sinh, sinh viên, học viên và các bậc phụ huynh!

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2024 - 2025, tôi thân ái gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động đã và đang công tác trong ngành Giáo dục, cùng các em học sinh, sinh viên, học viên và các bậc phụ huynh những tình cảm thân thiết và những lời chúc tốt đẹp nhất.

undefined

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt và biểu dương các cháu học sinh là con liệt sỹ công an, con đỡ đầu Hội phụ nữ Công an, con nuôi Công an xã, con cán bộ, chiến sĩ đạt giải quốc gia, quốc tế năm học 2023-2024. Ảnh: TTXVN

Trong thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác Hồ đã viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Cố Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhấn mạnh trong cuộc gặp gỡ học sinh, sinh viên tiêu biểu xuất sắc ngày 3/11/2018: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh, nguyên khí mà suy thì đất nước yếu”.

Đảng, Nhà nước ta luôn xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đã và đang có những chính sách ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo. Năm học 2023 - 2024, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nền giáo dục nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương tinh thần thi đua, phấn đấu của thầy, trò cả nước, cũng như sự nỗ lực, cố gắng và những kết quả của toàn ngành Giáo dục, sự đồng hành, hỗ trợ của các bậc phụ huynh trong thời gian qua.

Năm học mới 2024 - 2025 là năm học đầu tiên thực hiện Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới ở tất cả các lớp từ lớp 1 đến lớp 12, tôi mong ngành Giáo dục cần tập trung thực hiện tốt chủ đề năm học đã đề ra là: “Đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng, đoàn kết kỷ cương”. Giáo dục và đào tạo cần tiếp tục hướng đến phát triển con người và hạnh phúc của con người, phát huy tối đa nhân tố con người, lấy con người làm trung tâm, chủ thể, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển, tạo nền tảng cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Với khí thế của năm học mới, tôi tin tưởng các em học sinh, sinh viên, học viên sẽ nỗ lực học tập, tu dưỡng, tiếp thu và làm chủ kiến thức, hình thành những năng lực cốt lõi, tạo dựng những khát vọng lớn lao để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Tôi mong các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục luôn tâm huyết, yêu nghề, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp cao quý của mình.

Tôi mong các bậc phụ huynh, vì tương lai con em chúng ta, phối hợp tốt với nhà trường, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong công tác giáo dục. Tôi đề nghị các ban, bộ, ngành Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền chăm lo hơn nữa sự nghiệp giáo dục bằng các quyết sách kịp thời, thiết thực và đúng đắn để các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh, sinh viên, học viên được giảng dạy, học tập trong một môi trường lành mạnh và đầy đủ các điều kiện để phát huy năng lực sáng tạo, thực hiện thành công công cuộc đổi mới của giáo dục nước nhà.

Chúc các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục và các em học sinh, sinh viên, học viên luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công và đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm học mới.

Mobile VerionPhiên bản di động